9 nguyên nhân đau dạ dày không phải ai cũng biết

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất khi gặp vấn đề đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tình trạng này ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế mà việc nắm rõ nguyên nhân đau dạ dày cũng như các triệu chứng đi kèm sẽ giúp người bệnh chủ động thăm thăm khám, điều trị nếu không may mắc bệnh.

Thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày là cảm giác đau âm ỉ, đau tức hoặc nóng rát vùng thượng vị do quá trình tăng tiết axit dịch vị dạ dày, do rối loạn vận động hay do bao tử bị tổn thương. Cảm giác khó chịu thường xuất hiện ở vùng bụng trên rốn, vị trí chính giữa bụng, đôi khi lệch sang bên phải hoặc bên trái và có thể lan đến vùng lưng. 

Đau dạ dày thường diễn ra trong thời gian ngắn, đau theo từng cơn với mức độ âm ỉ. Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn về đêm, khi đói hoặc sau khi ăn khiến người bệnh có cảm giác tức bụng, ấm ách bụng và ăn không ngon miệng.

Nhưng nếu cảm giác đau dạ dày kéo dài, mức độ đau dữ dội, đau quặn thắt kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, hơi thở có mùi hôi thì đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đau dạ dày

Các chuyên gia y tế cho rằng chứng đau dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý hoặc do mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá,… Dưới đây là một số nguyên nhân đau dạ dày thường gặp nhất:

Thói quen ăn uống không khoa học 

Vấn đề ăn uống có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe đường tiêu hoá. Vì thế, thói quen ăn uống không khoa học được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Đặc biệt là một số thói quen thiếu lành mạnh như:

  • Ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya
  • Ăn uống không điều độ, ăn quá nhanh, quá no hoặc để bụng đói trong thời gian dài
  • Dung nạp quá nhiều đồ muối chua, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, chơi game, đọc sách, học bài,…
  • Sử dụng thực phẩm ôi, thiu, không đảm bảo an toàn vệ sinh
  • Uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá, chất kích thích

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng hay không dung nạp thực phẩm là nguyên nhân gây đau dạ dày ở khoảng 5% người trường thành và khoảng 3% trẻ em. Đây là các phản ứng bất lợi với thức ăn thông qua cơ chế miễn dịch. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ miễn dịch cơ thể nhầm lẫn protein trong một số thực phẩm với các tác nhân gây hại, dẫn đến việc giải phóng các hoá chất trung gian miễn dịch như histamine. 

Dù chỉ tiếp xúc với lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng, những người không dung nạp thực phẩm ấy có thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng dữ dội, phù mặt, khó thở, nôn, hạ huyết áp, mẩn ngứa,… Một số thực phẩm dễ gây dị ứng·là đậu phộng, đậu nành, sữa, lúa mì, trứng, cá, động vật có vỏ như ốc, nghêu…. 

Thức khuya

Một trong những nguyên nhân đau dạ dày phổ biến nhất ở người trẻ là do chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Ban đêm là khoảng thời gian dạ dày nghỉ ngơi và tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày. Ở những người thường xuyên thức khuya, hệ tiêu hoá không được nghỉ ngơi mà tiếp tục tăng tiết dịch vị. Lượng dịch vị quá nhiều sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét niêm mạc, gây đau đớn và vô cùng khó chịu. 

Thức khuya có gây đau dạ dày không? – CÓ. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh về sau.

Stress và căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân đau dạ dày phổ biến ở những người làm việc trí óc. Khi tâm lý thường xuyên lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng hormone và chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày. Điều này dẫn đến một loạt triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, chán ăn,… Bên cạnh đó, sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do stress kéo dài có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc –  học tập của người bệnh.  

Chứng khó tiêu thức ăn

Chứng khó tiêu là biểu hiện thường gặp khi bị rối loạn tiêu hoá. Tình trạng này thường tự hết sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị (dạ dày, tá tràng, thực quản) kéo dài và kèm theo triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng,…

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị thương tổn, viêm sưng dẫn đến các vết loét. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP). Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tiết độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đồng thời cản trở quá trình sản xuất yếu tố bảo vệ, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành vết loét trên niêm mạc bao tử.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài cũng khiến dạ dày bị tổn thương và dễ bị viêm loét. 

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính là nguyên nhân đau dạ dày đột ngột thường xuất hiện sau khi uống nhiều rượu, bia, sử dụng chất kích thích, ăn thức ăn cay nóng hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau Aspirin, Non Steroid,... Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm sưng dẫn đến hiện tượng đau bụng dữ dội. Cơn đau kéo dài từng đợt ngắn và thường xuất hiện tạm thời trong một thời điểm nhất định. 

Khối u ác tính ở dạ dày

Khi xuất hiện khối u ác tính ở dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, đau quặn thắt vùng thượng vị. Cơn đau diễn ra thường xuyên hơn, đau cả trước và sau nữa ăn và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc giảm đau. Ngoài đau dạ dày, người bệnh ung thư dạ dày còn có biểu hiện buồn nôn, nôn, chán ăn, cân nặng giảm đột ngột, đại tiện bất thường, phân có màu đen lẫn máu,… 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Song bệnh thường gặp hơn ở những người lạm dụng bia rượu, thuốc lá , người có tiền sử viêm dạ dày không khám chữa dứt điểm,…  

Tác dụng phụ của thuốc

Bên cạnh hiệu quả chữa trị thì một số thuốc điều trị có thể gây khó chịu cho dạ dày và một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, co thắt dạ dày,… Mọi người cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Naproxen, Oxycodone, Ibuprofen,….; thuốc kháng sinh, thuốc giảm Cholesterol, thuốc điều trị ung thư hay một số thực phẩm chức năng bổ sung sắt,..

Biến chứng nguy hiểm khi bị đau dạ dày?

Trường hợp đau dạ dày cấp tính, triệu chứng đau bụng thường xuất hiện đột ngột, cơn đau âm ỉ kéo dài từng đợt ngắn. Nếu khám chữa sớm thì tình trạng bệnh sẽ khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần mà không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. 

Trường hợp đau dạ dày cấp tính do bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm niêm mạc dạ dày cấp tính,… nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh kéo dài, tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh không chỉ đau đớn, khó chịu hơn do cơn đau xuất hiện thường xuyên với mức độ dữ dội. Mà còn đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ như:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị 
  • Ung thư dạ dày

Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa ngay khi có biểu triệu chứng; 

Khi nào người bệnh đau dạ dày cần thăm khám chuyên khoa? 

Nhiều người thường nhầm lẫn đau dạ dày với triệu chứng đau bụng do rối loạn tiêu hoá hay viêm ruột thừa, bán tắc ruột, viêm tuỵ cấp,… Vì vậy khi có dấu hiệu đau bụng bất thường, người bệnh cần đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác. Nhất là khi xuất hiện kèm theo một số biểu hiện sau:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng trên rốn. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài từng cơn
  • Buồn nôn, nôn
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc chua
  • Phân có màu đen, đôi khi có lẫn máu  
  • Sút cân đột ngột 

Đau dạ dày ngày càng phổ biến và hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Việc xác định rõ nguyên nhân đau dạ dày sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc khám chữa bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy gọi đến số hotline 0969 668 152 – 02437 152 152để được các chuyên gia tư vấn miễn phí 24/24.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ