Sau khi nhiễm sùi mào gà bao lâu thì phát bệnh

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Khác với những căn bệnh xã hội khác, virus HPV gây bệnh sùi mào gà không gây bệnh ngay khi xâm nhập vào cơ thể. Nó thường trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài khiến người bệnh dễ bỏ qua các triệu chứng hay bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Vậy, sau khi nhiễm sùi mào gà bao lâu thì phát bệnh?

Sùi mào gà là bệnh gì?

Hình ảnh sùi mào gà
Hình ảnh sùi mào gà

Sùi mào gà (hay còn gọi là mồng gà, mào gà, mụn cóc sinh dục) thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Virus HPV là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Đây là chủng virus có khả năng lây lan từ người sang người vô cùng mạnh mẽ. Chủ yếu qua đường tình dục không an toàn.

Hiện nay, các bác sĩ đã tìm ra hơn 120 chủng virus HPV. Nhưng trong đó chỉ có một số loại gây ra bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục. Một số type HPV như 16, 18 còn có thể gây nguy cơ ung thư.

Sùi mào gà có thể gặp ở cả nữ giới và nam giới. Theo thống kê, ở Việt nam, độ tuổi mắc sùi mào gà nhiều nhất là khoảng từ 15 – 49 tuổi.

Đọc thêm:

Con đường lây nhiễm sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh dễ lây nhiễm từ người sang người. Nguyên nhân chính của căn bệnh này thường bắt nguồn từ những yếu tố sau:

Nguyên nhân trực tiếp

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Mọi hành vi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng… với người mắc sùi mào gà đều có thể làm lây nhiễm virus HPV vào cơ thể.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Người mẹ mang thai bị sùi mào gà ở âm đạo. Nếu sinh thường sẽ có thể lây nhiễm virus cho thai. Ngoài ra, quá trình chăm sóc con nhỏ sau sinh cũng sẽ dễ lây truyền mầm bệnh do sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu ớt.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: Virus HPV có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài, bám dính vào các đồ dùng cá nhân của người bệnh như quần lót, khăn tắm, bàn chải, dao cạo râu… Và khi bạn sử dụng chung các đồ dùng này thì nguy cơ nhiễm sùi mào gà là có thể xảy ra.
  • Tiếp xúc gián tiếp với vết thương hở: Cơ thể có các vết thương hở như vết trầy, xước, đứt tay, đứt chân… nếu tiếp xúc với dịch có chứa virus HPV của người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh.
  • Sức đề kháng kém: Những người có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém thì khả năng chống chọi với virus HPV sẽ rất thấp. Do đó, nguy cơ sùi mào gà tấn công vào cơ thể sẽ cao hơn so với các trường hợp khác.

Sau khi nhiễm sùi mào gà bao lâu thì phát bệnh?

Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

Dựa trên thực tiễn lâm sàng cho thấy, virus HPV sau khi tấn công vào cơ thể sẽ không phát bệnh ngay. Chúng thường có thời gian ủ bệnh kéo dài. Và trong thời gian này, người bệnh hầu như không có bất cứ triệu chứng nào nên rất khó phát hiện.

Theo các chuyên gia bệnh xã hội, bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 tuần cho đến 8 tháng. Tùy vào cơ địa, sức đề kháng của từng người mà các triệu chứng bệnh sẽ bùng phát ở những thời điểm khác nhau.

  • Với những trường hợp có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém thì sẽ dễ phát bệnh sớm. Chỉ sau vài tuần nhiễm bệnh.
  • Ngược lại các trường hợp có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch cơ thể khỏe mạnh thì virus HPV sẽ có thời gian ủ bệnh lâu hơn, có thể lên đến 9 tháng, thậm chí là 1 năm.
  • Người bị sùi mào gà nhưng vấn đề vệ sinh được đảm bảo thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn. Dấu hiệu bệnh cũng phát triển chậm hơn so với bình thường.
  • Một số trường hợp khỏe mạnh, hệ miễn dịch có khả năng tự đào thải. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà sẽ rất lâu. Thậm chí một số trường hợp đặc biệt, virus HPV có thể tự biến mất sau vài nam mà không cần chữa trị.

Như vậy có thể thấy thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, bệnh càng ủ lâu thì khi bùng phát sẽ càng nguy hiểm. Nguyên nhân là vì virus đã phát triển với số lượng lớn, ăn sâu vào trong cơ thể.

Việc nhận diện bệnh sùi mào gà không phải là điều quá khó khăn. Bởi khi phát bệnh, chủng virus này sẽ gây ra những dấu hiệu đặc trưng ban đầu là các nốt sẩn, u nhú mềm màu hồng nhạt. Các nốt sùi mào có kích thước nhỏ, phát triển tập trung thành từng cụm, khi sờ vào có cảm giác thô ráp nhưng không gây đau hay ngứa.

Tuy nhiên, khi gặp sang chấn, các nốt sùi có thể vỡ ra, tạo thành các ổ viêm loét. Và lúc này người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau rát, ngứa ngáy ở vị trí nhiễm bệnh.

Thông thường, ở nữ giới, bệnh thường gặp ở môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung… Còn ở nam giới, triệu chứng sùi mào thường tập trung ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, bìu… Ngoài ra, các thương tổn do sùi mào gà gây ra cũng có thể gặp ở cả hậu môn, miệng, họng, mắt, tay chân…

Làm cách nào để phát hiện sùi mào gà trong thời kỳ ủ bệnh?

Trong thời kỳ ủ bệnh, sùi mào gà không gây triệu chứng. Do đó, việc phát hiện bệnh là điều khó khăn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh vẫn có thể phát hiện sự tồn tại của virus HPV ngay trong thời gian ủ bệnh nếu thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dịch tiết ở cơ quan sinh dục
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm các mô tế bào khác…

Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ xác định bạn có bị sùi mào gà không? Trong trường hợp trong cơ thể bạn có tồn tại virus HPV, bác sĩ sẽ chẩn đoán về nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị kịp thời.

Do đó, những trường hợp dù chưa có bất cứ dấu hiệu sùi mào gà nào nhưng nghi ngờ khả năng nhiễm bệnh do tiếp xúc với người bị sùi mào gà. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Những vấn đề cần lưu ý trong thời kỳ ủ bệnh sùi mào gà

Trong thời kỳ ủ bệnh sùi mào gà, virus HPV hoàn toàn có thể lây nhiễm sang cơ thể khác. Đó chính là nguyên do khiến cho tỉ lệ người mắc sùi mào gà ngày một gia tăng. Ở Việt Nam, có khoảng 10 – 20% dân số bị nhiễm sùi mào gà.

Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức trong việc phòng tránh và phát hiện sùi mào gà là điều cần thiết. Nếu bạn bị nhiễm sùi mào gà hay có nguy cơ mắc sùi mào gà và đang trong thời kỳ ủ bệnh. Hãy lưu ý những điều sau:

  • Đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám, xác định có chính xác bản thân bị sùi mào gà hay không?
  • Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục với người khác để phòng tránh nguy cơ lây bệnh cho đối tác. Nếu có, cần phải sử dụng bao cao su.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị virus HPV. Ngăn chặn triệt để sự phát triển lây lan khiến bệnh nặng hơn hoặ tái phát trở lại.

Sự nguy hại của sùi mào gà khi phát bệnh

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không chỉ có tốc độ lây nhiễm nhanh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cộng đồng. Bệnh sùi mào gà nếu không được chữa trị có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng như:

  • Ở giai đoạn đầu, biểu hiện sùi mào gà dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh gai sinh dục, giang mai, chuỗi hạt ngọc hay mụn cóc sinh dục… Dễ gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị. Hoặc gây ra sự lo lắng, bất an cho người bệnh.
  • Khi các nốt u nhú sùi mào gà hợp lại thành mảng lớn hơn, nó sẽ gây ra sự cộm vướng khi đi lại, vận động. Đặc biệt, chúng còn khiến cho khu vực bị phát bệnh trở nên kém thẩm mỹ. Khiến người bệnh xấu hổ, ngại giao tiếp. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
  • Nữ giới bị sùi mào gà nếu không chữa trị. Các nốt sùi sẽ phát triển về kích thước gây bít tắc cổ tử cung, ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng vào gặp trứng. Làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh. Trường hợp bị nhiễm virus HPV type 16, 18… có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.
  • Nữ giới mang thai bị sùi mào gà có thể lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ cả khi đang trong bụng mẹ hay sau khi chào đời. Nó sẽ khiến trẻ bị mắc bệnh ngay khi mới sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Thậm chí là gây ra các căn bệnh nguy hại.
  • Virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở nam giới có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đặc biệt, các trường hợp bị sùi mào gà khi chưa cắt bao quy đầu sẽ có nguy cơ ung thư dương vật cao hơn các trường hợp khác.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà

Hiện nay, bệnh sùi mào gà có thể chữa trị bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc hay ngoại khoa, phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, bệnh càng phát hiện sớm thì hiệu quả chữa trị sẽ càng cao hơn.

Có thể kể đến những cách chữa sùi mào gà phổ biến hiện nay gồm:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Chủ yếu là các dạng thuốc dạng thuốc có công dụng giúp cơ thể tự sản sinh sức đề kháng để kìm hãm, ức chế sự phát triển của virus HPV. Dùng cho các trường hợp bị sùi mào gà nhẹ.
  • Đốt điện: Là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để đốt và loại bỏ hoàn toàn các nốt sùi mào gà khỏi cơ thể.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser để tiêu diệt các nốt u nhú sùi mào gà.
  • Kỹ thuật ALA-PDT: Sử dụng ánh sáng cảm quang để phá vỡ cấu trúc virus HPV, khắc phục các triệu chứng tăng sinh của các nốt sùi mào gà trên niêm mạc da.
  • Phẫu thuật: Là thủ thuật ngoại khoa nhằm mục đích cắt bỏ các nốt sùi mào gà ở trên cơ thể người bệnh. Áp dụng cho trường hợp sùi mào gà lớn, bị xơ hóa, hay tái phát…

Các bạn cần lưu ý, kết quả điều trị sùi mào gà sẽ đảm bảo hơn khi bạn chữa bệnh tại các địa chỉ uy tín và chất lượng. Mọi hình thức chữa sùi mào gà tại nhà hay tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chỉ khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Thậm chí là gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Sùi mào gà là căn bệnh có thể để lại nhiều nguy hại cho sức khỏe. Do đó, việc nắm được thời gian phát bệnh cũng như triệu chứng sùi mào gà là điều quan trọng. Giúp hỗ trợ hiệu quả cho việc phòng tránh, chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin gì về bệnh lý này, các bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng 02437.152.152 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM