Cách điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường xuất hiện chủ yếu ở vùng kín, như âm đạo, âm hộ, mép âm đạo, cổ tử cung, bẹn…Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết âm đạo, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung. Vậy nữ giới bị sùi mào gà ở vùng kín điều trị bằng cách nào hiệu quả hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Đây là virus gây u nhú ở phổ biến ở người. Hiện nay có hơn 100 chủng loại virus HPV tuy nhiên đa phần là lành tình. Chỉ có khoảng 15 loại virus HPV nguy hiểm. Trong đó virus HPV 6, 11 là tác nhân gây bệnh sùi mào gà khiến nhiều người khiếp sợ. Virus HPV phát triển mạnh mẽ những khu vực ẩm ướt và chủ yếu là bộ phận sinh dục.
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà cho cả nam và nữ giới. Nữ giới mắc sùi mào gà chủ yếu ở độ tuổi 30 và có quan hệ tình dục.
Xem Thêm:
Các biến chứng bệnh sùi mào gà ở vùng kín phụ nữ
Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Đặc biệt là với nữ giới, những tác hại của bệnh càng nặng nề hơn. Cụ thể dưới đây là những biến chứng của bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ:
Ảnh hưởng đến tâm lý
Tác hại đầu tiên mà bệnh sùi mào gà gây ra cho nữ giới là ảnh hưởng đến tâm lý. Khi mắc sùi mào gà, nữ giới chắc chắn sẽ bị áp lực vì đây là một bệnh xã hội. Khi nhắc đến căn bệnh này, người ta liên tưởng đến một người quan hệ bừa bãi, nhiều bạn tình.
Ngoài ra sùi mào gà rất khó điều trị triệt để vì vậy người bệnh không khỏi lo lắng. Nếu không điều trị khỏi được thì có thể gây ra những biến chứng như thế nào? Điều này có ảnh hưởng đến việc kết hôn và sinh con của người bệnh? Những vấn đề này có thể trở thành một cơn khủng hoảng tâm lý đối với chị em.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Sùi mào gà khiến chị em lo sợ khi quan hệ, lo người yêu/ chồng phát hiện ra. Họ cũng lo lây nhiễm bệnh cho người phối ngẫu. Khi những nốt sùi phát triển lớn, vỡ ra, chảy máu sẽ khiến nữ giới bị đau khi quan hệ.
Nguy cơ lây lan rộng
Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục không được điều trị sẽ lây lan đến những vùng xung quanh. Các bộ phận có thể bị lây lan sùi mào gà là hậu môn, cổ tử cung…Khi đó, việc điều trị đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể gây biến chứng và tốn kém nhiều chi phí.
Ngoài ra, sùi mào gà dễ dàng lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn.
Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà còn có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình sinh thường.
Ung thư cổ tử cung
Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục lây lan lên tử cung có thể gây ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thậm chí đe dọa tính mạng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh lý này làm thay đổi môi trường âm đạo và khiến tinh trùng khó sống sót tại đây. Điều này khiến tinh trùng và trứng khó gặp được nhau để thụ tinh. Ngoài ra khi sùi mào gà gây biến chứng ung thư cổ tử cung và gây vô sinh.
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh sùi mào gà ở vùng kín
Virus HPV là tác nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Dưới đây là những con đường lây nhiễm sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ.
Quan hệ tình dục không an toàn
Virus HPV lây nhiễm chính qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bất kỳ hình thức quan hệ nào như đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn. Đây là nguyên chính chiếm tới 95-96% các ca mắc bệnh sùi mào gà.
Quan hệ tình dục không an toàn lây nhiễm sùi mào gà cho cả nam và nữ giới. Tuy nhiên nữ giới là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao hơn. Nguyên nhân là do nữ giới là người tiếp nhận tinh trùng và dịch của nam giới.
Lây nhiễm qua vết thương hở trên da
Ngoài lây nhiễm qua đường tình dục thì bệnh sùi mào gà còn lây nhiễm thông qua vết thương hở. Khi vết thương hở tiếp xúc với dịch có chứa virus thì cũng có nguy cơ mắc bệnh. Dịch có chứa virus bao gồm dịch ở nốt mụn vỡ ra hay dịch ở bộ phận sinh dục.
Việc quan hệ tình dục có thể gây trầy xước bộ phận sinh dục. Điều này sẽ khiến nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Một số vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, bàn chải, quần lót.. có thể chứa virus. Nếu bạn sử dụng chung những vật dụng này với người bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Thai phụ mắc sùi mào gà có nguy cơ lây nhiễm sang cho con. Khi sinh thường trẻ đi qua đường âm đạo có thể dính dịch âm đạo. Mà trong dịch âm đạo của người mẹ thường có virus HPV. Vì vậy việc thai phụ sinh thường có nguy cơ lây sùi mào gà chõ trẻ rất cao. Ngoài ra trẻ có thể nhiễm sùi mào gà ngay từ trong bụng mẹ thông qua nước ối.
Để hạn chế nguy cơ này, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng của thai phụ để quyết định phương pháp sinh. Nếu sinh thường có nguy cơ cao gây bệnh cho thai nhi thì nên chọn sinh mổ.
Triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ như thế nào?
Bệnh sùi mào gà càng được phát hiện sớm thì càng dễ điều trị. Vậy các triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục là gì?
Chúng ta biết bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi người. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài. Cụ thể triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ bao gồm:
- Xuất hiện các nốt u nhú, mụn thịt ở bộ phân sinh dục. Các nốt u nhú này có máu da hoặc hồng nhạt. Chúng có kích thước từ 1-2mm.
- Các nốt mụn thịt không gây đau, không ngứa ngáy nhưng có thể bị vỡ ra.
- Vị trí mọc nốt u nhú: môi lớn, môi bé, mép âm đạo hoặc sâu trong ống âm đạo. Khi bệnh phát triển, sùi mào gà có thể lây lan đến cổ tử cung.
- Thời gian đầu, các nốt u nhú mọc riêng rẽ. Tuy nhiên theo thời gian chúng liên kết với nhau thành từng chùm thành hình hoa lơ.
- Khi sùi mào gà phát triển thành cụm lớn và vỡ ra có thể gây nhiễm trùng. Lúc này nữ giới sẽ bị đau, thậm chí chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Khi bệnh phát triển nặng còn khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…
Tóm lại: Ngay khi thấy cơ quan sinh dục có biểu hiện mọc mụn bất thường, bạn nên đi khám ngay. Nhất là trước đó có quan hệ tình dục không an toàn thì nên nghi ngờ đến khả năng mắc sùi mào gà. Đừng để khi các nốt mụn liên kết thành chùm lớn mới đi khám. Lúc đó sẽ phải áp dụng các biện pháp điều điều trị ngoại khoa, vừa gây đau vừa tốn kém.
Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được cách thức để tiêu diệt hoàn toàn virus HPV. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị và ức chế virus hoạt động trở lại. Điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Do đó khi nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi xét nghiệm sùi mào gà sớm nhất.
Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Sau đó, dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Dưới đây là các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến hiện nay:
Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc
Chữa sùi mào gà bằng thuốc được áp dụng cho bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi bộ phận sinh dục chớm xuất hiện những nốt mụn là phải bôi thuốc ngay. Thuốc có tác dụng làm phá hủy mô bệnh. Các nốt sùi sẽ nhanh chóng rụng xuống. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng ức chế virus phát triển. Nhờ vây giảm được nguy cơ virus tái phát và hoạt động trở lại.
Chữa sùi mào gà bằng thuốc là biện pháp khá đơn giản. Tuy nhiên chỉ bôi thuốc được bên ngoài da. Biện pháp này không áp dụng với mụn sùi ở khu vực nhạy cảm như tử cung, ống hậu môn. Ngoài ra, dùng thuốc không cẩn thận và đúng hướng dẫn có thể tổn thương mô lành.
Lưu ý khi điều trị sùi mào gà bằng thuốc:
- Không tự ý mua thuốc về điều trị.
- Không bôi thuốc vào sâu trong tử cung hay hậu môn.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Phải kiên trì dùng theo đúng liệu trình.
- Nếu trong quá trình điều trị có vấn đề gì bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Phương pháp ngoại khoa ( đốt sùi mào gà)
Đốt sùi mào gà là cụm từ để chỉ các phương pháp: đốt điện, đốt laser, áp lạnh.
- Đốt điện: Sử dụng nhiệt lượng từ dòng điện cao tần để loại bỏ vùng viêm nhiễm.
- Đốt laser: Sử dụng tia laser chiếu trực tiếp lên vùng viêm nhiễm để loại bỏ tổn thương.
- Áp lạnh: Sử dụng khí nito lỏng ở nhiệt độ cực thấp để làm hoại tử nôt sùi.
Đốt sùi mào gà là phương pháp điều trị khá hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp có nhược điểm là có thể gây đau, chảy máu. Sau điều trị có thể hình thành sẹo. Sẹo bên ngoài gây mất thẩm mỹ. Còn sẹo bên trong cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến việc mang thai sau này. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp này, bạn phải tư vấn kỹ với bác sĩ.
Chữa sùi mào gà bằng phương pháp ALA – PDT
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng trong điều trị. Ánh sáng quang động làm kích hỏa những phân tử nhạy sáng trong mô bệnh. Vì vậy phương pháp này phá hủy các mô bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
Phương pháp ALA PDT được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này hạn chế được tất cả nhược điểm của các phương pháp khác.
Cụ thể, những ưu điểm khi điều trị sùi mào gà bằng ALA – PDT bao gồm:
- Điều trị đạt kết quả cao. Nhanh chóng loại bỏ các tế bào tổn thương mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
- Rút ngắn thời gian điều trị so với các phương pháp khác.
- Áp dụng được cả những vị trí nhạy cảm.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ sau điều trị: không gây chảy máu, không để lại sẹo.
- Không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Do không để lại sẹo nên không ảnh hưởng đến khả năng mai thai sau này.
- Người bệnh nhanh chóng phục hồi
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc sùi mào gà cao hơn nam giới. Và bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy chị em hãy chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng tránh.
Các biện pháp phòng ngừa sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ bao gồm:
- Chung thủy với một bạn tình: Điều này hạn chế nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà và cả các bệnh xã hội khác. Tuy nhiên nếu bạn tình của bạn không chung thủy thì bạn vẫn có thể mắc bệnh.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ: Đây là cách tối ưu để bảo vệ bạn. Nhất là khi không chắc bạn tình của bạn có mắc sùi mào gà hay không.
- Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng, nếu có cũng nên sử dụng bao cao su.
- Khám các bệnh xã hội trước khi mang thai. Theo dõi, khám thai định kỳ để đảm bảo không lây sùi mào gà cho thai nhi.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục. Việc này giúp nữ giới ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi mắc những bệnh lý này, nữ giới có nguy cơ mắc sùi mào gà cao hơn.
- Khi có những biểu hiện bất thường nghi ngờ nhiễm sùi mào gà, cần đi khám ngay.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm để phát hiện bệnh kịp thời.
- Tiêm vacxin phòng virus HPV: Đây là loại vacxin áp dụng cho nữ giới dưới 26 tuổi. Vacxin này không chỉ phòng bệnh sùi mào gà mà còn phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì vậy nếu có điều kiện, bạn rất nên tham khảo phương pháp này.
Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà và các cách điều trị. Có 3 phương pháp chữa sùi mào gà là bôi thuốc, đốt sùi mào gà và ALA – PDT. Mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm khác nhau. Trong đó, phương pháp ALA – PDT là phương pháp được đánh giá cao hơn cả. Hy vọng những thông tin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị sùi mào gà. Từ đó có lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp với mình.