Sùi mào gà ở lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là ở nam giới. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy sùi mào gà ở lưỡi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Hiện nay hình thức quan hệ tình dục bằng miệng ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là ở nam giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nam giới mắc phải các bệnh lý hoa liễu ở miệng, trong đó có sùi mào gà.
Sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?
Sùi mào gà ở lưỡi là tình trạng trong lưỡi xuất hiện các mụn cóc sinh dục. Mụn cóc mọc ở gần trên lưỡi, ở cả trên và dưới lưỡi và lan đến trong cổ họng và toàn khoang miệng người bệnh.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh sùi mào gà ở lưỡi là sự tấn công của virus HPV tại những vết thương hở miệng.
Ở giai đoạn đầu, mụn cóc trông khá giống bệnh nhiệt miệng khiến người bệnh không để ý, chủ quan không đi khám. Theo thười gian, chúng phát triển to lên và tập trung thành những mảng như hoa lơ hay hoa mào gà trong miệng.
Các loại sùi mào gà ở cuống lưỡi
Với các chủng HPV khác nhau, bệnh sùi mào gà ở lưỡi có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể các loại sùi mào gà ở cuống lưỡi bao gồm:
- U nhú hình vảy: Gây ra bởi virus HPV chủng 6 và 11. Nốt mụn cóc hình súp lơ và có màu trắng.
- Mụn cơm (mụn cóc thông thường): Gây ra bởi virus HPV 2 và 4. Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bao gồm cả chân tay và cả lưỡi.
- Tăng biểu mô hay còn gọi là bệnh Heck: Nguyên nhân gây bệnh là virus HPV 13 và 32.
- Bướu condyloma: Nguyên nhân gây bệnh là virus HPV 2,6 và 11. Bệnh phát triển chủ yếu ở cơ quan sinh dục và cũng có thể gây ra ở lưỡi.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi là virus HPV 16. Virus HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Các nhà khoa học ước tính có hơn 100 loại virus HPV nhưng không phải loại nào cũng gây bệnh. Có khoảng 15 loại có nguy cơ cao gây ra những căn bệnh nguy hiểm trong đó có sùi mào gà.
Virus HPV chủ yếu tấn công vùng sinh dục. Tuy nhiên khi quan hệ tình dục bằng miệng rất phổ biến, bệnh sùi mào gà có khả năng lây nhiễm và phát bệnh ở khoang miệng lưỡi, và họng.
Con đường lây truyền bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Những con đường đến người bệnh mắc sùi mào gà ở lưỡi bao gồm:
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Khi miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bệnh sẽ khiến virus HPV lây lan. Trong khoang miệng có vết thương hở hoặc trong quá trình quan hệ khiến niêm mạc miệng bị tổn thương đều là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập. Những người có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là hay hút thuốc hoặc uống rượu nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc phải sùi mào gà ở lưỡi.
- Hôn môi người bị sùi mào gà ở lưỡi: Việc tiếp xúc gần thông qua việc hôn cũng khiến cho virus lây lan từ miệng người này sang người kia và gây ra bệnh sùi mào gà.
- Lây qua các vật dụng cá nhân: Dịch chứa virus gây bệnh có tồn tại trong khăn mặt, bàn chải đánh răng. Vì vậy khi sử dụng chung những đồ dùng này có thể khiến bạn bị lây nhiễm virus HPV.
Những đối tượng nào dễ mắc sùi mào gà ở lưỡi
Những yếu tố dưới đây khiến bạn tăng nguy cơ mắc sùi mào gà ở lưỡi:
- Bạn là nam giới: Theo thống kê tỷ lệ nam giới mắc sùi mào gà ở nữ cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới.
- Những người thích quan hệ bằng miệng.
- Hút thuốc nhiều sử dụng nhiều rượu bia.
- Có hệ miễn dịch yếu, đang mắc các bệnh mãn tính.
Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi
Cũng giống như bệnh sùi mào gà ở cơ quan sinh dục, bệnh sùi mào gà ở lưỡi cũng có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng. Sau thời gian ủ bệnh, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:
Sùi mào gà ở lưỡi trong giai đoạn đầu
Người bệnh thấy trong khoang miệng, lưỡi và môi xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti. Nếu không để ý và quan sát nhiều người bệnh không hề biết đến sự tồn tại của những nốt mụn này. Chúng không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày. Khi mụn phát triển lớn hơn thì người bệnh cũng dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng hoặc viêm họng.
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn phát bệnh
Lưỡi và khoang miệng xuất hiện nhiều nốt mụn hơn. Mụn sùi mào gà không còn mọc lẻ tẻ mà phân bố tập trung thành từng cụm có hình giống như cây súp lơ nhỏ có màu trắng hoặc đỏ. Những nút u nhú này không gây đau hay ngứa. Tuy nhiên chúng lại rất dễ vỡ ra và chảy máu. Điều mà người bệnh rất lo lắng trong giai đoạn này là những nốt mụn khiến cho vùng khoang miệng, môi lưỡi trông rất mất thẩm mỹ. Điều này khiến người bệnh rất tự ti và ngại giao tiếp.
Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn nặng
Các nốt mụn phát triển nhanh chóng, to lên và gây lở loét khoang miệng. Người bệnh có cảm giác đau rát đau họng khi ăn uống, thậm chí cả khi nuốt nước bọt. Cảm giác vướng víu vô cùng khó chịu. Khoang miệng bị tấy đỏ và có mùi hôi. Việc các nốt mụn vỡ ra gây lở loét, chảy dịch trong khi ăn rất nguy hiểm. Đó là điều kiện khiến cho các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Lúc này, bệnh sùi mào gà thường lan đến vòm họng khiến người bệnh bị khàn tiếng và nói chuyện khó khăn.
Nếu bị ho ra máu tức là bệnh đã chuyển biến rất nặng. Tốt nhất bạn nên điều trị sớm trước khi đến giai đoạn này. Việc điều trị ở giai đoạn nặng vừa khó khăn vừa tốn kém tiền bạc.
Những lưu ý để phát hiện sùi mào gà ở lưỡi sớm nhất:
Các triệu chứng ban đầu của bệnh sùi mào gà ở lưỡi xuất xuất hiện đơn lẻ rất khó nhận biết và thường hay bị nhầm lẫn là bệnh viêm họng hoặc nhiệt miệng. Vì vậy khi thấy những biểu hiện bất thường ở lưỡi và khoang miệng mà trước đó có quan hệ tình dục bằng miệng thì bạn nên nghĩ đến nguy cơ mình bị sùi mào gà ở lưỡi. Việc thăm khám kịp thời là rất cần thiết để phát hiện ra bệnh một cách sớm nhất cũng như điều trị hiệu quả nhất.
Phân biệt sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng:
Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi rất giống với bệnh nhiệt miệng. Do đó, phân biệt hai bệnh lý này rất quan trọng. Nhiệt miệng chỉ là vấn đề rất đơn giản do cơ thể nóng trong, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Điều trị nhiệt miệng khá dễ dàng. Còn bệnh sùi mào gà là bệnh hoa liễu phức tạp, điều trị khó khăn và gây ra những biến chứng nặng nề. Ngoài ra, sùi mào gà còn rất dễ lây lan cho người khác. Nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này sẽ khiến người bệnh điều trị sai phương pháp, khiến sùi mào gà phát triển nặng hơn.
Thoạt nhìn thì các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng khá giống nhau. Nhưng nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy sự khác biệt. Dưới đây bác sĩ chuyên khoa chỉ ra cách nhận biết và phân biệt sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng như sau:
Phân biệt thông qua các dấu hiệu
Nếu do sùi mào gà gây ra, những nốt mụn ở lưỡi sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn và phát triển to dần. Qua thời gian chúng còn chụm lại thành từng mảng hình hoa lơ. Còn đối với bệnh nhiệt miệng thì chỉ xuất hiện 1 đến 2 nốt chứ không tăng thêm nhiều.
Các nốt mụn sùi mào gà ban đầu thường không có triệu chứng gì. Còn nếu bị nhiệt miệng người bệnh sẽ cảm nhận được ngay là nốt nhiệt sưng đỏ, lở loét, rất đau đớn nhất là khi ăn uống.
Một dấu hiệu khác nữa nữa mào gà ở lưỡi có thể lây lan sang khoang miệng ở cùng họng hoặc môi. Còn bị nhiệt miệng thì không lây lan và phát triển lớn hơn tại vị trí cũ.
Phân biệt thông qua thời gian xuất hiện
Nếu được điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhiệt miệng sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 3-5 ngày. Ngay cả khi không điều trị thì sau khoảng 1 đến 2 tuần có thể tự khỏi. Còn đối với bệnh sùi mào gà khi chúng đã phát triển nhất thì sẽ không thể tự khỏi, nếu không được điều trị bằng phương pháp thích hợp. Người bệnh nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng và mua thuốc uống, đương nhiên là phương pháp này không có tác dụng.
Vì vậy nếu cho rằng mình bị nhiệt miệng mà uống thuốc lâu ngày không khỏi, thì bạn cần nghĩ đến việc mình đã bị sùi mào gà ở lưỡi.
Chỉ cần dựa vào hai dấu hiệu trên đây bạn đã nhanh chóng nhận biết được bệnh sùi mào gà ở lưỡi khác biệt như thế nào với bệnh nhiệt miệng. Nếu như thông qua các dấu hiệu trên, bạn không chắc chắn thì tốt nhất nên đi đến cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ khám, nếu nghi ngờ do sùi mào gà gây ra, sẽ tiến hành làm xét nghiệm để xác định chính xác nhất.
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không?
Khi mắc phải căn bệnh hoa liễu sùi mào gà, chắc chắn người bệnh lo lắng không biết bệnh sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không. Trước tiên có thể khẳng định ngay rằng, sùi mào gà là một bệnh hoa liễu nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh sùi mào gà ở cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc gây ra biến chứng ung thư. Sùi mào gà ở lưỡi cũng ảnh hưởng không kém đến sức khỏe và cả tâm lý người bệnh bao gồm:
- Tác động xấu đến tâm lý: Sùi mào gà phát triển nặng khiến những nốt mụn phát triển to, làm mất thẩm mỹ vùng miệng. Điều này khiến họ vô cùng mất tự tin khi nói chuyện với những người xung quanh.
- Miệng có mùi hôi thối: Khi những nốt mụn vỡ ra gây lở loét và chảy dịch khiến miệng có mùi rất hôi thối. Hôi miệng khiến người bệnh vô cùng tự ti, mặc cảm. Đây là trở lại rất lớn cho những người làm việc phải giao tiếp nhiều với khách hàng.
- Ăn uống khó khăn: Sùi mào gà gây vướng víu khi ăn uống. Khi những nốt ruồi vỡ ra thành gì còn khiến người bệnh rất đau dẫn đến chán ăn, sụt cân ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng: Những nốt mụn lở loét là điều kiện thích hợp khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Nguy cơ gây ung thư: Nếu sùi mào gà ở lưỡi gây ra bởi những chủng virus nguy hiểm như HPV11, 16, 10 mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Hiện nay có một số phương pháp điều trị sùi mào gà như: bôi thuốc, đốt điện, áp lạnh, đốt laser, ALA-PDT. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm và phù hợp với tình trạng bệnh khác nhau. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh, vị trí sùi mào gà để đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Cụ thể ở dưới đây là các phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi:
1. Điều trị sùi mào gà bằng thuốc
Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp sùi mào gà còn nhỏ. Thuốc điều trị sùi mào gà có hai dạng là thuốc uống và thuốc bôi. Sùi mào gà ở lưỡi bắt buộc phải sử dụng thuốc uống. Còn nếu mọc mụn ở môi thì có thể sử dụng thuốc bôi.
2. Đốt sùi mào gà bằng laser CO2
Phương pháp này sử dụng năng lượng từ tia laser để loại bỏ mụn sùi mào gà. Đây là phương pháp khá hiện đại, áp dụng được trong trường hợp các nốt sùi đã phát triển lớn. Phương pháp này cho hiệu quả điều trị khá tốt, tuy nhiên cũng có một số nhược điểm như:
- Người bị đau rát trong quá trình điều trị
- Nguy cơ để lại sẹo
- Vết thương lâu hồi phục
3. Chữa sùi mào gà bằng đốt điện
Đốt điện là phương pháp truyền thống để chữa sùi mào gà. Bác sĩ sử dụng dòng điện cao tần để làm teo và làm rụng nốt sùi. Phương pháp này có ưu điểm là cho hiệu quả điều trị rất nhanh. Tuy nhiên nhược điểm là khiến người bệnh đau đớn trong quá trình điều trị và dễ để lại sẹo.
4. Áp lạnh
Đây là phương pháp sử dụng khí nitơ lỏng để làm làm đóng băng nốt sùi và khiến chúng bị hoại tử và rụng đi. Sau khi nốt sùi bong ra, tại vị trí đó lớp da mới sẽ mọc lên.
5. Phẫu thuật cắt sùi mào gà
Đối với những trường hợp sùi mào gà lớn thì phương pháp nhanh nhất để loại bỏ là phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật bác sĩ gây tê giúp người bệnh không đau đớn khi thực hiện. Phương pháp này chỉ loại bỏ các mụn sùi tức thời chứ không loại bỏ hoàn toàn được virus gây bệnh.
6. Điều trị sùi mào gà bằng công nghệ ALA – PDT
ALA-PDT là công nghệ hiện đại nhất hiện nay để điều trị bệnh sùi mào gà. Phương pháp này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các phương pháp truyền thống như: thời gian điều trị nhanh chóng, hạn chế tối đa đau đớn trong quá trình, vết thương mau hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Phương pháp này sử dụng ánh sáng quang động học học để phá hủy mô bệnh tiêu diệt tận gốc virus. Với cơ chế hoạt động này, các mụn sùi bị loại bỏ mà không gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Người bệnh phục hồi nhanh, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát..
Phòng bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng sùi mào gà làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy cách tốt nhất là điều trị dứt điểm và phòng ngừa để tránh bệnh tái phát. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh sùi mào gà ở lưỡi :
- Không quan hệ tình dục bằng miệng: đặc biệt là với những người khi có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà như gái mại dâm người có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ, tốt nhất là chung thủy với một bạn tình.
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: không dùng chung bàn chải đánh răng, cốc chén đặc biệt là khi đang có vấn đề về răng miệng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý
- Hạn chế hút hút thuốc, uống rượu bia
- Có chế độ ăn uống lành mạnh tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm phòng vắc xin dự phòng HPV phương pháp ngăn ngừa bệnh sùi mào gà. Biện pháp này còn ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Dù áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhưng tuyệt đối không chủ quan quan hệ tình dục bừa bãi bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh lại.
Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Bệnh lây truyền chủ yếu từ việc quan hệ tình dục bằng miệng hoặc do tiếp xúc với dịch của người bệnh với vết thương hở ở miệng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh sùi mào gà ở lưỡi cũng như các biện pháp để phòng tránh hiệu quả.