Sùi mào gà phát triển khi nào?
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Sùi mào gà là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào cơ thể, tốc độ phát triển của sùi mào gà sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sức đề kháng, cơ địa, tình trạng sức khỏe, bệnh lý tiềm ẩm… Nắm được chính xác thời gian sùi mào gà phát triển khi nào sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện và chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Sùi mào gà, căn bệnh nguy hại cho toàn xã hội
Sùi mào gà thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Và đây cũng được xem là căn bệnh xã hội nguy hại, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau với tốc độ lây nhiễm vô cùng nhanh chóng.
Humanpapolima virus – Tác nhân chính gây bệnh sùi mào gà là một chủng virus chuyên gây u nhú trên niêm mạc da người. Theo thống kê, chủng virus này có tới hơn 120 type. Trong đó có những type HPV như 16, 18 có thể dẫn tới các bệnh lý ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật…).
Có thể nhận định rằng sùi mào gà là một căn bệnh nguy hại đối với con người. Nguyên do là bởi:
– Tốc độ lây nhiễm nhanh: Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm từ người này sang người khác chỉ sau 1 lần quan hệ không an toàn. Chính vì vậy, hiện nay sùi mào gà là căn bệnh có số người bị lây nhiễm lớn nhất, luôn ở mức rất cao. Làm ảnh hưởng tới sức khỏe chung của toàn cộng đồng.
– Khó loại bỏ triệt để: Virus HPV gây bệnh sùi mào gà khi xâm nhập vào cơ thể chỉ gây tổn thương trên bề mặt da chứ không ăn vào máu. Do đó, cơ thể không có “căn cứ” để sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của virus. Nên rất khó để loại bỏ hoàn toàn HPV ra khỏi cơ thể.
– Gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống: Triệu chứng sùi mào gà không chỉ gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Nó còn tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tình dục, các mối quan hệ cá nhân của người bệnh. Đặc biệt, người bị sùi mào gà thường có tâm lý tự ti, xấu hổ, ngại điều trị. Bởi vậy bệnh có thể tiến triển, gây ra các biến chứng vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Chính vì vậy, việc nắm rõ các thông tin về bệnh sùi mào gà chính là phương pháp giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất mà bất cứ ai cũng cần lưu ý.
Sùi mào gà lây nhiễm bằng cách nào?
Trên thực tiễn lâm sàng, các chuyên gia đã chỉ ra những con đường lây nhiễm sùi mào gà chính bao gồm:
– Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng bao cao su khi quan hệ; có quá nhiều bạn tình; quan hệ tình dục với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao… Đó là những nguyên do khiến một người khỏe mạnh có thể bị nhiễm virus sùi mào gà.
– Dùng chung đồ dùng cá nhân: Mặc dù rất ít khi xảy ra nhưng vẫn có một số trường hợp bị lây nhiễm sùi mào gà khi dùng chung các đồ dùng cá nhân của người bệnh. Nguyên do là bởi virus sùi mào gà có thể sống ở môi trường bên ngoài trong một thời gian nhất định và có thể bám dính vào các đồ dùng như khăn tắm, quần lót, bồn vệ sinh… Và khi bạn vô tình dùng chúng các đồ dùng này thì có thể nhiễm mầm bệnh. Đặc biệt là khi trên người có vết thương hở, sức đề kháng kém.
– Lây từ mẹ sang con: Người phụ nữ bị sùi mào gà nếu mang thai có thể lây nhiễm mầm bệnh sang cho thai nhi. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ sinh thường, khi trẻ đi qua “cửa mình” sẽ dễ bị bám dính virus HPV vào mắt, miệng hay cơ quan sinh dục, trên niêm mạc da. Và đó là lý do khiến trẻ bị nhiễm sùi mào gà ngay khi mới chào đời.
Sùi mào gà phát triển có nhanh không?
Bởi sùi mào gà rất dễ lây nhiễm nên nhiều người thường lo lắng đến tốc độ phát triển của sùi mào gà khi xâm nhập vào cơ thể. Vậy sùi mào gà phát triển có nhanh không? Giai đoạn phát triển sùi mào gà như thế nào?
Theo các chuyên gia y khoa, virus HPV gây bệnh sùi mào gà sau khi lây nhiễm vào cơ thể người sẽ không phát bệnh ngay mà trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài. Ở giai đoạn này, hầu như người bệnh không có triệu chứng nên rất khó nhận biết được việc nhiễm bệnh.
Và khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc, bệnh sùi mào gà sẽ phát triển rất nhanh chóng. Nếu không có biện pháp kiểm soát, tốc độ tăng trưởng của các nốt sùi sẽ rất nhanh, có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể. Thậm chí là dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây ung thư cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà tiến triển theo 4 giai đoạn gồm: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn đầu, giai đoạn phát bệnh, giai đoạn tái phát. Việc nắm sự phát triển của sùi mào gà trong từng giai đoạn sẽ giúp người bệnh nhận biết tình trạng bệnh của bản thân để có hướng điều trị hiệu quả.
Sùi mào gà giai đoạn ủ bệnh
Mọi căn bệnh truyền nhiễm đều trải qua thời kỳ ủ bệnh, và sùi mào gà cũng không phải là ngoại lệ. Giai đoạn này bắt đầu khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể cho đến khi các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện.
So với các bệnh lý khác, sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu. Kéo dài khoảng từ 2 cho đến 9 tháng. Thời điểm bệnh khởi phát có thể nhanh hoặc chậm, tùy vào thể bệnh, thể trạng của từng bệnh nhân. Trung bình là khoảng 3 tháng.
Ở giai đoạn này, virus HPv mới chỉ xâm nhập và dần dần phá hoại các tổ chức tế bào nhưng chưa thể hình thành các triệu chứng bệnh. Do đó, việc phát hiện tình trạng lây nhiễm sùi mào gà giai đoạn sớm là rất khó khăn.
Sùi mào gà giai đoạn khởi phát (Giai đoạn đầu)
Sau khi kết thúc thời kỳ ủ bệnh, sùi mào gà sẽ bước vào giai đoạn khởi phát. Triệu chứng chính của giai đoạn này chính là sự xuất hiện của các nốt mụn cơm, mụn cám, các nốt sùi màu hồng nhạt, mọc đơn lẻ tại vị trí bị lây nhiễm.
Những u nhú do sùi mào gà gây ra trong giai đoạn đầu thường không gây đau hay ngứa. Nó chưa gây ra sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
- Ở nữ: Các nốt sùi thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, hậu môn, niệu đạo, thậm chí nặng có thể lây đến tử cung.
- Ở nam: Sùi mào gà thường thấy ở dương vật, đầu bao quy đầu, niệu đạo, hậu môn, bìu.
Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể mọc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, vòm họng, tay, chân, mắt,…
Tuy nhiên, sau một thời gian, các nốt sùi bắt đầu phát triển về kích thước. có xu hướng tập trung thành từng cụm to nhỏ khác nhau. Có hình dạng giống với hoa súp lơ, mào gà. Khi dùng tay sờ vào có cảm giác ẩm ướt, thô ráp, sần sùi. Màu sắc của các cụm sùi có thể có màu đỏ, hồng trắng hoặc hơi nâu, tùy độ “già” của các nốt sùi.
Không chỉ gây cộm vướng khi đi lại, các cụm sùi mào gà còn khiến người bệnh đi tiểu khó, khi tiểu đau rát, thậm chí có thể tiểu ra máu nếu các nốt sùi bị vỡ. Với trường hợp bị mọc sùi mào gà ở hậu môn thì sẽ gây khó khăn khi đại tiện, trong phân có máu.
Sùi mào gà giai đoạn phát bệnh
Sùi mào gà giai đoạn đầu nếu không được điều trị bằng các phương pháp phù hợp sẽ phát triển rất nhanh chóng. Ở giai đoạn này, các nốt sùi tăng trưởng mạnh về số lượng, dễ lan rộng ra các khu vực xung quanh khiến người bệnh bị tổn thương nhiều ở cơ quan sinh dục.
Bên cạnh đó, ở khu vực bị lây nhiễm sẽ tiết ra nhiều chất dịch, gây chảy máu và có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, khi người bệnh sờ nắn hay gãi vào nốt sùi mào gà sẽ khiến chúng bị vỡ ra, gây chảy máu, bội nhiễm, xây xước, sưng đau.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị sốt cao, đau đớn khi quan hệ hay khi vệ sinh vùng kín. Đồng thời, tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục sẽ kéo dài, gây tác động xấu đến khả năng sinh sản. Khiến việc chữa trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Sùi mào gà giai đoạn tái phát
Triệu chứng sùi mào gà có thể được khắc phục sau khi điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể trải qua giai đoạn tái phát nếu người bệnh lặp lại các nguyên nhân gây bệnh trước đó. Đây cũng được coi là chu kỳ mới của bệnh sùi mào gà với các triệu chứng từ khởi phát, phát triển và biến chứng.
Những người mắc sùi mào gà chưa chữa khỏi bệnh hoàn toàn hay có sức đề kháng kém, cách chăm sóc sức khỏe sai cách sau điều trị… là các đối tượng có nguy cơ lặp lại các giai đoạn này.
Thông thường, các trường hợp sùi mào gà tái phát thường nặng hơn nguyên phát và có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Do đó, khi đã chữa khỏi bệnh, các bạn vẫn nên tái khám định kỳ, quan hệ tình dục an toàn và có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh sùi mào gà
Nhiều bệnh nhân khi mắc sùi mào gà bệnh tình ngày một phát triển nặng hơn mà không rõ nguyên do. Vậy, những yếu tố nào có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển bệnh sùi mào gà?
Tình trạng sức khỏe
Những đối tượng có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi… sẽ tạo điều kiện cho virus HPV phát triển mạnh mẽ. Và điều này sẽ khiến cho sùi mào gà dễ lây lan trên diện rộng, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Ngược lại, những bệnh nhân có thể trạng tốt, khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt… thì thời gian phát triển virus HPV sẽ lâu hơn.
Ý thức người bệnh
Sự phát triển của bệnh sùi mào gà cũng phụ thuộc vào lối sống của người bệnh. Nếu người mắc bệnh sùi mào gà có ý thức tốt, duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thai, không dùng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích… thì thời gian phát bệnh của sùi mào gà sẽ lâu hơn.
Với những trường hợp dù đã mắc bệnh nhưng ý thức phòng ngừa kém. Có lối sống không khoa học, quan hệ tình dục bừa bãi… thì tốc độ phát triển của bệnh là rất nhanh.
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị là yếu tố mang tính quyết định đến sự tiến triển của bệnh sùi mào gà. Theo đó, những trường hợp phát hiện bệnh sớm, điều trị bằng các phương pháp phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của sùi mào gà và hỗ trợ chữa khỏi bệnh.
Ngược lại, nếu bệnh nhân lựa chọn tự chữa bệnh tại nhà bằng thuốc hay các phương pháp chữa sùi mào gà dân gian… Triệu chứng bệnh có thể được khắc phục trong giai đoạn đầu nhưng hoàn toàn có khả năng tái phát trở lại sau một thời gian ngắn.
Như vậy, bài viết trên đây đã khái quát một số thông tin giải đáp cho thắc mắc “sùi mào gà phát triển khi nào?”. Dựa vào những nội dung này, các bạn hoàn toàn có thể chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh sự phát triển sùi mào gà hiệu quả. Tránh cho bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.