6 nhóm thuốc hạ huyết áp tốt nhất hiện nay – Lưu ý khi sử dụng

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa hiện nay, việc giữ ổn định huyết áp là rất quan trọng và cần được duy trì điều độ. Hiện nay, việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp là lựa chọn số 1 và đã trở nên phổ biến. Nhiều người thắc mắc khi huyết áp tăng uống thuốc gì để hạ huyết áp hay thuốc hạ huyết áp nào tốt nhất hiện nay? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để có những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn loại thuốc hạ huyết áp phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Tăng huyết áp là gì?

Trong y khoa, chỉ số huyết áp được coi là ổn định, bình thường sẽ là 120/80mmHg -140/90 mmHg. Khi chỉ số huyết áp của bạn vượt quá con số 140/90 mmHg, tức là bạn đang bị cao huyết áp.

Tăng huyết áp chính là hiện tượng chỉ số huyết áp tăng lên một cách bất bình thường so với huyết áp bình thường. Huyết áp tăng thường tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hiện tại, trong y khoa tăng huyết áp được phân loại thành hai dạng:

  • Tăng huyết áp tiên phát, thường chiếm 90 – 95% tổng số ca bệnh.
  • Tăng huyết áp thứ phát (Nghĩa là hiện tượng tăng huyết áp do các bệnh lý như hẹp động mạch chủ, hở nặng van động mạch chủ,… gây ra), những trường hợp này thường chiếm từ 5 -10 % tổng số ca mắc bệnh.

Thuốc là trong những biện pháp giúp những người thường xuyên bị tăng huyết kiểm soát huyết áp của mình ở mức ổn định.

tang-huyet-ap

Điều trị huyết áp bằng thuốc như thế nào?

Điều trị huyết áp bằng thuốc như thế nào cho hiệu quả, an toàn? người bệnh bắt buộc cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ huyết áp tăng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng đơn thuốc nào, liều lượng ra sao còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hiện tại, phác đồ sử dụng thuốc trị tăng huyết áp sẽ tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Liệu trình điều trị ban đầu sẽ chỉ dùng 1 loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp trước và tăng liều dần dần.
  • Nếu kết quả điều trị không có hiệu quả cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm 1 loại thuốc theo liệu trình kết hợp.
  • Trong trường hợp, thuốc ban đầu không có hiệu quả đi kèm các tác dụng phụ, bác sĩ sẽ chỉ định đổi sang nhóm thuốc khác mà không cần tăng liều hay dùng thêm thuốc.
  • Với bệnh tăng huyết áp, các chuyên gia khuyến cáo: người bệnh nên duy trì sử dụng thuốc đều đặn với liều lượng một lần/ngày.

dieu-tri-huyet-ap

Các loại thuốc hạ huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 6 nhóm thuốc thường được bác sĩ và các chuyên gia dùng để điều trị tăng huyết áp. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc nào đối với từng trường hợp cụ thể. 

Nhóm thuốc hạ huyết áp có tác dụng lợi tiểu

Nhóm thuốc này có cơ chế tăng tính bài tiết, giảm sự ứ đọng nước trong cơ thể và giảm sự cản trở của các mạch ngoại vi giúp cho huyết áp lưu thông tốt hơn. Nhóm này được dùng cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp và sẽ được chỉ định dùng kết hợp nếu bệnh huyết áp trở nên nặng hơn. Đây được đánh giá là nhóm thuốc hạ huyết áp cho người già tốt nhất hiện nay.            

Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương

Các hoạt chất trong thuốc có tác dụng ức chế  hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Do tác dụng lên hệ thần kinh, dễ gây trầm cảm và có hiệu quả không bền vững, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm huyết áp tăng vọt trở lại nên hiện nay nhóm này gần như không được sử dụng.

Nhóm thuốc chẹn beta

Với các hoạt chất có tác dụng ức chế thụ thể beta-giao cảm ở tim, mạch ngoại vi,  thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu. Chuyên gia khuyến cáo nhóm thuốc này không được dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp kèm thêm các bệnh lý về hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.

Nhóm thuốc hạ huyết áp đối kháng canxi

Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Đặc biệt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực và không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. Nicardipine tiêm tĩnh mạch là thuốc hạ huyết áp nhanh được chỉ định trong hầu hết các trường hợp khẩn cấp. 

Nhóm thuốc ức chế enzyme

Cơ chế của thuốc là ức chế một enzyme có tên là men chuyển angiotensin không hoạt động được sẽ không sinh ra angiotensin II – thủ phạm gây tăng huyết áp. Từ đó, sẽ làm giãn mạch và hạ huyết áp. Là nhóm thuốc được chỉ định khi người bệnh kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), tiểu đường (lợi tiểu, chẹn beta). Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có tác dụng phụ làm tăng kali huyết và gây ho khan.

Nhóm thuốc hạ huyết áp đối kháng angiotensin II

Angiotensin II là thủ phạm gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Do vậy, nhóm thuốc này có có chế đối kháng lại angiotensin II này để đưa huyết áp về chỉ số bình thường tương đương với các nhóm thuốc trên. Đặc biệt, tác dụng hạ huyết áp sẽ tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid. 

Bên cạnh đó, điểm mạnh của nhóm thuốc này là do không trực tiếp ức chế men chuyển nên không gây ho khan hay gây phù như các nhóm thuốc khác. Song nhóm này có thể gây chóng mặt, hoặc tiêu chảy. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

Trong điều trị tăng huyết áp khẩn cấp, cách xử lý phổ biến là cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp từ từ trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu hạ huyết áp quá nhanh, đột ngột ở bệnh nhân đang bị tăng huyết áp khẩn cấp thì sẽ gây thiếu máu não hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim.

cac-loai-thuoc-ha-huyet-ap

Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ huyết áp

Mặc dù, thị trường thuốc hạ huyết áp rất đa dạng nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bởi vấn đề sử dụng thuốc không hề đơn giản mà rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. 

Trong điều trị huyết áp, chỉ có bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định có nên thay thuốc điều trị hay không. Người bệnh tuyệt đối lưu ý mọi sự thay đổi về dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ và thay đổi như thế nào là do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. 

Một lưu ý quan trọng nữa mà người bệnh thường hay mắc phải là tự ý dừng thuốc khi thấy huyết áp đã ổn định trở lại vì e ngại uống thuốc hạ huyết áp lâu năm sẽ có hại. Điều này rất nguy hiểm vì có nhiều loại thuốc nếu đang dùng mà lại ngưng đột ngột sẽ khiến huyết áp tăng vọt. Ngược lại, có nhiều người với tâm lý lo xa lại có suy nghĩ uống thuốc hạ huyết áp trước để phòng tăng huyết áp hay tự ý đổi thuốc. 

Với vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa rất lo ngại. Bởi người bình thường uống thuốc hạ huyết áp sẽ khiến huyết áp bị ảnh hưởng bởi dược tính trong thuốc gây nhiễu tín hiệu tự nhiên của cơ thể, gây nên hiện tượng rối loạn huyết áp, vô cùng nguy hiểm. Trong khi đó, thuốc hạ huyết áp cho người già cũng được dùng rất thận trọng bởi đây là nhóm người không thể có nguy cơ hạ huyết áp xuống quá thấp. Bác sĩ sẽ cân nhắc chọn thuốc có tác dụng kéo dài để giảm số lần sử dụng thuốc.

Người bệnh tăng huyết áp cần tập cho mình thói quen uống thuốc đúng giờ và đều đặn mỗi ngày để tránh trường hợp quên thuốc, dẫn đến uống quá nhiều thuốc hạ huyết áp hoặc không uống. Điều này sẽ khiến huyết áp không ổn định và gây tác dụng phụ không mong muốn. 

Thuốc huyết áp có hiệu quả nhất khi người bệnh uống đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, cần phải uống đúng liều lượng và đúng giờ mỗi ngày để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu luôn đủ để kiểm soát huyết áp. 

Tất cả những hành động như: tự ý uống thuốc hạ huyết áp quá liều, ngừng uống, tự mua thuốc uống, tự ý đổi thuốc… đều gây nên các tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp. Nhẹ thì mất tác dụng của thuốc, nặng hơn có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người… 

luu-y-khi-dung-thuoc-ha-huyet-ap

Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ? 

Thông thường thuốc điều trị huyết áp có tác dụng giữ huyết áp ổn định trong vòng 24 giờ. Trường hợp bị tăng huyết áp cấp cứu, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch, có thể hạ huyết áp sau vài giờ, thậm chí chỉ vài phút tùy liều lượng và tình trạng bệnh nhân khi đó. 

Đối với các dạng thuốc viên có thể hạ huyết áp sau vài giờ. Với những người có thể trạng đáp ứng với thuốc kém, có thể sẽ phải đợi lâu hơn thuốc hạ huyết áp mới có tác dụng.

Với những bệnh nhân không đáp ứng thuốc hạ huyết áp bằng đường tiêm tĩnh mạch hay đường uống, bác sĩ cho dùng loại thuốc hạ huyết áp khẩn cấp ngậm dưới lưỡi. Mục tiêu là phải hạ huyết áp trong 2 giờ đầu không quá 25% mức huyết áp trung bình ban đầu và đạt mức huyết áp 160/100 mmHg sau 2-6 giờ. 

Biện pháp giúp hạ huyết áp nhanh chóng

Bên cạnh việc dùng thuốc hạ huyết áp, khi có những dấu hiệu tăng huyết áp như đau đầu dữ dội, mệt mỏi, nhịp tim không đều hoặc tức ngực, các bạn có thể áp dụng thực hiện ngay các biện pháp đơn giản sau để điều hòa lại huyết áp nhanh chóng:

  • Nằm thư giãn

Nằm nghỉ và thả lỏng cơ thể trong tư thế xác chết. Đây là một tư thế yoga có thể tác dụng giảm nhịp tim và giảm huyết áp đáng kể. Việc nghỉ ngơi thả lỏng ở tư thế này trong khoảng 10 – 20 phút sẽ giúp huyết áp của bạn được điều hòa tốt hơn. 

  • Uống 1 ly nước ấm từ từ

Khi bạn bị mất nước, thể tích máu trong cơ thể sẽ giảm nhưng ngược lại, sức ép trong mạch máu lại tăng lên, gây nên tăng huyết áp. Lúc này, bạn có thể uống 1 hoặc 2 ly nước lọc ấm. Điều này sẽ giúp bạn khôi phục lượng máu đầy đủ trong cơ thể và giảm huyết áp.

  • Nghe nhạc nhẹ nhàng và hít thở đều

Nghe nhạc nhẹ không lời với những giai điệu đều đều có thể giúp giảm hormone cortisol – một hormone gây căng thẳng – một trong những nguyên nhân khiến nhịp tim tăng dãn đến tăng huyết áp. Đặc biệt hơn nếu bạn kết hợp với hít sâu thở chậm thì hiệu quả của liệu pháp âm nhạc này lại càng tăng lên.

  • Bấm huyệt và massage khu vực cổ vai gáy và vuốt dọc tai 

Massage, day bấm huyệt những vị trí này sẽ giúp làm giảm căng cơ, giảm sức ép mạch máu ở cổ và giúp điều hòa lượng máu lên não, giúp hạ huyết áp dần dần. 

  • Ngâm chân trong nước nóng

Ngâm chân trong nước càng nóng càng tốt (tránh bị bỏng) có thể giúp các mạch máu ở chân giãn ra. Từ đó, máu dễ dàng lưu thông, chuyển xuống chân nhiều hơn, giảm sức ép lưu lượng máu ở các bộ phận khác, giúp huyết áp giảm xuống. 

ngam-chan-nuoc-am

Phòng ngừa cơn tăng huyết áp đột ngột

Theo các chuyên gia tim mạch, việc phòng ngừa, ngăn chặn cơn tăng huyết áp thứ phát có tác dụng hơn việc dùng thuốc hạ huyết áp nhanh. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì dùng thuốc điều trị huyết áp đúng chỉ định, người bệnh còn cần phải lưu ý: 

  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít chất béo, nhiều rau xanh và hạn chế muối, đường. 
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn theo trạng thái sức khỏe của bản thân.
  • Tập hít sâu, thở chậm kết hợp với thiền định hoặc yoga để thư giãn và giảm huyết áp.
  • Kiểm soát và luôn giữ cảm xúc ở mức ổn định nhất, tránh những cơn nóng giận hay xúc động mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng và giảm cân khi cần thiết. 
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… 
  • Ngủ đủ giấc. 
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, dễ gây thiếu máu não và tim cục bộ.
  • Uống đủ nước đảm bảo không bị thiếu nước, gây co mạch.

Đây là những kiến thức cơ bản nhưng đặc biệt cần thiết để có thể xử lý cơn tăng huyết áp khẩn cấp nhanh chóng, biết cách xử lý kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ về  tính mạng. Tuy vậy, tốt hơn hết, nên thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân cả khi không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường nào. Huyết áp cao là bệnh lý tiến triển âm thầm, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với hệ tim mạch và não bộ như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não…

ngu-du-giac

Hy vọng rằng bài viết trên đã nêu được đầy đủ những thông tin về thuốc hạ huyết áp. Nếu bạn muốn được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi giải đáp bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe, hãy ấn [TƯ VẤN TRỤC TUYẾN] để được giải đáp

5/5 - (5 bình chọn)
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ