Những cây thuốc nam trị sỏi thận được dùng phổ biến trong dân gian

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Dân gian xưa không điều trị sỏi thận bằng thủ thuật hay thuốc như y học hiện đại mà tận dụng những cây cỏ xung quanh đời sống để khắc chế bệnh. Nhiều cây cỏ quen thuộc như cà gai leo, kim tiền thảo, mã đề, rễ có tranh,… không chỉ giúp thanh nhiệt, lợi tiểu mà còn có giúp bào mòn và hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài qua đường tiểu. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp an toàn, lành tính từ thiên nhiên, hãy cùng khám phá những cây thuốc nam trị sỏi thận qua bài viết dưới đây.

Những cây thuốc nam trị sỏi thận

1. Cây mã đề 

Trong Đông y, cây mã đề được biết đến là một trong những cây thuốc nam trị sỏi thận và các bệnh đường tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay. Với tính mát, vị ngọt nhẹ cùng hoạt chất flavonoid, aucubin và plantainoside, có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết nước tiểu và hỗ trợ đẩy sỏi nhỏ ra khỏi đường tiết niệu. Nhờ đó, cây mã đề giúp giảm tình trạng tiểu đau buốt, tiểu rắt, ngăn chặn nhiễm khuẩn tiết niệu và hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận, sỏi bàng quang hiệu quả.

  • Cách dùng:  Để tăng hiệu quả điều trị sỏi thận,bạn có thể kết hợp mã đề với râu ngỗ, cam thảo, rễ có tranh,… với lượng vừa đủ.
  • Lưu ý: Tránh dùng mã đề liên tục trong thời gian dài vì có thể gây mất cân bằng điện giải. Người bệnh huyết áp thấp, tiểu đêm nhiều cần thận trọng khi sử dụng.

2. Kim tiền thảo 

Kim tiền thảo được Y học cổ truyền ví như “khắc tinh” của sỏi đường tiết niệu nhờ công dụng phá sỏi, lợi tiểu, lợi mật. Hoạt chất soyasaponin và các flavonoid trong loại cây này có khả năng làm mềm và bào mòn sỏi theo thời gian, hỗ trợ tăng đào thải chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể.

  • Cách dùng: Sắc 30 – 40g kim tiền thảo khô cùng với 1 lít nước, có thể uống thay nước lọc hằng ngày. Để thấu hiệu quả cải thiện, bạn nên uống đều đặn, liên tục từ 2 – 4 tuần.
  • Lưu ý: Không dùng cây thuốc chữa sỏi thận này cho phụ nữ mang thai. Người tỳ bị hư yếu, thường xuyên tiêu chảy cần thận trọng khi sử dụng vì kim tiền thảo dễ gây lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy.

3. Râu ngô 

Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, râu ngô còn là vị thuốc quý trong hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật và viêm đường tiết niệu. Khoa học hiện đại chỉ ra hàm lượng vitamin K, flavonoid và muối khoáng trong râu ngô giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, thúc đẩy quá trình bài tiết sỏi nhỏ qua đường tiểu, từ đó ngăn chặn hình thành sỏi thận, sỏi mật.

  • Cách dùng: Đun 20 – 30g râu ngô tươi cùng 1 lít nước sôi, để nhỏ lửa trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó dùng nước râu ngô tươi thay nước lọc hàng ngày.
  • Lưu ý: Lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, không có thuốc trừ sâu và ẩm mốc. Không dùng râu ngô cho người tụt huyết áp, người mất nước hoặc tiểu nhiều do bệnh lý.

4. Rễ cỏ tranh 

Rễ cỏ tranh luôn nằm trong danh sách những cây thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật hiệu quả, được dân gian áp dụng phổ biến hiện nay. Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, quy vào hai kinh phế và bàng quang, thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, cầm máu và hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Theo nghiên cứu y khoa, các hoạt chất trong loại cây nay có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu, làm sạch niệu đạo, mang lại hiệu quả tích cực trong việc bào mòn sỏi thận sỏi mật, sỏi niệu quản,….

  • Cách dùng: Nấu 20 – 30g rễ cỏ tranh với 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 15 – 30 phút. Uống trong ngày thay nước lọc, nên dùng khi còn ấm.
  • Lưu ý: Không dùng cây thuốc nam trị sỏi thận này cho người có tỳ vị hư hàn, thường xuyên lạnh bụng hoặc bị tiêu chảy. Chống chỉ định với người đang dùng thuốc chống đông máu vì rễ cỏ tranh có thể làm loãng máu nhẹ.

5. Cây ngò gai

Ngò gai không chỉ là loại rau gia vị phổ biến trong bữa cơm gia đình mà còn là cây thuốc trị sỏi thận, tiêu sỏi tiết niệu vô cùng hiệu quả. Nguyên nhân là do trong cây thuóc này chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt là saponin và chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu và hỗ trợ tống xuất sỏi thận ra ngoài qua đường tiểu. Đồng thời hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu do sỏi hoặc viêm đường tiết niệu.

  • Cách dùng: Lấy 40g ngò gai tươi (hoặc 20g khô), rửa sạch, đun với 800ml nước còn 300ml, chia uống 2 lần/ngày trước bữa ăn. Dùng 5–7 ngày liên tục.
  • Lưu ý: Không dùng cây thuốc trị sỏi thận này cho người thể hàn, dễ lạnh bụng và tiêu chảy. Sử dụng ngò gai đúng liều lượng cho phép để tránh gây kích ứng đường tiêu hoá. Phụ nữ có thai cần tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

6. Cây râu mèo

Với đặc tính lợi tiểu mạnh, cây râu mèo thường được dùng điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi mật, viêm bàng quang, tiểu đau buốt,… Dược liệu này có tác dụng làm loãng và tăng cường bài tiết nước tiểu, hỗ trợ loại bỏ sỏi nhỏ qua đường tiểu, từ đó giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi tại đường tiết niệu. Ngoài ra, râu mèo còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề, hỗ trợ điều hoà huyết áp hiệu quả,…

  • Cách dùng: Dùng 30 – 50g râu mèo khô, sắc với 1 lít nước uống trong ngày. Để tăng hiệu quả lợi tiểu, loại bỏ sỏi tiết niệu, có thể kết hợp kim tiền thảo hoặc râu ngô với lượng phù hợp.
  • Lưu ý: Không dùng cây râu mèo cho người huyết áp thấp hoặc người lạng bụng, bị tiêu chảy. Nên

7. Cần tây 

Cần tây là một trong những cây thuốc nam chữa sỏi thận được dùng phổ biến trong Đông y. Ngoài công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, điều hoà huyết áp, loại cây này còn có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ làm mòn sỏi nhỏ và đào thải qua đường niệu. Nhờ đó, làm sạch đường tiết niệu, ngăn chặn quá trình hình thành sỏi thận, sỏi bàng quang, thậm chí là sỏi mật. Bên cạnh đó, cần tây còn giúp nâng cao sức khoẻ hệ tiêu hoá và cải thiện chức năng gan, thận,…

  • Cách dùng: Dùng 1 nắm cần tây tươi (khoảng 200g) rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 1 lần. Để gia tăng hương vị, có thể kết hợp dứa hoặc một ít táo.  cây thuốc trị sỏi thận/cây thuốc nam trị sỏi thận
  • Lưu ý: Người huyết áp thấp hoặc có vấn đề tiêu hoá không nên lạm dụng nước ép cần tây.

Lưu ý khi sử dụng những cây thuốc nam trị sỏi thận

  • Không dùng bất kỳ cây thuốc chữa sỏi thận nào nếu chưa có chẩn đoán của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y
  • Kiên trì sử dụng từ 2 – 4 tuần trở lên vì thuốc nam tác động chậm, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và kích thước sỏi
  • Chú ý sự thay đổi của cơ thể, tái khám định kỳ, tránh để sỏi lớn gây tắc nghẽn niệu quản
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người huyết áp thấp, người tỳ vị hư, thường xuyên lạnh bụng, tiêu chảy cần thận trọng lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị sỏi thận.
  • Dùng đúng liều, đúng thời gian, tránh lạm dụng hay sử dung thuốc qua đêm gây thiu, biến chất, nhiễm khuẩn.
  • Những cây thuốc nam chữa sỏi thận chỉ phù hợp với sỏi nhỏ (dưới 7 mm), chưa gây biến chứng. Nếu sỏi lớn gây viêm nhiễm, tắc niệu quản,… cần ca thiệp các biện pháp y học hiện đại như tán sỏi, nội soi, phẫu thuật,….
  • Kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý: uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm muối, đạm động vật, tăng cường vận động,…

Những cây thuốc nam trị sỏi thận như mã đề, kim tiền thảo, râu ngô, rễ cỏ tranh, … đều là những dược liệu quen thuộc, dễ tìm, dễ kiếm và dễ áp dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật và các vấn đề về đường tiết niệu, người bệnh cần tuân thủ ý kiến tư vấn của bác sĩ, kiên trì áp dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học,…

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ