Nội soi dạ dày có đau không? Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Nội soi dạ dày là cách tốt nhất để phát hiện những tổn thương trong dạ dày như nhiễm trùng, viêm loét, xuất huyết dạ dày,… Đồng thời giúp đưa ra các chẩn đoán chính xác về các bệnh lý tại đường tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày. Vậy nội soi dạ dày có đau không? Khi nào cần nội soi dạ dày và cần lưu ý gì khi tiến hành nội soi để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.
Khi nào cần nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày là phương pháp đưa ống soi mềm nhỏ vào bên trong đường tiêu hoá qua đường miệng hoặc đường mũi. Ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ ở đầu, có chức năng thu hình trực tiếp dạ dày, thực quản và tá tràng. Nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương nhỏ chỉ vài mm trong đường tiêu hoá, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày tá tràng cũng như tầm soát nguy cơ ung thư.
Nội soi dạ dày rất an toàn và gần như không gây biến chứng nếu người bệnh phối hợp và bác sĩ thực hiện có chuyên môn, tay nghề cao. Hầu hết trường hợp nội soi sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là một số trường hợp sau:
- Có triệu chứng nghi mắc bệnh lý đường tiêu hoá như đau thượng vị dạ dày, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đi ngoài phân đen,…
- Cần lấy mẫu mô sinh thiết hoặc điều trị một số vấn đề bệnh lý qua nội soi dạ dày như giãn thực quản, loại bỏ dị vật, cắt bỏ polyp,…
- Cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau khi điều trị các bệnh lý tại dạ dày, thực quản hoặc tá tràng.
- Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đường tiêu hoá được chỉ định nội soi dạ dày là người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, người thừa cân, béo phì, bị viêm loét dạ dày mãn tính hoặc người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư đường tiêu hoá,….
Nội soi dạ dày có đau không?
KHÔNG. Hiện nay có hai hình thực nội soi dạ dày là nội soi không gây mê và nội soi gây mê. Cả hai hình thức này đều an toàn, không gây đau đớn nên người bệnh hoàn toàn an tâm.
Với nội soi dạ dày không gây mê, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, nôn nhẹ trong quá trình thực hiện thủ thuật. Đây là phản xạ hết sức bình thường và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khoẻ. Nếu người bệnh làm đúng hướng dẫn của bác sĩ, hít thở đều bằng mũi và thả lỏng cơ thể thì quá trình nội soi sẽ diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn. Thậm chí không có cảm giác đau họng hay buồn nôn khi thực hiện.
Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn nội soi gây mê để không phải trải qua cảm giác khó chịu. Trước khi nội soi, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc gây mê vừa đủ vào tĩnh mạch trên cánh tay để bệnh nhân chìm vào giấc ngủ ngắn. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày không đau trong khoảng 20 phút. Sau khi kết thúc, người bệnh sẽ được chuyển sang phòng hồi sức để nghỉ ngơi cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng.
Các phương pháp nội soi dạ dày
Hiện nay có 2 phương pháp nội soi chính là nội soi dạ dày qua đường miệng và nội soi qua đường mũi. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau, việc áp dụng phương pháp nào cần được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp cụ thể:
Nội soi qua đường miệng
Nội soi qua đường miệng là phương pháp nội soi dạ dày truyền thống được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ, mềm từ vòm họng, qua thực quản xuống dạ dày. Đầu ống nội soi có gắn một camera nhỏ có nhiệm vụ truyền tải hình ảnh về màn hình, qua đó bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra các chẩn đoán về một số cơ quan tiêu hoá như dạ dày, thực quản, tá tràng.
Ưu điểm nội soi dạ dày qua đường miệng:
- An toàn, độ chính xác cao
- Chi phí hợp lý
- Phù hợp với hầu hết đối tượng
- Có thể can thiệp lấy dị vật, cắt polyp, lấy mẫu sinh thiết, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP,… trong quá trình nội soi.
Nhược điểm nội soi dạ dày qua đường miệng:
Cảm giác nghẹn, đau rát họng, buồn nôn hoặc nôn trong hoặc sau khi nội soi. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng qua đi nên người bệnh không cần quá lo lắng. Để giảm cảm giác khó chịu, hãy thực hiện phối hợp với bác sĩ, hít thật sâu và thở ra chậm rãi.
Nội soi dạ dày qua đường mũi
Nội soi dạ dày qua đường mũi là thủ thuật luồn ống nội soi có kích thước nhỏ chỉ 5mm từ mũi xuống thực quản, dạ dày và tá tràng. Camera nhỏ gắn trên đầu ống nội soi sẽ truyền tải hình ảnh bên trong đường tiêu hoá đến màn hình bên ngoài để bác sĩ theo dõi. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chụp lại hình ảnh niêm mạc dạ dày để đánh giá và chẩn đoán.
Ưu điểm nội soi qua đường mũi:
- Dễ thực hiện, độ chính xác cao
- Dễ chịu hơn so với nội soi qua đường miệng. Do không kích ứng vùng hầu họng, lưỡi gà nên ít gây khó chịu hay buồn nôn
Nhược điểm nội soi dạ dày qua đường mũi:
- Không áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh lý ở mũi, hẹp khe mũi
- Chi phí cao hơn nội soi qua đường miệng
- Nếu phát hiện bệnh lý trong quá trình nội soi, bác sĩ không thể can thiệp lấy dị vật, lấy mẫu sinh thiết hay cắt polyp như nội soi qua đường miệng.
Nội soi dạ dày có gây mê – không đau
Sở dĩ gọi là nội soi dạ dày không đau bởi trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được gây mê nên sẽ không có cảm giác đau đớn, khó chịu nào trong suốt quá trình thực hiện. Sau thủ thuật, người bệnh sẽ tỉnh lại nhanh chóng và không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khoẻ.
Ưu điểm của phương pháp nội soi không đau bằng hình thức gây mê:
- An toàn, độ chính xác cao
- Không cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn trong suốt quá trình thực hiện.
- Hạn chế một số tình huống nguy hiểm như bệnh nhân giãy giụa, giật ống nội soi,…
- Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nếu trong quá trình nội soi bác sĩ thực hiện thủ thuật lấy mẫu sinh thiết, cầm máu, cắt polyp hay lấy dị vật.
Nhược điểm của phương pháp nội soi dạ dày gây mê:
- Người bệnh có cơ địa nhạy cảm có nguy cơ dị ứng thuốc, sốc thuốc hoặc gặp tình trạng đau nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ sau khi dùng thuốc gây mê.
- Chi phí thực hiện nội soi dạ dày gây mê cao hơn hai phương pháp nội soi trên.
Một số lưu ý khi nội soi dạ dày
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh cần nắm rõ khi có ý định nội soi dạ dày:
Lưu ý trước khi nội soi dạ dày
- Nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi nội soi dạ dày. Đối với người bệnh bị hẹp môn vị, cần nhịn ăn tối thiểu 12 – 24 tiếng. Điều này đảm bảo thức ăn trong dạ dày được tiêu hoá hết, giúp quan sát và đánh giá tổn thương dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế tình trạng trào ngược hay sặc thức ăn khi nội soi.
- Không uống sữa, nước ngọt có gas hay các loại nước uống có màu như nước ép trái cây, cà phê,…
- Không uống thuốc trước khi nội soi bởi điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bác sĩ.
- Trao đổi chi tiết với bác sĩ về tình trạng bệnh lý, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc hoặc các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ nắm được và có phương án đảm bảo an toàn khi thực hiện.
- Trước khi nội soi, người bệnh không dùng một số loại thuốc băng niêm mạc dày như Phosphalugel, Gastropulgite,…
Lưu ý sau khi nội soi dạ dày:
- Ngồi nghỉ ngơi một lát để ổn định sức khỏe và tinh thần trước khi ra về
- Súc miệng sạch sẽ với với nước muối pha loãng, tránh khạc nhổ
- Nhịn ăn khoảng 1 tiếng sau khi nội soi.
- Sau khoảng 2 giờ, người bệnh có thể bổ sung những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Không nên ăn, uống đồ quá nóng, đồ ăn cay vì sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Không nên lái xe hay làm các công việc đòi hỏi độ tập trung cao sau khi nội soi dạ dày bằng phương thức gây mê
- Không cần quá lo lắng khi gặp triệu chứng đau rát cổ họng, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng hoặc mệt mỏi sau khi nội soi dạ dày.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nội soi dạ dày có đau không, cũng như chia sẻ một số vấn đề cần lưu ý nhằm giúp quá trình nội soi thuận lợi. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để nhận sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi đến số hotline 0969 668 152 – 02437 152 152 để được chuyên gia tư vấn miễn phí 24/24.