Vì sao phải nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật? Những điều cần lưu ý

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật là một trong những chỉ định phổ biến của bác sĩ. Nhưng có rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao phải nhịn ăn trước khi phẫu thuật? Thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật bao lâu? Trước phẫu thuật nên ăn gì? Vậy hãy cùng giải đáp chi tiết về những thắc mắc này cùng các chuyên gia y khoa trong bài viết dưới đây. 

Lý do phải nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật? 

Nhịn ăn uống trước phẫu thuật là phương pháp nhịn ăn một khoảng thời gian để dạ dày trống trước khi vào phòng phẫu thuật, nhằm hạn chế các biến chứng trong và sau phẫu thuật. Một trong số đó là các biến chứng trong quá trình gây mê có thể xảy ra khi có trong dạ dày vẫn còn thức ăn, bao gồm: 

Chức năng hô hấp

Trong quá trình gây mê, chức năng hô hấp của bệnh nhân ít nhiều bị hạn chế. Lúc này khả năng thở tự nhiên sẽ không cung cấp đủ oxy cho nhu cầu của bệnh nhân. Vì vậy, trong những ca phẫu thuật kéo dài, hệ hô hấp sẽ được ức chế và kiểm soát bằng ống nội khí quản hoặc mặt nạ thanh quản. 

Trong quá trình đặt ống thở, sẽ gây ra các phản xạ kích thích nôn mửa. Nếu người bệnh ngủ không đủ sâu hoặc nhịn ăn đúng cách thì hoàn toàn có thể hít phải chất nôn từ dạ dày gây ra các biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phẫu thuật. 

Làm sạch đường ruột

Đối với phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa, người bệnh cần thực hiện nhịn ăn đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm sạch đường ruột. Tránh các biến chứng do thức ăn lọt vào cơ quan đang phẫu thuật bởi nó có thể gây nhiễm trùng sau hậu phẫu.

Thậm chí trong một số trường hợp cần phẫu thuật gấp, cấp cứu… nhân viên y tế cần sử dụng thuốc để đào thải và làm sạch đường tiêu hóa càng nhanh càng tốt. 

Buồn nôn và nôn

Thuốc gây mê và thuốc tê chứa một số chất có thể  gây giãn mạch, tụt huyết áp, ớn lạnh, buồn nôn và nôn trong quá trình phẫu thuật. 

Thậm chí thực phẩm hoặc chất lỏng từ hệ tiêu hóa khi bệnh nhân hít sặc sẽ nhanh chóng dẫn tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện chế độ nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật. 

tai-sao-khong-duoc-an-uong-truoc-phau-thuat

Thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật bao lâu?

Chỉ định nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật chắc hẳn không còn quá xa lạ. Vậy chính xác thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật bao lâu? Có nhiều ý kiến cho rằng thời gian nhịn ăn không cần quá dài. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các yếu tố phụ thuộc để quyết định thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật phù hợp như thể trạng, tính chất cuộc phẫu thuật,… Để thuận tiện cho người bệnh, việc nhịn ăn và uống trước phẫu thuật thường bắt đầu từ nửa đêm đến sáng. 

Mặc dù nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật có thể giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạ dày rỗng quá lâu cũng không khiến tỉ lệ xảy ra biến chứng giảm đi. Thậm chí, trường hợp cơ thể bị đói quá mức có thể khiến gây mất sức, sức đề kháng suy giảm, quá trình hồi phục trở nên khó khăn hơn. 

Ngoài ra, nhịn ăn uống quá lâu còn có thể gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mất nước. Tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể khiến máu đặc lại, khiến quá trình lấy máu xét nghiệm khó khăn và dễ đưa ra kết quả sai.

Theo Hiệp hội Bác sĩ gây mê Hoa Kỳ (ASA) trong nghiên cứu và hướng dẫn nhịn ăn trước phẫu thuật cho rằng: “Thời gian nhịn ăn là phù hợp tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân (tuổi tác, hoạt động hệ tiêu hoá) và tính chất cuộc phẫu thuật ( thời gian phẫu thuật dài hay ngắn, phẫu thuật trong hay ngoài ổ bụng).”

Do đó để quá trình phẫu thuật diễn ra bảo đảm, tăng tỉ lệ thành công người bệnh nên tuân thủ đúng việc nhịn ăn uống trước phẫu thuật bằng cách chủ động lập kế hoạch ăn uống và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

thoi-gian-nhin-an-uong-phau-thuat

Hướng dẫn nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật

Nếu cuộc phẫu thuật của bạn được lên kế hoạch và ấn định thời gian từ trước thì hãy thực hiện một số hướng dẫn dưới đây: 

  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Trước vài ngày hãy tiêu thụ các thực phẩm tốt cho sức khoẻ chẳng hạn như thịt lợn, thịt gà, hải sản và đậu phụ; các loại đậu; sản phẩm từ sữa ít béo…. Đây là những thực phẩm giàu protein, việc cung cấp lượng protein dồi dào sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe khoắn và hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
  • Uống nhiều nước lọc: Khi cơ thể nạp đủ nước bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng và duy trì năng lượng trong những ngày trước cuộc phẫu thuật, đồng thời làm giảm đáng kể cơn đau sau phẫu thuật. 
  • Ăn điều độ bữa trước khi nhịn ăn: Là bữa ăn cuối cùng trước khi phẫu thuật, bạn không nên nạp một lượng thức ăn quá mức vì ăn nhiều hơn bình thường có thể làm mất đi mục đích của việc nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật. Lúc này hệ tiêu hoá phải mất thời gian dài hơn để tiêu hoá hoàn toàn lượng thức ăn lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật.

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể tham khảo một số thông tin về thời gian nhịn ăn của một số loại thực phẩm phổ biến trong bảng phân tích dưới đây: 

Loại thức ăn  Thời gian tối thiểu cần nhịn 
Chất lỏng sạch  Nước lọc, nước trà, cà phê, nước ép hoa quả…  Trước phẫu thuật 2h 
Sữa  Sữa mẹ  Trước phẫu thuật 4h 
Các loại sữa đặc, sữa tươi các loại: sữa động vật… Trước phẫu thuật 6h 
Bữa ăn nhẹ  Súp, cháo loãng Trước phẫu thuật 6h 
Bữa chính Cơm, phở, bún, bánh mì, cháo đặc, các loại thức ăn chiên xào và dầu mỡ  Trước phẫu thuật 8h 

Những thực phẩm trước phẫu thuật có thể ăn và không nên ăn  

Hầu hết bệnh nhân không biết trước phẫu thuật nên ăn gì. Người bệnh nên nhịn ăn theo chỉ định và cũng không nên nhịn ăn quá thời gian. Vậy trước phẫu thuật bạn có thể ăn và không nên ăn gì, hãy tham khảo một số thực phẩm dưới đây, gồm: 

  • Thực phẩm nên sử dụng: Người bệnh nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu protein, mềm, và lỏng ví dụ như súp, cháo loãng,  nước hoa quả ép, sữa… Đây là những thực phẩm giúp bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể nhưng vẫn đảm bảo dễ tiêu hoá. 
  • Thực phẩm không nên sử dụng: Thời gian này bạn không nên ăn những loại thực phẩm cứng, dai, chứa nhiều chất xơ và đặc biệt là thức ăn chiên xào sử dụng nhiều dầu mỡ như gà rán, thức ăn nhanh… để tránh tình trạng thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường. 

Bạn có thể tham khảo thực đơn trước khi nhịn ăn uống dưới đây: 

  • 6h- 7h: Bát súp vừa (khoảng 300ml) với thành phần nguyên liệu gồm bột gạo, thịt nạc vai, khoai tây, cà rốt xắt nhỏ. 
  • 9h: 1 ly sữa (khoảng 200 – 300ml) 
  • 11h: Cháo thịt băm (khoảng 500ml) với thành phần nguyên liệu gồm gạo, thịt nạc vai, hành lá
  • 14h: Nước ép hoa quả (khoảng 200 – 300ml) 
  • 18h: 1 ly sữa (khoảng 200 – 300ml) 
  • 20h: 1 ly nước cam (khoảng 200 – 300ml) 

Lời khuyên từ chuyên gia y tế 

Dưới đây là một số lưu ý đến từ các chuyên gia người bệnh cần chú ý trước và sau khi phẫu thuật để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, hiệu quả. bao gồm: 

Lưu ý trước khi phẫu thuật

  • Trước khi vào phòng phẫu thuật hãy tuân thủ quá trình nhịn ăn, bạn chỉ có thể uống một chút nước lọc, không nên sử dụng kẹo cao su, trà, cà phê trong thời gian này. 
  • Trước khi phẫu thuật, hãy tẩy trang (nếu có) và lau sạch sơn móng tay, móng chân. Nếu tóc bạn dài, hãy buộc lại gọn gàng. Tắm rửa, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, bạn cũng có thể vệ sinh vùng phẫu thuật bằng xà phòng kháng khuẩn. 
  • Nếu bạn có các triệu chứng bất thường như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy… thì hãy liên hệ với đội ngũ y tế để được hỗ trợ đúng cách. 
  • Đối với bệnh nhân nữ đang có kinh nguyệt thì phải thông báo cho y tá hoặc bác sĩ phẫu thuật. 
  • Bạn nên cởi bỏ các trang sức như vòng cổ, vòng tay… và các vật dụng cá nhân khác.  

Lưu ý sau khi phẫu thuật

  • Sau khi phẫu thuật hoàn tất, bệnh nhân được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn ổn định, nhân viên điều dưỡng sẽ đưa bạn đến phòng bệnh. 
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn nên ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn đồ lạnh hoặc nước lạnh. 
  • Trường hợp bệnh nhân được gây tê tủy sống thì không nên ngồi hoặc đi lại nhiều. 
  • Sau phẫu thuật, bạn có thể gặp các triệu chứng bất thường như buồn nôn, chóng mặt, khó tiểu, sốt… thì hãy thông báo tới đội ngũ y tế để được hỗ trợ kịp thời. 

luu-y-sau-khi-phau-thuat

Thực tế, cơ địa và thể trạng mỗi người có thể có các yếu tố riêng biệt ảnh hưởng cũng như mức độ phản ứng cá nhân khác nhau. Do đó để đảm bảo quá trình nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật diễn ra hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đội ngũ y tế. Việc kiêng khem quá mức đôi khi có thể gây tác động xấu đến thành công của cuộc phẫu thuật. Hiểu biết và thực hiện tốt chỉ định nhịn ăn uống là một trong những cách giúp cuộc phẫu thuật trở nên thuận lợi hơn.

5/5 - (5 bình chọn)
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ