Nổi mụn cục cứng dưới da là vì sao?

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Mụn cục cứng dưới da là hiện tượng không hiếm gặp, và nó được coi là “kẻ thù” nguy hiểm của làn da bởi sức “tàn phá” do mụn cục cứng gây ra khi không được xử lý đúng cách rất đáng sợ. Nó không chỉ khiến da trờ nền sần sùi, xấu xí mà còn để lại sẹo rỗ, gây mất thẩm mỹ. Chính vì thế, bạn cần có kiến thức về dạng mụn này, để từ đó biết cách xử lý nếu không may bị mụn cứng hỏi thăm.
Mụn cục cứng dưới da là gì?
Mụn cục cứng dưới da là hệ lụy của mụn trứng cá nặng gây ra khi không được điều trị sớm và đúng cách, khiến các nang lông bị viêm nhiễm sau đó ăn sâu vào mô trung bì da.

Các nốt mụn cứng không có đầu và không có nhân nhưng khi chạm tay vào sẽ thấy niêm mạc da chỗ đó hơi cứng, đấy chính là nhân mụn.
Tình trạng nhân mụn ẩn sâu dưới da cần được loại bỏ sớm, nếu không các vi khuẩn gây mụn sẽ lây lan, tấn công sang các nang lông bên cạnh khiến mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng tụ mủ, các mụn nang sẽ hình thành gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mụn cục cứng dưới da:
- Khi quan sát bằng mắt thường hoặc dùng tay để sờ vào sẽ thấy bên dưới da có các cục mụn cứng.
- Kích thước của các cục mụn này khá nhỏ, chúng thường nằm sát vào nhau. Một thời gian sau các cục mụn sẽ lớn hơn gây viêm, vùng da xuất hiện nốt mụn sẻ sưng tấy đỏ, kèm theo cảm giác đau nhức.
- Khi bị vỡ, tại các nốt cục cứng sẽ chảy rất nhiều máu, niêm mạc da xung quanh nốt mụn sẽ sưng đau.
- Cục mụn cứng dưới da có hình dạng giống với mụn viêm, khi chạm vào sẽ có cảm giác mềm và hơi sưng. Các nhận mụn ẩn sâu dưới da nếu như không được loại bỏ hết, lâu ngày mụn sẽ chuyển sang màu thâm đen, nhân mụn trở nên cứng và khô hơn, thậm chí để lại sẹo xấu trên da gây mất thẩm mỹ.
- Mụn cục cứng dưới da có thể mọc rải rác khắp cơ thể như mặt, cổ, ngực, lưng, thậm chí là cả vùng kín…
- Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa của người bệnh mà mức độ viêm nhiễm do mụn gây ra sẽ khác nhau. Tuy nhiên so với các loại mụn khác như mụn mủ, mụn bọc thì mụn ứng dưới da có kích thường lớn hơn.
Nếu bạn cậy hoặc nặn cục mụn cứng dưới da sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức khó chịu. Đồng thời còn phá hủy cấu trúc của da, khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, để lại sẹo lõm, sẹo xơ, gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến sự tự tin, khiến người bệnh mặc cảm tự ti, có thể bị trầm cảm.
Do đó, khi thấy da bị nổi mụn cực, các bạn tuyệt đối không cậy nặn, thay vào đó nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp.
Thủ phạm gây mụn cục cứng dưới da
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết: hầu hết bệnh nhân bị mắc cục mụn cứng dưới da là do da bị viêm nang lông, nguyên nhân là do:
- Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố bị rối loạn sẽ khiến lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn theo, tuyến nhờn vì thế sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường, lượng dầu nhờn trên da tiết ra nhiều, lỗ chân lông không bài tiết kịp, gây nên tình trạng bít tắc.
Lượng dầu nhờn dư thừa bị ứ đọng trên da khi kết hợp với bã nhờn, tế bào chết sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh bùng phát gẫy nhiễm trùng da, mụn do đó sẽ hình thành.
- Do vệ sinh da không sạch và đúng cách
Da chúng ta khá nhạy cảm, vì thế khi tiếp xúc với bụi bẩn cần phải vệ sinh sạch sẽ. Việc vệ sinh da qua loa kéo dài sẽ khiến các nốt mụn bên dưới da hình thành. Khi có sự tác động, các nốt mụn sẽ ăn sâu vào biểu bì da, gây ra các cực mụn cứng ẩn nấp sâu dưới da.

- Do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da
Hiện nay có vô vàn các loại mỹ phẩm làm đẹp, tuy nhiên không phải loại mỹ phẩm nào cũng thích hợp và phù hợp với mọi loại da. Nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da, hoặc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng sẽ gây kích ứng, dị ứng cho da, tính chất của da vì thế sẽ bị biến đổi, da trở nên yếu và mỏng hơn. Vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công vào da, gây nên các cục mụn.
- Do sử dụng mỹ phẩm có chứa hoạt chất corticoid
Corticoid là một hoạt chất thường được sử dụng trong kem trộn. Công dụng của hoạt chất này chính là ngậm nước nhanh, giúp da trở nên căng bóng, mịn màng ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất Corticoid lâu dài sẽ khiến da bị bào mòn, các nốt mụn sẽ xuất hiện, da trở nên xấu xí, thậm chí còn có thể bị teo da.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh, tự ý nặn mụn bằng tay hoặc nặn sai cách, nhân mụn không được lấy ra hết cũng là tác nhân gây ra các nốt mụn cứng ẩn bên dưới bề mặt da.
Mọc mụn cục cứng ở vùng lông mu nữ giới có nguy hiểm không?
Vùng kín là một trong những nơi vô cùng nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, khi nổi cục cứng ở vùng kín, tất cả người bệnh đều hoang mang lo lắng không biết “vùng tam giác” của mình bị làm sao, có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng mọc mụn cứng ở vùng lông mu nữ giới, cụ thể:
- Do viêm nang lông
Nguyên nhân là bạn cạo lông sai cách, khiến da tại phần lông mu bị tổn thương, khiến các nốt mụn xuất hiện.
Bên cạnh đó, việc mặc quần chíp quá chật sẽ khiến cho lưu lượng máu di chuyển đến vùng kín bị tắc nghẽn, lượng oxy cung cấp không đủ, kết hợp thêm việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến lỗ chân lông tại vùng kín bị tắc nghẽn, các nốt mụn cứng sẽ nhanh chóng hình thành gây đau nhức và ngứa xung quanh vùng kín.

- Do viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến có thể khiến vùng kín của chị em bị nổi mụn cứng. Nguyên nhân là do vệ sinh vùng kín không sạch, mạc quần chíp quá chật khiến cô bé “bí bách”, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều có mùi hôi. Viêm âm đạo cần điều trị sớm và dứt điểm nếu không sẽ cản trở quá trình mang thai ở nữ giới, ảnh hưởng đến chất lượng tình dục.
- Dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn với những đối tượng đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, lậu… là nguyên nhân khiến chị em bị mắc bệnh. Khi bị mắc các bệnh truyền nhiễm này, chị em sẽ thấy mép âm đạo, môi lớn, môi bé, vùng mu,… xuất hiện các nốt mụn cứng, lúc đầu không gây ngứa và đau. Tuy nhiên khi bị vỡ chúng sẽ tiết dịch hôi, gây bội nhiễm lở loét, người bệnh sẽ đau nhức khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến vùng kín của chị em bị viêm nhiễm diện rộng, sức khỏe suy giảm, đời sống chăn gối bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cũng như ung thư âm đạo, ung thư cổ tửu cung.
Như vậy có thể thấy mọc mụn cứng ở vùng kín nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra, nó không chỉ là dấu hiệu của mụn trứng cá thông thường mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi thấy vùng kín xuất hiện mụn bất thường kèm theo một số biểu hiện ngứa và đau rát, các bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay tức khắc để có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả.
Hi vọng với nội dung thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên các bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng mọc mụn cứng dưới da. Từ đó biết cách phòng ngừa hiệu quả, khi thấy nổi các cục mụn cứng dưới da, nhất là tại vùng kín thì đừng chủ quan coi thường mà cần thăm khám và điều trị sớm.