TOP 10 Cây Thuốc Chữa Dạ Dày Được Dùng Nhiều

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày… đều là những bệnh lý về dạ dày phổ biến, hay xảy ra ở những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.Trong khi nhiều người lựa chọn thuốc tây để điều trị nhanh chóng, thì xu hướng tìm đến cây thuốc chữa dạ dày từ tự nhiên lại đang ngày càng được ưa chuộng vì tính an toàn, lành tính và phù hợp với điều trị lâu dài.
Vậy đâu là những cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả được sử dụng phổ biến trong dân gian? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Top 10 cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả được tin dùng
1. Nghệ vàng – Kháng viêm, làm lành vết loét
Nghệ vàng chứa curcumin – hoạt chất nổi tiếng với khả năng chống viêm, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày và kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, nghệ còn giúp tăng tiết chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày, tạo một lớp màng bảo vệ, tránh sự tấn công của vi khuẩn hoặc dịch vị.
Đây là cây thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng được đánh giá cao cả trong đông y lẫn tây y.
Dùng nghệ vàng để chữa bệnh dạ dày không khó. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
Uống tinh bột nghệ pha với mật ong mỗi sáng
-
Cho tinh bột nghệ vào cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
-
Tiếp theo, cho mật ong vào và khuấy tiếp cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.
-
Uống ngay khi còn ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy (trước ăn 20–30 phút).
Nghệ tươi nấu nước uống:
-
Bước 1: Rửa sạch, thái lát 20g nghệ tươi
-
Bước 2: Đun với 300ml nước trong 10 phút
-
Bước 3: Lọc lấy nước uống 2 lần/ngày trước ăn
2. Cam thảo – Giảm axit, chống viêm, lành tính với dạ dày
Cam thảo có khả năng làm dịu niêm mạc, trung hòa acid dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng nóng rát, ợ chua – những triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất glycyrrhizin – thành phần chính trong cam thảo có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau và thúc đẩy quá trình phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. Đặc biệt, cam thảo còn có tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ tiêu hóa, nên rất thích hợp cho người bị đau dạ dày kéo dài, viêm dạ dày mạn tính hoặc có cơ địa yếu. Vì vậy, đây là một cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến trong nhiều bài thuốc cổ truyền.
Bạn có thể uống nước cam thảo để chữa bệnh dạ dày:
-
Bước 1: Lấy 10g cam thảo khô
-
Bước 2: Rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 400ml nước
-
Bước 3: Đun sôi 15 phút, chia làm 2 lần uống trong ngày
-
Uống sau ăn khoảng 30 phút
3. Lá mơ – Giảm đầy hơi, tiêu thực tốt
Trong y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng nhẹ, tính mát, rất tốt cho người hay bị đầy bụng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Với người bị viêm dạ dày – đặc biệt là thể có triệu chứng chướng bụng, ợ hơi, ăn không tiêu – lá mơ giúp giảm nhanh tình trạng đầy chướng nhờ khả năng tăng co bóp và bài tiết dịch tiêu hóa một cách điều độ.
Ngoài ra, trong lá mơ còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tổn thương do acid.
Cách dùng lá mơ hỗ trợ chữa bệnh dạ dày:
-
Bước 1: Hái 20 lá mơ lông tươi, rửa sạch
-
Bước 2: Giã nát, vắt lấy nước cốt
-
Bước 3: Uống trực tiếp vào buổi sáng, trước ăn 30 phút
Ngoài uống nước, bạn có thể ăn sống lá mơ lông như rau trong các bữa ăn.
4. Chuối hột (chữa viêm loét tá tràng)
Thành phần chứa nhiều tinh bột, tanin và pectin trong chuối hột có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hấp thu acid dư thừa và làm se lại những ổ viêm. Chuối hột cũng giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và đau bụng âm ỉ do viêm dạ dày gây ra. Ngoài ra, loại quả này còn giúp làm sạch đường ruột và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, là cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
Bạn có thể pha bột chuối hột với nước ấm uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm loét tá tràng. Cách thực hiện:
-
Bước 1: Thái lát mỏng chuối hột xanh
-
Bước 2: Phơi khô hoặc sấy cho giòn
-
Bước 3: Tán thành bột mịn, bảo quản nơi khô ráo
-
Bước 4: Mỗi lần uống 1 muỗng bột chuối hột pha với nước ấm
5. Lá khôi tía
Lá khôi được biết đến là vị thuốc quý trong điều trị bệnh dạ dày nhờ chứa hoạt chất tanin và glucosid. Hai thành phần này có tác dụng làm se vết loét, giảm tiết dịch vị, chống viêm và giúp niêm mạc dạ dày hồi phục nhanh hơn.
Cách dùng lá khôi tía chữa bệnh dạ dày không quá phức tạp. Bạn toàn toàn có thể dễ dàng thực hiện:
-
Bước 1: Chuẩn bị 20g lá khôi tía khô
-
Bước 2: Sắc với 500ml nước, đun lửa nhỏ 15 phút
-
Bước 3: Chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn chính
6. Gừng tươi
Nhờ đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, gừng giúp giảm co thắt, giảm cảm giác buồn nôn và hỗ trợ điều hòa nhu động ruột. Gừng còn có tác dụng làm ấm đường tiêu hóa, kích thích lưu thông máu, từ đó giúp dạ dày hoạt động trơn tru hơn, đặc biệt hiệu quả khi uống vào buổi sáng hoặc khi có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, người có bệnh lý liên quan đến nóng trong hoặc xuất huyết tiêu hóa nên dùng gừng cẩn trọng.
Bạn có thể dùng gừng tươi chữa bệnh về dạ dày như sau:
-
Bước 1: Gọt vỏ 3–4 lát gừng tươi
-
Bước 2: Đun sôi với 200ml nước trong 5 phút
-
Bước 3: Uống như trà gừng vào buổi sáng hoặc khi đau bụng
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều trong ngày
7. Cây chè dây
Nhờ chứa nhiều flavonoid và tanin tự nhiên, chè dây có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp làm sạch niêm mạc dạ dày, giảm sưng viêm, tiêu viêm và hỗ trợ làm lành tổn thương. Ngoài ra, trà từ chè dây còn giúp dễ ngủ, giải độc, giảm stress – một trong những yếu tố gây đau dạ dày mãn tính.
Dùng chè dây chữa bệnh dạ dày được thực hiện bằng cách:
-
Bước 1: Lấy 15–20g chè dây khô
-
Bước 2: Hãm với 500ml nước sôi như pha trà
-
Bước 3: Để 15 phút, uống 2–3 lần/ngày
8. Lá tía tô
Tía tô là loại cây gia vị có tính ấm, vị cay nhẹ, được biết đến với công dụng chữa cảm, tiêu đờm nhưng ít ai biết rằng tía tô cũng rất tốt cho dạ dày. Các hoạt chất có trong tía tô giúp giảm tiết acid dạ dày, từ đó giảm tình trạng ợ chua, trào ngược, nóng rát vùng thượng vị. Đồng thời, tinh dầu tía tô còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm dịu hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu sau ăn như đầy hơi, chướng bụng.
Bạn có thể dùng lá tía tố điều trị bệnh dạ dày bằng cách dùng làm rau sống, gia vị trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng để pha nước uống.
Cách pha nước lá tía tố chữa bệnh dạ dày:
-
Bước 1: Rửa sạch 15–20g lá tía tô tươi
-
Bước 2: Đun với 400ml nước, lọc lấy nước uống
-
Bước 3: Uống trước bữa ăn 30 phút
9. Cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm không chỉ nổi bật trong danh sách cây thuốc chữa dạ dày, mà còn được nhiều lương y khuyên dùng cho người mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Trong dạ cẩm chứa nhiều alcaloid và flavonoid – có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm và trung hòa dịch vị.
Bạn có thể dùng cây dạ cẩm pha nước uống hàng ngày để chữa bệnh về dạ dày:
-
Bước 1: Lấy 20g cây dạ cẩm khô (hoặc 30g tươi)
-
Bước 2: Rửa sạch, đun với 500ml nước đến khi còn 250ml
-
Bước 3: Chia 2 lần uống/ngày sau bữa ăn
10. Bạc hà (lá tươi hoặc khô)
Lá bạc hà chứa tinh dầu menthol có tác dụng làm mát, thư giãn các cơ trơn trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm co bóp quá mức, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Với người bị đau dạ dày do stress, thức ăn khó tiêu hoặc co thắt dạ dày, bạc hà sẽ giúp làm dịu nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạc hà còn giúp cải thiện hơi thở, giảm tình trạng ợ nóng, đầy bụng và buồn nôn. Do đó, bạc hà là cây thuốc chữa bệnh dạ dày được nhiều người áp dụng.
Cách dùng bạc hà để chữa bệnh dạ dày được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Hãm 5–7 lá bạc hà tươi với 200ml nước sôi
-
Bước 2: Đợi khoảng 10 phút, thêm 1 thìa mật ong nếu muốn
-
Bước 3: Uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa
Lưu ý khi dùng cây thuốc chữa bệnh dạ dày
Khi có ý định dùng cây thuốc chữa bệnh dạ dày, bạn nên lưu ý những điều sau:
1. Không tự ý thay thế thuốc Tây y nếu đang điều trị
-
Cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, phù hợp trường hợp bệnh mới khởi phát. Vì vậy, không thể thay thế hoàn toàn điều trị bằng Tây y.
-
Trường hợp đang điều trị bằng thuốc Tây, bạn không nên tự ý ngưng thuốc, chuyển sang dùng cây thuốc nam để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
-
Nếu đang dùng thuốc đặc trị (như kháng sinh, thuốc giảm acid…), nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp với cây thuốc.
2. Chọn đúng loại cây thuốc, đúng bộ phận dùng
Một số loại cây hay bộ phận của cây thuốc có thể chứa độc nếu dùng không đúng cách. Do đó, bạn hãy chọn đúng cây thuốc – đúng bộ phận thuốc cũng như cách dùng để tránh những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Ví dụ như, nghệ vàng dùng phần củ – chứa curcumin tốt cho dạ dày. Lá mơ lông dùng lá non – giúp giảm viêm.
3. Dùng với liều lượng phù hợp
Việc dùng quá liều cây thuốc không giúp bệnh nhanh khỏi mà có thể gây phản tác dụng: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ngộ độc,…Ví dụ: Uống quá nhiều nước lá khôi tía có thể làm hạ huyết áp đột ngột.
4. Không dùng cây thuốc lạ, chưa xác định công dụng rõ ràng
Có nhiều bài thuốc dân gian được truyền miệng nhưng chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng. Nên tránh dùng các cây không rõ nguồn gốc, dễ bị nhầm lẫn, nhiễm nấm mốc, tạp chất.
5. Không dùng lâu dài nếu không thấy hiệu quả
Nếu sau 2–4 tuần sử dụng mà không thấy cải thiện triệu chứng như ợ nóng, đau thượng vị, buồn nôn… thì nên đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể. Tránh để bệnh diễn tiến thành viêm loét, thủng dạ dày hoặc ung thư hóa.
6. Thận trọng với phụ nữ mang thai, cho con bú và người có bệnh nền
Một số cây thuốc có thể gây co bóp tử cung (như nghệ vàng), ảnh hưởng đến thai kỳ. Người có bệnh gan, thận, tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
7. Sơ chế đúng cách để tránh tồn dư độc tố
Nên rửa sạch, phơi khô (nếu dùng lâu), đun đúng thời gian, không nấu quá lâu hoặc dùng nước để quá lâu dễ nhiễm khuẩn. Tránh dùng cây bị héo úa, mốc, mọc gần nơi ô nhiễm (đồng ruộng phun thuốc, rác thải…).
8. Kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Cây thuốc chỉ hỗ trợ nếu bạn biết kết hợp kiêng đồ cay nóng, hạn chế rượu bia, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc và giảm stress.
Cây thuốc chữa dạ dày là lựa chọn tự nhiên, dễ áp dụng tại nhà, nhưng cần đúng cách – đúng liều – đúng người. Khi dùng sai, có thể không những không khỏi bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nên hãy thông minh khi dùng.