Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Chúng ta đều biết, sùi mào gà là một căn bệnh lây nhiễm. Có thể truyền từ người này sang người khác với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ có bao nhiêu con đường lây nhiễm sùi mào gà? Và cũng có rất nhiều người thắc mắc liệu sùi mào gà có lây qua đường ăn uống hay không?

Chào bác sĩ! Em hiện đang là sinh viên, đang ở trọ cùng một người bạn. Cách đây mấy hôm bạn em đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà. Bạn e có tâm sự là do không lâu trước đó nó có quen và quan hệ với một cô gái quen qua mạng, không ngờ bị mắc bệnh. Thực sự bây giờ em đang rất lo lắng vì em cùng sinh hoạt với bạn ấy. Em thấy bảo sùi mào gà là bệnh lây nhiễm. Vậy liệu bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Mong bác sĩ chia sẻ về vấn đề này giúp em.”

(Q.H, 20 tuổi, Hà Nội)

Chào bạn!

Sùi mào gà là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vô cùng phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh xã hội nguy hại, bởi nếu không được chữa trị, nó có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh.

Mặc dù vậy, hiện nay có nhiều người vẫn không nắm rõ các thông tin về sùi mào gà. Khiến cho khả năng lây nhiễm bệnh vẫn ở mức rất cao. Và đã có rất nhiều người cũng đang chung một thắc mắc “sùi mào gà có lây qua đường ăn uống hay không?”

Để hiểu về vấn đề này, chúng ta cần đi tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà và khả năng lây nhiễm của nó.

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà

Thực tiễn lâm sàng cho thấy, sùi mào gà được gây ra bởi virus HPV. Đây là một chủng virus khá phổ biến, chuyên gây u nhú ở người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, virus HPV có tới hơn 120 loại. Và không phải tất cả trong số đó đều gây ra các bệnh lý nghiêm trọng. Chỉ có một số chủng nguy hiểm có thể xâm nhập và gây bệnh ở cơ quan sinh dục. Và trở thành nguyên nhân gây ra các loại ung thư ở dương vật, cổ tử cung…

Hiện nay, virus HPV thường được chia thành 3 nhóm:

  • Type gây bệnh da: type 1, 2, 3, 4;…
  • Type gây bệnh ở niêm mạc sinh dục: type 6, 11, 16, 18; type gây loạn sản biểu bì dạng hạt cơm: type 5, 8.
  • Type có thể gây ung thư: type 16,18,…

Con đường lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà

Virus HPV là chủng virus nguy hiểm vì nó rất khó kiểm soát, có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Đặc biệt, virus này có thời gian ủ bệnh rất lâu trong cơ thể. Do đó, việc phát hiện bệnh là rất khó khăn.

Những con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà gồm:

Quan hệ không an toàn

Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn là con đường lây nhiễm sùi mào gà nhanh nhất.

Đặc biệt, không chỉ quan hệ theo cách thông thường (qua âm đạo) mới khiến người bệnh lây nhiễm virus. Ngay cả quan hệ bằng miệng hay qua “cửa sau” (hậu môn) cũng có thể bị nhiễm sùi mào gà.

Lây truyền gián tiếp

Virus HPV có thể tồn tại trong dịch nhờn có trong các nốt mụn sùi. Do đó, nếu bạn có các hành động tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn mặt…) và bị dính dịch thì cũng có khả năng lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, các dụng cụ khám bệnh cũng có thể là đồ vật trung gian lây nhiễm bệnh tật. Đã có trường hợp người cắt bao quy đầu bị nhiễm sùi mào gà do dùng chung dụng cụ y tế để làm thủ thuật.

Đặc biệt, những người có sức đề kháng kém hay bị dính dịch ở vùng niêm mạc có vết thương hở thì nguy cơ nhiễm sùi mào gà gián tiếp sẽ cao hơn.

Lây từ mẹ sang con

Nữ giới trong quá trình mang thai nếu vô tình bị nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà hay đã mắc bệnh mà không phát hiện thì có thể lây truyền virus sang cho bào thai. Trẻ hoàn toàn có thể bị lây nhiễm virus sùi mào gà ngay trong bụng mẹ thông qua nước ối hay cuống rốn.

Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây truyền mầm bệnh khi sinh nở qua đường âm đạo, tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hay do bú sữa mẹ sau này.

Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Trở lại với câu hỏi, sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Dựa theo các thông tin về con đường lây nhiễm sùi mào gà vừa nêu trên thì khả năng sùi mào gà lây qua đường ăn uống là vẫn có thể xảy ra khi:

  • Ăn uống chung với người bị sùi mào gà khi đang có tổn thương ở niêm mạc miệng.
  • Dùng chung các đồ dùng ăn uống như cốc uống nước, bát, đũa thìa… với người mắc sùi mào gà khi đang có tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Để vết thương hở trên cơ thể tiếp xúc với đồ ăn, đồ dùng có chứa virus sùi mào gà của người bệnh.
  • Sử dụng chung bàn chải đánh răng với người bị sùi mào gà ở miệng. Nhất là trường hợp đang có tổn thương niêm mạc miệng.

Trên thực tế, sùi mào gà không lây nhiễm trực tiếp qua đường ăn uống mà nó lây nhiễm theo con đường gián tiếp. Nguyên do là bởi virus HPV có thể tồn tại trong máu, tuyến nước bọt và dịch nhầy của người bệnh. Và lây nhiễm qua các vật dụng trung gian.

Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đường ăn uống thường không quá cao. Chỉ rất ít trường hợp mắc sùi mào gà được ghi nhận bị lây bệnh khi ăn uống chung với người bệnh.

Mặc dù vậy, để đảm bảo bản thân không bị lây bệnh sùi mào gà. Tốt nhất những trường hợp có sinh hoạt, ăn uống chung với người bệnh vẫn nên đi kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để được chẩn đoán chính xác.

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh rất lâu. Bởi vậy, việc phát hiện bệnh là rất khó. Khi triệu chứng bệnh xuất hiện thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà và dựa phòng ngăn bệnh tái phát trở lại sau khi đã điều trị khỏi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Có lối sống tình dục lành mạnh. Chung thủy 1 vợ – 1 chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Tránh có các hành động tiếp xúc, cử chỉ thân mật với người lạ.
  • Các cặp đôi có kế hoạch mang thai nên đến các bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Đảm bảo không bị mắc bệnh gây ảnh hưởng cho thai nhi.
  • Duy trì lối sống lạnh mạnh, tập thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng cơ thể. Sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường để tầm soát một cách kịp thời.

Sùi mào gà là căn bệnh gây ra nhiều sự nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, việc điều trị bệnh là điều cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Do đó, nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị lây nhiễm sùi mào gà, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể ở từng trường hợp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chữa trị phù hợp để giúp làm giảm triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển của virus. Ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Các bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống. Ngoài ra, việc thăm khám và chữa bệnh tại các địa chỉ chữa sùi mào gà uy tín cũng là yếu tố cần thiết giúp cho tỉ lệ chữa khỏi bệnh được cao hơn, lâu dài hơn.

Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc “sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?” Thông qua những thông tin này, các bạn hoàn toàn có thể nắm được các con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà để có cách phòng tránh và ngăn chặn bệnh kịp thời. Nếu bạn còn có thắc mắc gì cần giải đáp. Hãy liên hệ đến đường dây nóng 02437.152.152 để được hỗ trợ tư vấn.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM