[ Tổng hợp ] Các vấn đề liên quan đến Trẻ bị sốt cha mẹ nên biết
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Trẻ bị sốt về đêm kèm thêm triệu chứng chân tay lạnh nhưng đầu nóng. Chắc chắn sẽ khiến cho cha mẹ lo lắng bất an. Có nhiều trường hợp sốt do trẻ mọc răng. Nhưng cũng có trường hợp trẻ bị sốt nhiều ngày; sốt phát ban không rõ nguyên nhân. Dù là nguyên nhân nào cũng khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc và bỏ ăn.
Trẻ bị sốt là như thế nào?
Trẻ bị sốt là hiện trạng thân nhiệt của bé từ 38 độ C trở lên. Hơn nữa nhiệt độ cơ thể trẻ có xu hướng tăng cao vào cuối buổi chiều, giảm đi vào buổi sáng sớm. Vì thế, để kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định xem trẻ có bị sốt hay không.
Nếu nhiệt độ của trẻ dưới 38 độ C thì không được tính là sốt. Bởi vì nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thời tiết nóng, trẻ mặc quá nhiều quần áo, vừa tắm nước ấm…
Sốt phát ban ở trẻ có đáng lo ngại?
Sốt phát ban ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một số chủng của Herpes virus. Sốt phát ban ở trẻ tuy là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu không được chăm sóc cũng như xử lý kịp thời. Trẻ có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trẻ bị sốt phan ban thường do các nguyên nhân như:
- Bị chấy rận cắn
- Do chuột cắn
- Trẻ có tiếp xúc với mò mạt trong bụi rậm
Khi bị sốt phát ban, trẻ thường có các triệu chứng như:
- Sốt cao trên 39,4 độ, sốt kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Trẻ bị ho, sổ mũi, viêm họng, nhức đầu
- Hạch bạch huyết viêm, sưng to
- Sau cơn sốt, các nốt phát ban thường xuất hiện trên da.
Phát ban thường lan rộng ở vùng ngực, bụng, lưng, cánh tay, cổ, thậm chí ở mặt. Sau vài giờ đến vài ngày, các nốt phát ban sẽ biến mất và không để lại vết tích nào trên da.
- Trẻ bị tiêu chảy nhẹ
- Trẻ chán ăn hay bỏ bữa
- Mí mắt của trẻ bị sưng
- Trẻ bị quấy khóc nhiều
Sốt phát ban ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, sởi, rubella… Do đó, để biết chính xác trẻ bị sốt phát ban hay do bị mắc các bệnh lý về da. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ sốt mọc răng có dấu hiệu nào?
Trẻ sốt mọc răng là một hiện tượng sốt rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây được coi là dấu hiệu đánh dấu sự phát triển của trẻ.
Hầu hết trẻ khi bị sốt mọc răng thường không sốt cao. Phần lớn trẻ sẽ hơi hầm hầm, bứt rứt, khó chịu. Những lúc như thế, cha mẹ sẽ thấy lợi của trẻ nhú lên những chiếc răng màu trắng.
Thông thường, trẻ từ tháng thứ 6 trở đi sẽ bắt đầu mọc răng. Một số trường hợp bé mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn vài tháng.
Khi bé mọc răng, bên cạnh triệu chứng sốt. Trẻ sẽ có các dấu hiệu khác đi kèm như:
- Quấy khóc
- Bú ít hơn
- Có thói quen gặm những đồ vật xung quanh do bị ngứa nướu răng
- Chảy nước bọt nhiều hơn
- Trằn trọc, khó ngủ
Trẻ sơ sinh bị sốt do đâu?
Theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ sơ sinh bị sốt rất nguy hiểm. Nếu như trẻ sơ sinh không phải bị sốt do: Phản ứng với tiêm chủng; Sốt vì mặc quần áo quá ấm hoặc dành quá nhiều thời gian bên ngoài khi thời tiết cao…Trẻ sơ sinh bị sốt là do mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi; nhiễm trùng đường tiết niệu; nhiễm trùng tai. Hoặc các nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như máu nhiễm khuẩn hay viêm màng não cũng có thể khiến trẻ bị sốt.
Khi bị sốt, trẻ thường có các triệu chứng:
- Trán nóng ấm,
- Trẻ sẽ trở nên khó tính hơn, hay cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn bình thường.
- Ngủ kém
- Bú kém
- Ít hoạt động
- Co giật
- Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
- Môi và má của trẻ sẽ hồng hơn bình thường hoặc có thể mặt sẽ bị tím.
- Chân tay lạnh trong nhiều giờ.
- Trẻ mệt mỏi, li bì, có thể xuất hiện các cơn lạnh run.
Khi phụ huynh thấy trẻ có các dấu hiệu trên đây. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức
Trẻ sốt về đêm xử lý thế nào?
Trẻ em sốt về đêm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế khi trẻ bị sốt cha mẹ phải lập tức tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách:
- Đo thân nhiệt của bé thường xuyên. Buổi tối cứ 15 phút đo thân nhiệt cho bé 1 lần. Ban ngày 30 phút đo một lần.
Nếu nhiệt độ cơ thể bé khoảng 37, 38 độ. Cha mẹ nên dùng khăn ấm chườm cho trẻ để hạ sốt.
Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ tăng quá cao rên 38,5 độ. Cha mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt hoặc miếng cao dán hạ sốt
Trường hợp trẻ sốt cao liên tục. Cha mẹ vừa dùng thuốc uống hoặc thuốc nhét hậu môn để hạ sốt. Bên cạnh đó, cha mẹ lau người cho trẻ bằng khăn ấm.
Lưu ý, không được dùng nước lạnh hay đá để chườm lạnh cho bé. Nên dùng nước ấm để làm hạ thân nhiệt cho bé.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi đi ngủ. Giúp việc tiết mồ hôi được diễn ra tốt hơn.
- Nên giữ trẻ trong phòng thông thoáng, không bí bách.
- Ba mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước.
- Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất.
- Không được cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt không rõ nguồn gốc
- Ba mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ để có thể chọn cho bé loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
- Trường hợp trẻ sốt về đêm liên tục nhiều ngày. Cha mẹ mẹ cần đưa bé tới gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay. Tuyệt đối không chủ quan.
- Trong nhiều trường hợp trẻ sốt cao kèm theo cơn co giật. Cha mẹ phải lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Ba mẹ không được vỗ lưng trẻ khi trẻ bị co giật.