Viêm bao quy đầu ở trẻ em: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Nhiều người thường nghĩ rằng, bệnh viêm bao quy đầu chỉ xảy ra ở những nam giới trưởng thành. Nhưng trên thực tế, căn bệnh này có thể xảy ra ở những bé trai ở độ tuổi còn nhỏ. Viêm bao quy đầu ở trẻ em cần được phát hiện sớm và áp dụng cách điều trị phù hợp. Bởi nếu không nó có thể dẫn đến biến chứng hẹp bao quy đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật trong thời kỳ phát triển.

VIÊM BAO QUY ĐẦU LÀ GÌ?

Bao quy đầu là một lớp bao da mỏng bao bọc ở phần đầu dương vật nam giới. Lớp da này có chức năng bảo vệ quy đầu tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân có hại bên ngoài và giữ ẩm cho quy đầu.

Mỗi trẻ em nam khi sinh ra đời đều có lớp da bao quy đầu dính liền với dương vật. Theo thời gian, lớp da này sẽ dần bóc tách ra khỏi phần quy đầu và có thể co giãn linh hoạt, tuột lên tuột xuống.

Viêm bao quy đầu là một căn bệnh nam khoa rất phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc da quy đầu do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm. Nó gây ra hiện tượng sưng tấy, ngứa rát, đau nhức ở dương vật và những biến chứng nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm bao quy đầu có thể xảy ra ở cả những bé trai và nam giới trưởng thành. Đặc biệt, căn bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ xảy ra khá phổ biến. Và nó có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục của trẻ trong tương lai nếu không được chữa trị kịp thời.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM

Vì sao trẻ nhỏ bị viêm bao quy đầu? Đây là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo đó, bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em thường xảy ra do 2 nguyên nhân chính, bao gồm:

  • Bao quy đầu của trẻ “có vấn đề”:

Những bé trai có bao quy đầu dài hoặc hẹp thường rất dễ bị viêm bao quy đầu. Nguyên nhân là bởi khi phần bao quy đầu trùm kín hoặc bó chặt vào dương vật sẽ khiến các chất bẩn, nước tiểu tích tụ lại bên trong quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm… xâm nhập và phát triển dẫn đến viêm nhiễm bao quy đầu.

Ngoài ra, do lớp da bao quy đầu của trẻ khó để kéo xuống nên việc vệ sinh bên trong bao quy đầu gặp khó khăn. Khi trẻ vui chơi, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm ở ao, hồ, sông, suốt… thì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục và phát triển gây bệnh.

  • Cơ quan sinh dục của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ:

Có rất nhiều bé trai gặp phải tình trạng viêm bao quy đầu là do vấn đề vệ sinh cơ quan sinh dục không được đảm bảo thường xuyên, sạch sẽ. Điều này sẽ khiến các tác nhân có hại dễ bám trụ lại ở phần bao da quy đầu và gây viêm.

Đặc biệt, những trường hợp trẻ còn nhỏ, đóng bỉm thường xuyên mà bố mẹ không chú ý việc vệ sinh cho con thì cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm bao quy đầu.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ

Việc nhận biết các triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ rất quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp bố mẹ chủ động đưa trẻ đi điều trị sớm, tránh cho bệnh phát triển và gây ra nhiều sự nguy hại cho sức khỏe.

Những dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường gặp gồm:

  • Vùng bao quy đầu của trẻ bị sưng, tấy đỏ. Nếu ở mức độ nặng thì có thể sưng to, xuất hiện mủ.
  • Khi quan sát có thể thấy quanh lỗ tiểu có lớp bựa bẩn màu trắng đục
  • Trẻ bị đau buốt khi đi tiểu nên thường xuyên quấy khóc, la hét
  • Trẻ hay sờ, gãi vào cơ quan sinh dục do bị ngứa
  • Trẻ cảm thấy sợ hãi khi đi tiểu, có hiện tượng nhịn tiểu
  • Nước tiểu của trẻ có màu vàng đục, mùi khai, có thể lẫn máu

Trẻ nhỏ không thể tự nhận biết được các biểu hiện của bệnh viêm bao quy đầu. Nhưng khi mắc bệnh, phần lớn các bé thường có cảm giác đau đớn và sợ hãi trong mỗi lần đi tiểu. Bố mẹ cần chú ý đến hiện tượng này, không nên la mắng trẻ mà cần kiểm tra các trieuj chứng bệnh viêm bao quy đầu nếu có để chữa trị cho trẻ kịp thời.

TRẺ NHỎ BỊ VIÊM BAO QUY ĐẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trẻ bị viêm nhiễm bao quy đầu có sao không? Câu trả lời là có! Viêm bao quy đầu dù chỉ là tình trạng viêm nhiễm thông thường ở bao quy đầu, có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cả trong thời điểm hiện tại và tương lai của trẻ nhỏ:

  • Gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục:

Tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ nếu không được khắc phục sẽ có thể lây lan ngược dòng sang các cơ quan lân cận trong cơ quan sinh dục. Nó có thể dẫn tới tính trạng nhiễm trùng dương vật hay các bệnh lý khác như viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu… cho trẻ.

  • Gây dính bao quy đầu:

Phần bao da quy đầu của trẻ rất mỏng manh, khi bị viêm nhiễm, không được điều trị nó có thể khiến cho da bao quy đầu bị dính vào quy đầu và dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển dương vật của trẻ cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu tái phát.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh lý trong tương lai:

Tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ em nếu không được chữa trị triệt để, tái phát nhiều lần sẽ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của trẻ khi trưởng thành. Nhiều trường hợp do viêm nhiễm dương vật từ nhỏ nên dễ gặp phải tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương khi bước vào độ tuổi quan hệ tình dục.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau:

Khi bao quy đầu bị viêm nhiễm trong thời gian dài, chất dịch gây viêm trong bao quy đầu chảy ra nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng. Và điều này sẽ tác động đến khả năng sinh sản về sau của trẻ, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Bố mẹ cần lưu ý, khi trẻ có những biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám:

  • Trẻ quấy khóc khi đi tiểu
  • Phần đầu dương vật của trẻ bị sưng phồng không rõ nguyên nhân
  • Trẻ biếng ăn, bỏ ăn
  • Có các mảng bám trắng đục ở phần da quy đầu

ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO QUY ĐẦU CHO TRẺ BẰNG CÁCH NÀO?

Trẻ bị viêm bao quy đầu cần phải điều trị bằng phương pháp phù hợp. Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc về dùng cho trẻ khi chưa qua thăm khám. Bởi khi trẻ còn nhỏ, lớp niêm mạc da ở cơ quan sinh dục rất mỏng manh, nếu bạn dùng các loại thuốc không phù hợp, nó có thể gây kích ứng, dị ứng… Điều này có thể khiến cho bệnh tình của trẻ nặng hơn, thậm chí là gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Vậy, cần phải làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu? Tốt nhất, khi trẻ có các triệu chứng viêm bao quy đầu, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng ở bao quy đầu của trẻ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị viêm bao quy đầu cũng như tình trạng bệnh để tư vấn phác đồ chữa trị phù hợp.

Hiện nay, việc chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là các dạng thuốc có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau, chống sưng… Tùy vào tình trạng cụ thể của từng trẻ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ở dạng bôi, rửa hay uống. Bố mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.

Bên cạnh đó, với những trẻ bị viêm bao quy đầu do các chứng bệnh dài hoặc hẹp bao quy đầu gây ra. Bố mẹ nên áp dụng các cách chữa trị các bệnh lý này cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng viêm tái phát trở lại.

  • Với những trẻ dưới 8 tuổi: Bố mẹ có thể thực hiện phương pháp nong bao quy đầu hoặc dùng thuốc bôi giãn bao quy đầu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Với những trẻ trên 8 tuổi: Bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu để khắc phục triệt để tình trạng dài – hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, trước đó, trẻ vẫn phải điều trị viêm ổn định rồi mới tiến hành cắt bao quy đầu.

Song song với quá trình chữa viêm bao quy đầu, để giúp cho việc chữa bệnh đạt kết quả tốt hơn. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

  • Không cho trẻ sờ, gãi vào cơ quan sinh dục vì nó có thể gây ra những tổn thương, dễ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
  • Đảm bảo cho vùng kín của trẻ luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Nếu trẻ đã ở độ tuổi đi học thì bố mẹ cần dạy trẻ vệ sinh đúng cách.
  • Nếu trong quá trình điều trị bệnh, các triệu chứng viêm nhiễm không được cải thiện hoặc trở nên nặng nề. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay

CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM BAO QUY ĐẦU

Để ngăn chặn tình trạng viêm bao quy đầu xảy ra cho trẻ nhỏ. Bố mẹ cần phải chú ý đến việc chăm sóc hàng ngày cho trẻ, nhất là những vấn đề sau:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ thường xuyên bằng nước sạch. Chú ý làm sạch phần bên trong bao quy đầu, loại bỏ hết các chất bẩn tích tụ bên trong.
  • Không nên vệ sinh đầu dương vật của trẻ bằng tăm bông, xối nước mạnh vào cơ quan sinh dục hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.
  • Mặc cho trẻ các loại đồ rộng rãi, làm từ chất liệu mềm, cotton dễ thấm hút.
  • Với những trẻ đang cần dùng bỉm, bố mẹ cần thay bỉm cho trẻ thường xuyên. Không để trẻ dùng bỉm trong thời gian dài.
  • Không cho trẻ ngồi nghịch đất hay tắm rửa ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm như ao hồ, sông suối…
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm bao quy đầu ở trẻ em. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có cách nhận biết, phòng tránh và chữa trị cho trẻ hiệu quả. Ngoài ra, các bố mẹ cũng lưu ý nên cho trẻ đi khám chữa viêm bao quy đầu ở những cơ sở y tế uy tín và chất lượng để cho hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM