Sùi mào gà ở hậu môn: Triệu chứng nhận biết và cách chữa

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Sùi mào gà ở hậu môn là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư hậu môn. Nhiều người nhầm lẫn bệnh sùi mào gà ở hậu môn với bệnh trĩ dẫn đến việc điều trị không đúng. Vậy bệnh sùi mào gà ở hậu môn có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân gây sùi mào gà ở hậu môn là? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà hậu môn

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn là virus HPV. Đây là virus gây mụn u nhú ở người và lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu.

Những con đường lây bệnh sùi mào gà ở hậu môn bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: đây là con đường lây bệnh trực tiếp và phổ biến nhất.
  • Lây nhiễm qua vật trung gian: virus HPV có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân của người bệnh như đồ lót, khăn mặt, khăn tắm. Nếu sử dụng chung những vật dụng này, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
  • Thói quen vệ sinh kém: không vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là sau khi quan hệ tình dục khiến cho virus HPV có điều kiện xâm nhập và lây lan từ người này sang người khác.
  • Hệ miễn dịch kém: người có hệ miễn dịch kém có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao hơn so với những người hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy phụ nữ mang thai, những người đang có bệnh lý khác hoặc người già sẽ dễ mắc phải căn bệnh này

Triệu chứng sùi mào gà ở hậu môn

Sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng người mắc bệnh sùi mào gà ở hậu môn bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Ban đầu các triệu chứng của bệnh không rõ ràng và rất khó nhận biết. Dần dần các chúng phát triển và biểu hiện rõ rệt hơn như sau:

  • Xuất hiện các mụn thịt nhỏ có màu hồng, màu xám ở quanh khu vực hậu môn.
  • Ban đầu các mụn thịt mọc lẻ tẻ. Sau đó chúng liên kết thành từng chùm giống như hoa lơ hoặc mào gà và có nhiều kích thước khác nhau.
  • Khi bị cọ xát, những mụn sùi lớn rất dễ bị vỡ và chảy máu, lở loét, dịch mủ chảy ra có mùi hôi rất khó chịu.
  • Vết loét do mụn sùi gây ra khiến người bệnh đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện, máu lẫn trong phân.

Biến chứng của bệnh sùi mào gà ở hậu môn

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh như đau đớn, ngứa ngáy, chảy máu. Nguy hiểm hơn bệnh có thể biến chứng thành ung thư, lây lan sang cơ quan sinh dục có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

Cụ thể dưới đây là những biến chứng của bệnh sùi mào gà ở hậu môn:

Lây lan sang cơ quan xung quanh

Nếu không điều trị kịp thời bệnh sùi mào gà ở hậu môn có thể lây lan sang các cơ quan xung quanh. Khi nốt sùi vỡ ra chảy dịch chứa virus sang đường tiết niệu và cơ quan sinh dục sẽ khiến cho bộ phận này bị sùi mào gà.

Gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày

Sùi mào gà ở hậu môn gây bất tiện trong việc đại tiện và có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nguy hiểm hơn sùi mào gà ở hậu môn có thể lây lan vào sâu bên trong trực tràng và gây ra ung thư trực tràng, lẫn ung thư hậu môn. Đây là bệnh rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khi sùi mào gà vỡ ra gây ra mùi hôi thối mất vệ sinh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lở loét hậu môn thậm chí hoại tử hậu môn.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Người bệnh rất tự ti, ngại giao tiếp, sợ người khác phát hiện mình bị mắc sùi mào gà. Việc này để lâu ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, sự tập trung trong công việc và các mối quan hệ cuộc sống của người bệnh.

Nguy cơ lây lan cho bạn tình

Việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ có nguy cơ rất cao lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên ngay cả việc quan hệ bình thường qua đường âm đạo thì vẫn có thể bị lây nhiễm virus sùi mào gà ở hậu môn dù khả năng thấp hơn.

Mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục

Hậu môn chảy dịch thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập sang khu vực sinh dục. Trong khi sùi mào gà ở hậu môn làm người bệnh suy giảm miễn dịch nên rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Đặc biệt khi phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà ở hậu môn, virus có thể xâm nhập vào nước ối và gây nhiễm trùng ối, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội

Người mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…

Cách phân biệt bệnh trĩ và sùi mào gà ở hậu môn

Sùi mào gà ở hậu môn và bệnh trĩ có những triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Những cục mụn thịt mọc lên do virus sùi mào gà gây ra khiến người bệnh hiểu nhầm rằng đây là búi trĩ. Điều này làm cho không ít người bệnh nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này và dẫn đến việc điều trị không đúng cách. Bệnh sùi mào gà phát triển nặng hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Vì vậy việc phân biệt và nhận biết đúng hay bệnh lý này là rất quan trọng.

Các bác sĩ của phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội cho biết sùi mào gà ở hậu môn và bệnh trĩ hoàn toàn khác nhau, cũng như gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Bệnh trĩ không lây lan từ người này sang người khác, có thể điều trị khỏi triệt để. Còn bệnh sùi mào gà là một bệnh hoa liễu nguy hiểm và điều trị rất phức tạp. Sùi mào gà càng để lâu càng dễ lây lan sang người khác và gây những biến chứng nguy hiểm như ung thư.

Dưới đây là cách phân biệt hay bệnh lý này thông qua các triệu chứng điển hình:

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn

Sùi mào gà ở hậu môn là một bệnh do virus gây ra là virus HPV. Con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà hậu môn chủ yếu là đường quan hệ tình dục không an toàn và thông qua việc tiếp xúc vết thương hở, sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Những triệu chứng để phân biệt bệnh sùi mào gà ở hậu môn so với bệnh trĩ là:

  • Vùng da hậu môn xung quanh hậu môn xuất hiện các nốt mụn nhỏ có màu xám đen hoặc hồng nhạt. Mụn có hình đĩa bẹt, mọc lẻ lẻ, túy gây vướng víu khó chịu cho người bệnh nhưng không hề gây đau hay gây ngứa.
  • Theo thời gian những nốt mụn này phát triển và liên kết với nhau thành từng chùm như sùi mào gà. Giai đoạn này các nốt mụn có bề mặt ẩm ướt mềm và bên trong có mủ trắng.
  • Việc đi vệ sinh hoặc cọ xát với quần lót hay bị chấn thương có thể khiến những nốt mụn này vỡ ra chảy máu và chảy dịch khiến cho vùng hậu môn có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Khi đến giai đoạn nặng người bệnh thường cảm thấy đau và khó khăn khi đi vệ sinh có lẫn máu ở trong phân.
  • Đến giai đoạn nặng, mụn sùi có thể lây lan sang các bộ phận xung quanh như bộ phận sinh dục.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ không phải là bệnh do virus gây ra mà chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt không khoa học trong một thời gian dài. Bệnh trĩ xuất phát từ một chế độ ăn uống chất xơ, uống ít nước, ít vận động và dẫn đến táo bón. Khi bị táo bón chúng ta thường rặn quá mức khi đi vệ sinh, điều này khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép và sưng phồng tạo nên các búi trĩ.

  • Bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác kể cả hôm qua việc quan hệ tình dục không an toàn.
  • Triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ là rất đau khi đi đại tiện có lẫn máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh
  • Khi bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể đi ra cả tia máu. Hậu môn rất đau rát và ngứa ngáy và chảy dịch có mùi hôi
  • Ở mức độ nhẹ búi trĩ nhỏ và nằm sâu trong ống hậu môn không thể quan sát được bằng mắt thường. Theo thời gian, nếu không được điều trị búi trĩ sẽ phát triển lớn hơn và sa ra ngoài. Lúc này người bệnh có thể dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong nhưng vẫn không điều trị thì sẽ đến thời điểm búi trĩ không thể đẩy vào trong mà xa hẳn ra bên ngoài.
  • Khác với bệnh sùi mào gà có thể lây lan sang các bộ phận khác thì bệnh trĩ chỉ xuất hiện ở hậu môn.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở hậu môn

Bệnh sùi mào gà gây ra nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở hậu môn bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Các biện pháp chủ yếu để điều trị bệnh sùi mào gà ở hậu môn bao gồm dùng thuốc, đốt điện, đốt laser, đốt lạnh và phẫu thuật cắt. Tùy vào tình trạng cũng như mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp.

Điều trị sùi mào gà ở hậu môn bằng thuốc

Nếu bệnh sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc. Hiện nay có một số loại thuốc phổ biến để điều trị sùi mào gà ở hậu môn bao gồm: cream imiquimod 5%, podophyllin.

Trong đó thuốc podophyllin được dùng rất phổ biến và cho hiệu quả khá tốt. Thuốc podophyllin là một loại thuốc của Thái Lan có tác dụng làm bào mòn và tiêu biến các nốt sùi trên cơ thể. Thành phần của thuốc là axit loãng có tác dụng bào mòn và làm teo nhỏ các nốt sùi. Thuốc podophyllin có tác dụng cực mạnh vì vậy nếu không dùng đúng cách có thể gây tổn thương da.

Cách sử dụng như sau:

Bước 1: Vệ sinh vùng bị sùi mụn mào gà

Trước khi bôi thuốc bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau đó dùng khăn thấm khô Bạn nên dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh vùng hậu môn và những nốt sùi, không nên rửa mạnh tay khiến các nốt sùi vỡ ra thì sẽ không điều trị được bằng phương pháp bôi thuốc.

Bước 2: Bôi thuốc mỡ xung quanh chân nốt sùi

Vì thuốc bôi podophyllin có tác dụng cực mạnh vì vậy cần bôi thuốc mỡ tetracyclin trước để giúp bảo vệ da khỏi bị tổn thương. Bạn bôi thuốc mỡ lên vùng da xung quanh nốt sùi chứ không bôi trực tiếp lên nốt sùi.

Bước 3: Bôi thuốc chữa sùi mào gà

Sau khi bôi thuốc mỡ thì dùng tăm bông để chấm thuốc podophyllin và bôi lên nốt sùi.

Nên chờ khoảng 20 phút để thuốc khô rồi mới mặc quần áo và sinh hoạt bình thường.

Bước 4: Rửa sạch thuốc

Sau khi bôi thuốc lên da 1 đến 2 tiếng cần rửa lại sạch bằng nước muối sinh lý. Vì thuốc podophyllin có tính axit ăn mòn da rất mạnh nếu để lâu trên da sẽ gây bào mòn da. Chú ý khi bôi và rửa không làm vỡ nốt ruồi.

Những lưu ý khi điều trị sùi mào gà bằng biện pháp bôi thuốc:

Chỉ bôi thuốc ngày một lần, bôi khoảng 3 lần trong 1 tuần. Tuyệt đối không được bôi hơn liều lượng này hoặc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc podophyllin với tính axit mạnh có thể gây tổn thương da nghiêm trọng.

Dù bệnh sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ thì việc điều trị cũng có thể không đem lại tác dụng như mong muốn. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì cần áp dụng các biện pháp ngoại khoa.

Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện

Đốt điện là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để loại bỏ mụn sùi. Đây là phương pháp truyền thống đã được áp dụng cách đây rất nhiều năm để chữa sùi mào gà. Phương pháp này loại bỏ mụn sùi khá tốt Tuy nhiên thường gây đau đớn và dễ để lại sẹo.

Điều trị sùi mào gà bằng đốt laser

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng laser chiếu trực tiếp vào vùng mụn sùi mào gà để loại bỏ những tổn thương. Đốt laser là một trong những phương pháp khá hiện đại để điều trị bệnh sùi mào gà và cho kết quả cao. Tuy nhiên cũng giống như đốt điện, đốt laser cũng khiến người bệnh bị đau rát và dễ để lại sẹo.

Đốt lạnh điều trị sùi mào gà

Đây là phương pháp sử dụng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ thấp làm lạnh nốt sùi và khiến chúng bị hoại tử. Nốt sùi teo đi và rụng xuống sau khoảng 1 đến 3 ngày điều trị. Phương pháp này cho kết quả điều trị khá tốt nhưng công nghệ điều trị phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, thiết bị y tế hiện đại. Ngoài ra, phương pháp này cũng có chi phí điều trị khá cao.

Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT

Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay để chữa sùi mào gà. Phương pháp ALA – PDT còn được gọi là liệu pháp quang động kích thích phản ứng quang động tạo ra một lượng lớn oxy kết hợp với tia huỳnh quang giúp phá hủy các nốt sùi. Dưới tác động của phản ứng này, các nốt sùi bị hoại tử và rụng đi.

Phương pháp ALA – PDT là phương pháp tối ưu nhất để điều trị bệnh sùi mào gà với những ưu điểm như sau:

  • Với cơ chế chọn lọc không làm tổn hại đến các mô xung quanh
  • Độ an toàn cao
  • Cho kết quả nhanh chóng, thời gian điều trị ngắn
  • Kiểm soát bệnh triệt để, kích hoạt miễn dịch lâu dài với virus
  • Ngăn chặn nguy cơ tái phát

Tuy nhiên phương pháp ALA –PDT không thích hợp với phụ nữ có thai hoặc quá mẫn cảm với phản ứng quang động.

Sùi mào gà hậu môn tái phát không?

Khi điều trị thành công bệnh sùi mào gà ở hậu môn, người bệnh băn khoăn liệu bệnh có tái phát không? Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội trả lời như sau:

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn do virus HPV chủng 16,18 gây ra. Đây là 2 chủng virus nguy hiểm và không thể tiêu diệt hoàn toàn.  Khi hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, virus HPV có thể hoạt động trở lại và gây bệnh. Nếu người bệnh không thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn thì không có gì chắc chắc là bệnh không tái phát lại.

Tóm lại: Bệnh sùi mào gà ở hậu môn có tái phát hay không phụ thuộc phần lớn vào việc chăm sóc sức khỏe và ý thức phòng bệnh của mỗi người.

Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở hậu môn

Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở hậu môn cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: tắm rửa hàng ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy với một bạn tình.
  • Có lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như mọc mụn ở hậu môn, nên đi khám sớm ở những cơ sở y tế chuyên khoa điều trị bệnh xã hội.

Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà ở hậu môn. Bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM