Trầm cảm sau sinh – Vấn đề nghiêm trọng phụ nữ cần chú ý

Tham vấn y khoa:

5/5 - (5 bình chọn)

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh tâm lý phổ biến xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh con. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tâm lý kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Có nhiều trường hợp, người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đã tự hủy hoại cuộc đời của mình và tước đi mạng sống của đứa con vừa chào đời.

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (PDD) là tình trạng rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và hành vi ở người phụ nữ sau khi sinh con. Họ thường suy nghĩ tiêu cực, cáu gắt, mệt mỏi, lo lắng nhiều vấn đề trong cuộc sống. Theo kết quả nghiên cứu thống kê, có khoảng 15% người phụ nữ được xác nhận là trầm cảm trong 3 tháng đầu sau sinh và 25% trong 12 tháng sau sinh. 

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng; có thể tự khỏi hoặc cần phải điều trị. Trường hợp bệnh không được điều trị có thể dẫn tới người mẹ không làm chủ được hành vi, có những hành động làm tổn thương bản thân, thậm chí có thể chọn cách giải thoát bằng việc kết thúc sinh mạng của mình và đứa trẻ.

tram-cam-sau-sinh-la-the-nao

Các mức độ của trầm cảm sau sinh

Theo các chuyên gia tâm thần học, trầm cảm sau sinh trải qua nhiều mức độ và giai đoạn khác nhau. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc, ủ rũ (còn được gọi là hội chứng Baby blues), sau đó đến trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression) và nặng nhất là rối loạn tâm thần (Postpartum Psychosis).

Baby blue

Khoảng 30 – 80% phụ nữ sau sinh mắc Baby blue. Người mẹ có biểu hiện lo lắng, khóc, ủ rũ, mất ngủ, buồn bã nhưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, từ 3 – 10 ngày. Tình trạng này vẫn chưa gọi là bệnh và không cần điều trị.

Giai đoạn này, người mẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, nhận được sự quan tâm từ người chồng và các thành viên trong gia đình và bạn bè hoặc kết nối với nhiều bà mẹ khác. Nếu các triệu chứng của Baby blue kéo dài trên hai tuần thì khả năng cao người mẹ đã mắc trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression)

Trầm cảm sau sinh có xu hướng phát triển sau 3 tuần đầu sau sinh và kéo dài. Trong đó, rối loạn cảm xúc (Mood Disorders) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất. Nếu không được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể tiến triển trở thành hội chứng loạn thần sau sinh.

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis)

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh đôi khi còn được gọi là loạn thần sản khoa hoặc là trầm cảm loạn tâm thần sau sinh. Hội chứng này rất hiếm gặp, có 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ, tương ứng với 0,1%.

Hội chứng dễ gặp ở những phụ nữ có tiền sử hoặc người thân trong gia đình mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Hầu hết các trường hợp sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau sinh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. 

Với những người có hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh đòi hỏi bắt buộc phải được điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để điều trị nội trú. 

muc-do-tram-cam-sau-sinh

Những ai có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh?

Bất kể người phụ nữ sau sinh nào đều có khả năng bị trầm cảm. Tuy nhiên, những người phụ nữ nằm trong các trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn:

  • Mang thai khi còn quá trẻ;
  • Mâu thuẫn về việc mang thai;
  • Gia đình có người bị rối loạn tâm thần;
  • Trải qua một sự kiện cực kỳ căng thẳng, chẳng hạn như mất việc làm hoặc khó khăn tài chính hay khủng hoảng sức khỏe;
  • Trẻ sinh ra phát hiện dị tật, gặp nhiều vấn đề sức khỏe;
  • Sống một mình hoặc không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, đặc biệt là người chồng
  • Xung đột hôn nhân, bạo lực gia đình;
  • Thiếu ngủ vì thức đêm chăm con dài ngày; 
  • Lo ngại về ngoại hình, tăng cân mất kiểm soát,…

doi-tuong-de-tram-cam-sau-sinh

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ tác động tới chính bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng tới đứa bé và gia đình. Cụ thể:

  • Đối với người mẹ

Trầm cảm khiến người phụ nữ không có khẩu vị ăn uống, thường xuyên mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, cáu gắt. Thời gian dài khiến cơ thể người mẹ bị thiếu dinh dưỡng, người gầy gò, thiếu sức sống. Thậm chí bệnh có thể thể phát triển thành rối loạn tâm thần.

Nguy hiểm hơn, người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nặng thường hay có suy nghĩ tự tự. Điển hình như, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một sản phụ trẻ sau khi sinh con đầu lòng 13 ngày có biểu hiện trầm cảm nặng tới mức tự cầm dao rạch bụng để tự sát. Bệnh nhân không thiết tha ăn uống, cảm thấy khó chịu mỗi khi nghe tiếng con khóc.

  • Đới với đứa bé

Người phụ nữ bị trầm cảm thường không có tâm trí để quan tâm, chăm sóc tới con của mình. Thậm chí, họ còn có thể làm tổn thương đến người con mà mình mang nặng đẻ đau 9 tháng mười ngày. Họ có thể dùng tay cấu véo gây ra những vết bầm tím, hay quăng mạng con xuống giường,….

  • Đối với gia đình

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không thiết tha chăm sóc gia đình, con cái, thường xuyên cáu gắt, khiến cho gia thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã, không khí gia đình không còn ấm áp. Điều này đe dọa trực tiếp tới hạnh phúc hôn nhân gia đình.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo trầm cảm sau sinh, nữ giới nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe và mái ấm gia đình.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Triệu chứng ban đầu của bệnh trầm cảm sau sinh thường không quá rõ rệt, dễ bị bỏ qua. Chỉ khi người bệnh có những hành động dại dột, làm hại đến sức khỏe của bản thân hay người con thì mới phát hiện.

Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm sau khi sinh là cách để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi những tác hại của trầm cảm. Một số biểu hiện của trầm cảm sau sinh cần chú ý:

  • Thay đổi cảm xúc, tâm trạng;
  • Thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi, ủ rũ;
  • Dễ cáu gắt, khó chịu và tức giận;
  • Mất ngủ triền miên, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều;
  • Bồn chồn không yên, không thể ngồi yên một chỗ mà phải đi lại;
  • Không muốn ăn uống, mất khẩu vị, quên ăn hoặc muốn ăn để xả stress nhưng lại sợ tăng cân;
  • Không thấy hứng thú hay niềm vui với bất cứ cái gì, ngay cả đối với những thứ ngày xưa thích ;
  • Không có hứng thú với con hoặc cảm thấy đứa bé dường như không phải là con của mình;
  • Không có hứng thú quan hệ tình dục;
  • Khóc nhiều;
  • Ít nói chuyện, xa lánh gia đình và bạn bè;
  • Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm hoặc lặp lại;
  • Giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định;
  • Suy nghĩ mình không phải là một người mẹ tốt;
  • Suy nghĩ muốn làm tổn thương bản thân hoặc đứa con;
  • Có ý định tự sát hay giết con;
  • Lo lắng quá mức về các vấn đề xung quanh như.

trieu-chung-tram-cam-sau-sinh

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể kết luận được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là chứng bệnh về tâm lý. Tuy nhiên, có thể kết đưa ra một vài nhóm nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh trầm cảm sau sinh. Đó là nhóm về thay đổi nội tiết tố, tiền sử rối loạn tâm lý, cảm xúc, đời sống,…

  • Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi

Khi mang thai, nồng độ Estrogen và Progesterone sẽ tăng cao. Còn sau khi sinh thì nồng độ 2 hormone này sẽ giảm xuống một cách đột ngột. Sự sụt giảm này khiến tâm lý của nữ giới thay đổi, từ đó có thể dẫn tới trầm cảm. Điều này tương tự với sự thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

  • Có bệnh sử bị rối loạn tâm lý

Trầm cảm sau sinh có nguy cơ tái phát cao với tỷ lệ là 20-68%. Vì thế, những người phụ nữ từng bị trầm cảm sau sinh trước đó cũng sẽ có khả năng mắc bệnh ở lần sinh tiếp theo. Ngoài ra, những người đang mắc và điều trị trầm cảm sẽ dễ mắc trầm cảm sau sinh hơn người bình thường.

  • Yếu tố đời sống, kinh tế

Điều kiện kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình, không có sự chia sẻ từ người chồng hay người thân trong gia đình, áp lực chăm sóc con…sẽ làm gia tăng cảm xúc tiêu cực từ người phụ nữ. Thời gian dài rất dễ dẫn tới tình trạng trầm cảm sau sinh.

  • Yếu tố cảm xúc

Sau sinh, cơ thể của người phụ nữ sồ sề,việc chăm con khiến người phụ nữ không có thời gian làm đẹp cho bản thân. Dẫn tới họ dần mất tự tin, cảm thấy lo lắng, có suy nghĩ chồng ngoại tình. Suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, việc con quấy khóc đêm khiến người mẹ bị mất ngủ. Lâu dài, người mẹ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng – khởi nguồn của bệnh trầm cảm sau sinh. 

Bệnh trầm cảm sau sinh có chữa được không?

Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa được và đem lại kết quả tốt nếu như thực hiện điều trị sớm. Đề điều trị trầm cảm sau sinh có thể dùng thuốc, hoặc kết hợp liệu pháp tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý trị liệu

Người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp tương tác hoặc ECT

Với liệu pháp hành vi nhận thức, bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận ra và thay đổi dần dần những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình. Còn liệu pháp tương tác, bác sĩ giúp những người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.

Liệu pháp tâm lý trị liệu có thể được dùng đơn lẻ trong trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nhẹ. Còn với trường hợp nặng, có thể được điều trị kết hợp với sử dụng thuốc.

Dùng thuốc

Thuốc được kê toa có thể là thuốc an thần (đối với những trường hợp trầm cảm do mất ngủ) hoặc thuốc chống trầm cảm theo phác đồ riêng. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng cân bằng các chất trong não, giúp bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau một thời gian sử dụng nếu thấy không hiệu quả, hoặc cảm thấy khó chịu, bạn nên gặp và trao đổi với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Quá trình điều trị bệnh có thể kéo dài từ 1 – 6 tháng, thậm chí là hơn, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. 

thuoc-tram-cam-sau-sinh

Điều trị shock điện (ECT)

Nếu hai phương pháp điều trị trên không đem lại hiệu quả như ý, bác sĩ có thể gợi ý điều trị shock điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sự kích thích điện có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não, từ đó giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu hay ECT thì sự quan tâm, chia sẻ từ người chồng và những người xung quanh đóng vai trò không nhỏ vào hiệu quả điều trị bệnh, giúp người phụ nữ có động lực để vượt qua trầm cảm sau sinh. Theo đó, gia đình nên động viên, hỗ trợ và chắc chắn người mẹ đang tiến hành điều trị trầm cảm. Đồng thời, thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ.

Đặc biệt, người bệnh cũng cần tin tưởng mình sẽ tốt hơn, kiên nhẫn điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Hãy thư giãn, đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu thì căn bệnh trầm cảm sẽ nhanh khỏi.

Biện pháp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh là việc hết sức cần thiết, đặc biệt là với những người phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh. Để làm được điều này, nên chú ý những điều sau:

  • Tham gia các khóa học tiền sản hoặc kết bạn với những phụ nữ mang thai khác để chia sẻ kiến thức, tinh thần chuẩn bị đón con.
  • Với những người có tiền sử thì có thể trao đổi và nhận lời tư vấn từ bác sĩ tâm lý khi mang thai
  • Yêu cầu giúp đỡ từ người chồng trong việc chăm sóc con để có thể dành nhiều thời gian để chợp mắt, phục hồi tinh thần lẫn thể lực
  • Không quá áp lực về việc chăm con
  • Tăng cường trao đổi với bạn bè, người thân để tránh có những suy nghĩ tiêu cực

tu-van-tram-cam-sau-sinh

Trên đây là những thông tin quan trọng phu-khoa.com cung cấp cho bạn về bệnh trầm cảm sau sinh. Có thể nói trầm cảm sau sinh là kẻ giết người thầm lặng. Vì vậy, hãy dành nhiều sự quan tâm đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.

5/5 - (5 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM