Thai lưu là như thế nào? Nhận biết ra sao?
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Thai lưu, hay còn gọi là thai chết lưu, là biến cố thai kỳ không một người phụ nữ nào mong muốn. Với tình trạng này, không có một phương pháp y tế nào có thể cứu được tính mạng của trẻ. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa thai lưu là hết sức quan trọng với thai phụ.
Bị thai lưu là gì?
Hiện tượng thai lưu có rất nhiều định nghĩa. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Hoa kỳ), thai chết lưu được định nghĩa là thai chết trước hoặc trong khi sinh ở tuổi thai ≥ 20 tuần. Còn Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thai chết lưu là thai chết sau 28 tuần.
Thai chết lưu thưởng ở lại trong tử cung thời gian ngắn rồi bị đẩy ra khỏi tử cung của nữ giới. Thai chết ở độ tuổi càng cao thì thời gian lưu lại trong tử cung càng ngắn.
Có nhiều người nhầm lẫn giữa hai tình trạng sảy thai và thai chết lưu vì đều chỉ tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác biệt và có thể phân biệt qua độ tuổi thai nhi. Cụ thể, nếu thai chết ở sau tuần 20 thì gọi là thai chết lưu. Còn nếu thai chết ở trước tuần 20 thì gọi là sảy thai.
Căn cứ vào số tuần tuổi thai nhi, thai chết lưu được phân loại thành:
- Thai lưu sớm: Khi thai nhi được 20 – 27 tuần tuổi
- Thai lưu muộn: Khi thai nhi được 28-36 tuần tuổi
- Thai lưu đủ tháng: Khi thai nhi sau 37 tuần tuổi
Những đối tượng có nguy cơ bị thai lưu
Những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị thai lưu khi mang thai:
- Người phụ nữ mang bầu quá sớm hoặc quá muộn (mang thai dưới 15 tuổi hoặc sau 35 tuổi)
- Mẹ bầu mang 2 thai trở lên
- Phụ nữ thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất ma túy…
- Béo phì, thừa cân
- Phụ nữ đã có sẵn các bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, động kinh…
Cách nhận biết thai lưu
Cách nhận biết, chẩn đoán thai lưu chính xác nhất là kiểm tra nhịp tim thai hoặc siêu âm tim thai. Hầu hết trường hợp phát hiện thai lưu qua dấu hiệu này là do khám thai định kỳ hoặc khi thai phụ xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Thực tế nếu thai lưu xảy ra khi thai nhỏ, thai phụ thường rất khó nhận biết. Bởi triệu chứng không quá rõ ràng, đặc biệt là là giai đoạn đầu của thai kỳ. Dưới đây là các dấu hiệu thai lưu mà mẹ bầu cần lưu ý:
- Thai lưu có ra máu không? – Chảy máu âm đạo
Dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu (dấu hiệu thai lưu 6 tuần, thai lưu 7 tuần, thai lưu 8 tuần) mẹ bầu nên lưu ý là tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường. Thai chết lưu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong tử cung, làm vỡ nước ối, gây chảy máu âm đạo.
- Giảm đột ngột các chuyển động thai hoặc không có hiện tượng thai máy
Thông thường, từ tuần thứ 20 trở đi đã bắt đầu có thai máy nghĩa là, thai nhi đã có sự chuyển động trong bụng mẹ và thai phụ cũng có thể cảm nhận được chúng một cách dễ dàng. Chuyển động thai ở mỗi thai nhi và các thời điểm của thai kỳ là khác nhau. Thế nhưng, đây lại dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh.
Chuyển động thai thường tăng dần từ 20 tuần tuổi đến khoảng 32 tuần tuổi, sau đó giữ nguyên cho tới khi sinh. Bạn có thể kiểm tra chuyển động thai có bình thường hay không bằng việc đếm số lần thai đạp vào cùng thời điểm trong ngày, thường là vào lúc con bạn tích cực nhất. Sau đó, bạn có thể tính được mức độ di chuyển trung bình của bé.
Nếu chuyển động thai giảm đáng kể hoặc không hề cảm nhận được bất cứ chuyển động thai nào trong vòng 2 giờ trở lên, mẹ hãy đi khám sớm bởi đây rất có thể là dấu hiệu thai lưu. Do đó, dấu hiệu thai lưu 3 tháng giữa, dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng chuyển động thai giảm hoặc không có bất cứ chuyển động thai nào.
- Thai lưu có đau bụng không? – Đau bụng nhẹ đến nặng
Hiện tượng đau bụng cũng thường xuất hiện ở những thai phụ bị thai chết lưu, nhất là khi thời gian chết lưu lâu và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra, sản phụ cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo thai lưu khác như đau lưng dữ dội; sốt cao; chóng mặt; vòng 1 giảm kích cỡ; bụng co cứng, nặng nề.
Lý giải vì sao bị thai lưu
Theo bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản Tạ Thị Hồng Duyên, nguyên nhân bị thai lưu có thể xuất phát từ người mẹ hoặc do thai nhi và cũng có thể do các phần phụ. Thậm chí có một số trường hợp, bác sĩ không thể xác định được tình trạng thai chết lưu là do đâu. Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, có khoảng 1/4 ca thai lưu không tìm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Thai lưu do người mẹ
- Tiền sản giật hoặc sản giật
- Chấn thương
- Các rối loạn huyết khối mắc phải
- Tiểu đường nếu không kiểm soát được
- Rối loạn tuyến giáp
- Béo phì bệnh lý (chỉ số khối cơ thể [BMI] ≥ 40 kg/m2)
- Lạm dụng chất kích thích
- Sử dụng thuốc lá
- Nhiễm khuẩn huyết
Thai lưu do thai nhi
- Bất thường nhiễm sắc thể
- Rối loạn gen đơn
- Dị tật bẩm sinh chính (đặc biệt là tim hoặc não)
- Suy giảm tiểu cầu do đồng miễn dịch
- Thiếu máu đồng miễn dịch bào thai hoặc thiếu máu di truyền
- Phù thai không do miễn dịch
- Nhiễm trùng
Thai lưu do rau thai
- Nhau bong non
- Nhiễm trùng ối (viêm màng ối)
- Xuất huyết mẹ – thai nhi
- Truyền máu đôi trong song thai
- Các tai nạn dây rốn (ví dụ, sa dây rốn, nút thắt)
- Thiếu máu tử cung
- Mạch máu tiền đạo
Biết được nguyên nhân thai chết lưu sẽ giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa nguy cơ. Đồng thời, việc xác định chính xác nguyên nhân khiến thai lưu có tác dụng làm giảm nguy cơ thai lưu cho lần mang thai tiếp theo.
Bị thai lưu phải làm sao
Thai chết lưu có cứu được không? Như đã chia sẻ ở trên, thai lưu là tình trạng thai chết trong thời kỳ mang thai hoặc trong khi sinh. Điều này có nghĩa là thai đã chết, không thể cứu sống được nữa nhưng vẫn cần phải đưa thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thai chết lưu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây rách màng ối. Vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào dạ con và buồng ối gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ. Hơn nữa, thai chết lưu trong dạ con quá lâu có thể gây ra chứng rối loạn đông máu ở sản phụ, gây băng huyết nặng, đe dọa trực tiếp tới đến sức khỏe và cả tính mạng của người phụ nữ.
Vậy người phụ nữ cần làm gì khi bị thai lưu?
- Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Khi có các triệu chứng thai lưu người phụ nữ nên sớm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương án xử lý thích hợp. Sau khi được chẩn đoán thai lưu, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi thai nhi, tình trạng sức khỏe của thai phụ để tư vấn cách xử trí phù hợp.
Theo đó, các phương pháp xử trí thai lưu gồm có gây sảy thai, gây chuyển dạ, gắp thao hoặc nạo hút thai lưu. Song song với đó, bệnh nhân cũng sẽ được điều trị chống nhiễm trùng chống đông máu.
- Chăm sóc cơ thể sau điều trị
Sau khi điều trị, nữ giới cũng cần chăm sóc cơ thể, tương tự như sanh con để hồi phục nhanh chóng. Nữ giới nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng.
Phụ nữ mang thai sau điều trị thai lưu nên ăn gì? Nữ giới nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Protein ( có nhiều trong thịt bò nạc, thịt lợn nạc, gan động vật, cá, trứng, sữa, ngũ cốc,….), giàu Vitamin (rau dền, rau ngót, bông cải xanh, cà chua, bí đỏ, các loại trái cây…), giàu acid Folic (măng tây, đậu bắp, loại rau có màu xanh đậm…).
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày, người phụ nữ cũng nên tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn để có thể hồi phục nhanh hơn.
Đồng thời, nữ giới cũng nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi cơ thể khôi phục hoàn toàn. Khi có thể quay lại sinh hoạt vợ chồng, nên dùng biện pháp tránh thai, tránh có thai ít nhất 3 tháng kể từ khi điều trị thai lưu.
Cách phòng ngừa nguy cơ thai lưu
Bất cứ một người mẹ, người ba nào đều mong muốn con mình có thể chào đời một cách an toàn. Vì vậy, tình trạng thai chết lưu là nỗi đau khôn nguôi của các cặp vợ chồng khi không may rơi vào hoàn cảnh này. Khi thai chết lưu, bạn hoàn toàn không có cách nào để cứu con mình được. Nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ thai lưu xuống thấp nhất. Một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa thai lưu và có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn:
Trước khi mang thai
- Người phụ nữ nên đi khám tiền hôn nhân để kiểm tra các bệnh về rối loạn tâm thần, bệnh di truyền (hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư, rối loạn đông máu Thallasemia,…), bệnh truyền nhiễm.
- Những người phụ nữ mắc các bệnh lý nội khoa, mạn tính như: thận, tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… thì nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh thật tốt.
- Đối với thai phụ có tiền sử thai chết lưu cần thiết xác định được nguyên nhân trước khi mang thai lại. Khi có dấu hiệu mang thai thì cần đi khám càng sớm càng tốt
- Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
- Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên giảm cân trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Trong quá trình mang thai
- Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời, bác sĩ có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu
- Xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng.
- Tăng lượng hấp thu axit Folic khi mang thai để làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Tránh xa khói thuốc lá, không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích
- Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ bằng cách tham gia các bài tập thấp đến trung bình, nếu được bác sĩ khuyên dùng.
- Kiểm tra và quản lý tăng huyết áp và tiểu đường
- Theo dõi chuyển động của thai nhi. Nếu nhận thấy tần suất thai nhi chuyển động bị giảm đi đến gặp bác sĩ ngay lập tức
- Hãy cẩn thận khi đi lại để tránh tai nạn, vấp ngã
- Nên đi dép đế bằng thay vì đi cao gót
- Thắt dây an toàn khi đi xe hơi
- Nên tự nấu tại nhà nhằm đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
- Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường nên đi khám bác sĩ ngay
Bị thai lưu có mang thai được nữa không?
Với những người phụ nữ có tiền sử bị thai lưu, thì bị thai lưu có mang thai được nữa không là mối quan tâm của đa số chị em, nhất là những người mới mang thai lần đầu tiên. Giải đáp băn khoăn này, thai chết lưu ở lần mang thai trước ít gây ảnh hưởng tới lần mang thai sau.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng, nếu thai bị chết lưu ở lần này thì lần mang thai sau, thai nhi sẽ phát triển rất khỏe mạnh. Trung bình, ở thai phụ có tiền sử bị thai lưu thì cơ hội mang thai và sinh con thành công trong tương lai là trên 90%.
Tuy nhiên, mẹ bầu không được chủ quan. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, thăm khám kỹ trước khi mang thai tiếp. Trường hợp đã mang thai, hãy thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời, phát hiện sớm những bất thường để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Mang thai là một niềm hạnh phúc, tô vẽ thêm cho cuộc sống đầy sắc màu. Do đó, hãy trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để trải qua một kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh.
Việc tìm hiểu, nắm vững các thông tin về thai chết lưu là hết sức cần thiết và quan trọng đối với người phụ nữ chuẩn bị hoặc đang mang thai. Hy vọng qua bài viết này chị em có thể nắm rõ được về tình trạng thai chết lưu để có thể phòng ngừa và xử trí kịp thời nếu không may xảy ra tình trạng này.