Sùi mào gà khi mang thai điều trị như thế nào hiệu quả

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Vì vậy mắc phải căn bệnh này khi mang thai khiến phụ nữ vô cùng lo lắng. Liệu sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không, bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của thai nhi.Hãy cùng tìm hiểu điều này trong nội dung dưới đây.

Sùi mào gà khi mang thai là gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu về căn bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà là bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Virus gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây truyền thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, khi một người mắc bệnh sẽ lây nhiễm cho những người quan hệ cùng với người đó.

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà.  Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn vì, hormone progesterone tăng nhanh chóng khiến hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và tấn công mạnh mẽ.

Mặc dù, hiện nay chưa có kết luận chính xác nào về những tiềm ẩn sức khỏe cho thai nhi khi người mẹ mắc bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên với những người có ý định mang thai, các bác sĩ đều khuyên nên khám sức khỏe và điều trị triệt để nếu mắc bệnh sùi mào gà. Vì nếu trong quá trình mang thai bệnh phát triển nặng việc điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Nguyên nhân gây sùi mào gà khi mang thai

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sùi mào gà là virus HPV. Đối tượng mắc bệnh thường gặp là những người có quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, thực hiện những động tác thô bạo làm tổn thương cơ quan sinh dục.

Ngoài ra những người có hệ miễn dịch kém, ăn uống không đủ chất, thường xuyên hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh xã hội khác sẽ có là những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi bị virus HPV xâm nhập vào cơ thể để không gây ra các triệu chứng ngay mà ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng. Chính trong thời gian này bệnh vẫn có thể lây lan.

Phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà có thể do hai nguyên nhân sau: lây nhiễm từ chồng thông qua việc quan hệ tình dục sau khi mang thai hoặc bị mắc bệnh sùi mào gà trước khi mang thai mà không biết

Triệu chứng sùi mào gà khi mang thai

Phát hiện sớm các dấu hiệu bị sùi mào gà khi mang thai là cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện muộn trong những tháng cuối thai kỳ, bệnh sùi mào gà phát triển mạnh mẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra bội nhiễm. Việc này gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe của thai phụ, cũng nhiều gây khó khăn cho việc sinh nở.

Các triệu chứng ảnh sùi mào gà khi mang thai bao gồm:

Ban đầu khu vực sinh dục xuất hiện những nốt mụn nhỏ, có màu hồng nhạt hoặc trắng. Những nốt mụn này xuất hiện chủ yếu ở những khu vực ẩm ướt ở vùng kín như âm đạo, âm hộ, hoặc hậu môn. Chúng không gây đau, không gây ngứa, tuy nhiên nếu ấn vào sẽ chảy dịch. Những triệu chứng này khá khó quan sát, nếu chị em không để ý kỹ. Có một dấu hiệu dễ nhận biết hơn đó là vùng kín thường tiết ra một chất dịch lỏng bất thường và có mùi hôi.

Sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc virus HPV có gây sảy thai, sinh non hay các biến chứng thai kỳ hay không. Tuy nhiên bị nhiễm sùi mào gà khi mang thai không khỏi khiến cho thai phụ lo lắng. Dưới đây là những tác hại của bệnh sùi mào là đối với phụ nữ mang thai:

Ảnh hưởng đến thai phụ

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý. Họ luôn lo lắng căn bệnh này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình. Họ tự trách mình không biết bảo vệ bản thân để ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Nếu không được tư vấn, họ có thể mang cảm giác tội lỗi. Lâu ngày ảnh hưởng đến tinh thần sẽ dẫn đến trầm cảm rất không tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Ngoài ra phụ nữ còn bị những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bao gồm:

  • Trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm, bệnh sùi mào gà sẽ phát triển nhanh hơn bình thường. Sự tấn công của các virus có thể phá hủy mô, gây viêm loét da, làm tắc đường sinh nở. Khi sùi mào gà phát triển quá mức ở thành âm đạo có thể gây tắc đường sinh. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp
  • Sùi mào gà khi mang thai cũng có thể dẫn đến biến chứng ung thư cổ tử cung – là loại ung thư gây ra bởi virus HPV. Ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai rất nguy hiểm bởi quá trình điều trị có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nếu phụ nữ bị mắc sùi mào gà thì vẫn có thể lấy chồng hoặc sinh con. Quan trọng là người bệnh được chẩn đoán sớm điều trị bằng phương pháp thích hợp và theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Nếu bị sùi mào gà trong thời gian mang thai, phụ nữ phải làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đồng thời sau khi sinh vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo cũng như sinh thiết nếu cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Người mẹ mắc sùi mào gà khi mang thai có thể khiến thai nhi khó hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Việc không hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ sau này.

Theo các bác sĩ, bệnh sùi mào gà lây truyền từ mẹ sang con nhưng không lây qua đường máu, mà lây qua việc tiếp xúc với dịch có chứa virus ở âm đạo của người mẹ trong quá trình sinh thường. Vì vậy nếu thai phụ trọng hình thức sinh thường thì nguy cơ khiến bé có nguy cơ mắc sùi mào gà cao hơn. Trẻ bị nhiễm sùi mào gà có thể mắc các bệnh về da đường hô hấp. Tùy vào tình trạng của bệnh bác sĩ sẽ phương pháp sinh phù hợp để tránh nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.

Sùi mào gà khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe của người mẹ cũng như tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Vì vậy ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh sùi mào gà trong thời gian mang thai, bạn cần nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh những những sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Điều trị sùi mào gà khi mang thai

Tùy vào tình trạng bệnh của từng người bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị thích hợp. Trong trường hợp nếu những mụn sùi mào gà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, cũng như biến chứng cho thai nhi thì có thể không cần điều trị. Việc điều trị bằng thuốc có thể nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn sùi nhưng có thể tác động đến sức khỏe của thai nhi. Nếu điều trị bằng thuốc trước khi mang thai, bạn nên hỏi bác sĩ sau điều trị thời gian thích hợp để mang thai.

Tuyệt đối không điều trị sùi mào gà bằng các loại thuốc tẩy mụn cóc không kê đơn. Những loại thuốc này có thể gây đau, kích thích mụn sùi mọc nhiều hơn đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trong trường hợp sùi mào gà phát triển nhiều bắt buộc phải điều trị để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Một số biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm.

Điều trị bằng khí nito lỏng

Đây là phương pháp dùng khí Nitơ lỏng để đông lạnh nốt mụn khiến chứng hoại tử và bong ra. Nếu mụn sùi không quá lớn có thể áp dụng phương pháp này. Điều trị sùi mào gà bằng khí nitơ lỏng có ưu điểm là nhanh chóng, hiệu quả tuy nhiên thường gây đau đớn cho người bệnh và dễ để lại sẹo.

Phẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc.

Phẫu thuật là biện pháp nhanh nhất để loại bỏ mụn sùi mào gà. Tuy nhiên phương pháp này không tiêu diệt được virus, tổn thương lâu lành sau khi điều trị người bệnh vẫn có thể tái phát.

Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng laser để đốt cháy mụn cóc. Tia laser có tác dụng tiêu diệt virus cũng như loại bỏ những câu tổn thương trên da. Đối với phương pháp này người bệnh cần điều trị nhiều hơn 1 lần mỗi lần cách nhau 2 đến 3 tuần.

Điều trị sùi mào bằng phương pháp ALA –PDT

Phương pháp ALA –PDT là kỹ thuật điều trị sùi mào gà hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả nhất để loại bỏ mụn thịt và ức chế virus phát triển, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Phương pháp này phá hủy mô bệnh một cách có chọn lọc vì vậy không gây ảnh hưởng đến những mô xung quanh. Người bệnh nhanh chóng hồi phục giảm thiểu đau đớn trong quá trình điều trị.

Phương pháp ALA –PDT là phương pháp tối ưu nhất hiện nay để điều trị bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên phương pháp này lại không thích hợp với phụ nữ mang thai

Để ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ vẫn thai nhi việc điều trị bệnh sùi mào gà trong thời gian mang thai là rất cần thiết. Tuy nhiên việc điều trị lại khá phức tạp, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng. Vì vậy bạn cần đến những cơ sở y tế uy tín của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Dù điều trị khỏi bệnh sùi mào gà nhưng không có nghĩa là ngừa hoàn toàn bệnh tái phát. Các biện pháp điều trị sùi mào gà chủ yếu là loại bỏ các triệu chứng và ức chế virus phát triển trở lại. Nếu thai phụ không chú ý chăm sóc sức khỏe, sức đề kháng kém thì sùi mào gà có thể để mọc lại. Vì vậy nếu bị sùi mào gà trong thời gian mang thai bạn cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi. Trong suốt thai kỳ, trong trường hợp bệnh tái phát bác sĩ sẽ đưa ra phương làm thích hợp để điều trị cũng như tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh nở.

Bị sùi mào gà khi mang thai nên ăn gì?

Nếu chẳng may mắc sùi mào gà trong thời gian mang thai thì nên ăn gì? Thai phụ lưu ý rằng nếu bị sùi mào gà thì điều quan trọng nhất lúc này và cần giữ sức khỏe để hạn chế bệnh phát triển nặng hơn và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng bằng giàu dưỡng chất là điều rất quan trọng.

Đặc biệt một số thực phẩm dưới đây rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV:

  • Thực phẩm giàu Vitamin C

Nhóm thực phẩm đầu tiên bạn cần bổ sung là đi Vitamin C. Vitamin C là chất chống Oxy hóa, giúp cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch làm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vitamin C kích thích sản sinh tế bào bạch cầu và đại thực bào. Đây là những hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus HPV. Ngoài ra vitamin C còn tham gia vào việc sản xuất interferon là một loại Protein có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HPV.

Một số loại thực phẩm rất giàu vitamin C như:

– Ổi

– Các loại quả họ cam, quýt, chanh, bưởi

– Các hoa quả như táo, lê

– Một số loại rau như ớt chuông, cà chua, bắp cải, bông cải xanh

Chị em nên chế biến nước ép rau củ quả để hấp thụ vitamin C một cách tốt nhất.

  • Thực phẩm giàu Vitamin B12

Vitamin B12 có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus HPV bằng cách phá vỡ sự nhân rộng của virus này.

Vitamin B12 cũng là một chất rất quan trọng để chống lại sự phát triển của virus HPV, đồng thời ngăn chặn virus này phát triển. Thai phụ ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin B12 sẽ có tác dụng hạn chế sự lây lan của virus sùi mào gà cũng như ngăn chặn mụn sùi phát triển to hơn. Một số thực phẩm giàu Vitamin B12 bao gồm thịt gia cầm, thịt lợn, cá, trứng, sữa, bơ,các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu.

  • Tỏi

Thai phụ mắc sùi mào gà nên ăn nhiều tỏi để tăng cường sức đề kháng. Trong tỏi có chứa lượng lớn allicin được coi như một chất kháng sinh tự nhiên.

Tỏi có thể ức chế chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn ở đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có virus sùi mào gà.

Cách ăn tỏi tốt nhất nhất là ăn sống. Tuy nhiên nếu bạn không chịu được mùi tỏi thì chế biến nhiều vào những món ăn hàng ngày.  Ngoài ra bạn có thể giã tỏi và đắp lên vùng mụn dù 15 đến 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Thực hiện cách này 2 -3 lần một ngày có thể khiến mụn sùi tự rụng đi.

  • Sản phẩm từ quả oliu

Các sản phẩm từ quả ô liu rất tốt cho phụ nữ mang thai bị mắc sùi mào gà. Thành phần phần chủ yếu của quả oliu là những axit béo thiết yếu và chất phytochemical, đây là chất kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra không thể nhắc đến trong quả ôliu có chứa có khả năng oxi hóa cao hơn vitamin C tới 400 lần. Bổ sung các chế phẩm từ ô liu sẽ giúp cơ thể chống lại virus một cách tự nhiên.

Sử dụng dầu oliu cũng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe đặc biệt là với sự hình thành và phát triển trí não của trẻ.

Ngoài một số dưỡng chất kể trên thì thai phụ vụ vẫn cần một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, để vừa đảm bảo sức khỏe cũng như như cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.

Phòng ngừa sùi mào gà khi mang thai

Để tránh những ảnh hưởng do bệnh sùi mào gà gây ra đối với thai phụ cũng như thai nhi, cách tốt nhất là phòng bệnh. Những phương pháp dưới đây sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.

  • Trước khi mang thai bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản để đảm bảo mình không bị mắc sùi mào gà cũng như các bệnh xã hội, bệnh phụ khoa.  Nếu mắc phải cần điều trị và theo dõi từ 3 đến 6 tháng không có bất kỳ triệu chứng nào mới nên mang thai.
  • Quan hệ tình dục chung thủy với một người
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là sau khi quan hệ
  • Tiêm phòng vắc xin chống lại virus HPV là biện pháp ngăn ngừa bệnh sùi mào gà đồng thời cả bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm ở nữ giới. Biện pháp này ngày có tác dụng hiệu quả nhất với nữ giới dưới 27 tuổi. Nếu có nhu cầu tiêm vắc-xin bạn nên tìm hiểu và tiêm dưới độ tuổi này càng sớm càng tốt.

Qua những thông tin trên đây có thể kết luận rằng sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai phụ và tiềm ẩn những nguy cơ đến sức khỏe thai nhi. Bệnh càng nặng thì quá trình điều trị càng phức tạp và nguy cơ biến chứng cho sức khỏe thai nhi càng cao. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên phòng ngừa nguy cơ mắc sùi mào gà trước khi mang thai, nếu không may mắc phải cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM