Nấm tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân gây nấm tay chân

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Nấm tay chân là bệnh lý da liễu phổ biến, dễ phát sinh trong điều kiện ẩm ướt. Triệu chứng thường gặp bao gồm bong tróc da, ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người bệnh chủ quan, không chủ động điều trị sớm ngay từ ban đầu khiến bệnh tái lại nhiều lần, gây khó khăn trong quá trình hồi phục. Để hiểu rõ hơn về bệnh da liễu này, mời chị em cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Bệnh nấm tay chân là gì?

Nấm tay chân là bệnh nhiễm trùng da do các loại vi nấm như T. verrucosum, Dermatophytes, Nannizzia gypsea, Microsporum canis,… gây ra. Chúng phát triển mạnh mẽ ở những vùng da kín, ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi như lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, chân, thậm chí là phần móng tay chân.

Bệnh nấm tay chân

Số liệu thống kê cho thấy có ít nhất 25% dân số thế giới đã và đang bị nấm tay chân. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người lao động chân tay, thường xuyên tiếp xúc với nước như đầu bếp, thợ uốn tóc gội đầu, nông dân làm ruộng, chăn nuôi, người bán nước giải khát,… Mặc dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng trong quá quá trình hình thành và phát triển, vi  nấm tiết ra độc tố gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước vô cùng khó chịu. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây nấm tay chân

Tác nhân gây bệnh nấm tay chân là các loại nấm sợi (Trichophyton Rubrum, T. Mentagrophytes, T. Interdigitale…), nấm men (Candida Albican, C.tropicalis, Malassezia) và nấm mốc (Fusarium, Aspergillus, Screiopsis Brevicaulis,…). Chúng sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 30oC, pH từ 6,9 – 7,2, đặc biệt là những không gian ẩm ướt như phòng tắm, phòng thay đồ,… Nấm da tay chân rất dễ lây lan qua tiếp xúc với người hoặc động vật nhiễm bệnh hoặc qua vật dụng trung gian có nấm như khăn tắm, quần áo, tất, giày,… Mặt khác, do người bệnh có thói quen gãi ngứa nên vi nấm dễ lây lan sang các vùng da lân cận. Nhiều bệnh nhân thường bị nấm tay cùng lúc với nấm chân, thậm chí nấm xuất hiện ở cả hai chân và một tay.

Một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị nấm tay chân:

  • Sinh sống trong môi trường tập thể như khu bán trú, ký túc xá, doanh trại bộ đội,…
  • Đặc điểm nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, đầu bếp, thợ làm tóc, nhân viên vệ sinh, bán hàng nước,….
  • Đi giày, đeo tất ẩm ướt hoặc quá chật trong thời gian dài
  • Mang găng tay cao su nhiều giờ liền
  • Trong gia đình có thành viên bị nấm móng hoặc nấm da tay chân
  • Cơ địa ra nhiều mồ hôi tay, chân
  • Người lớn tuổi,người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác
  • Dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn lau, khăn tắm, ga trải giường,… với người bị bệnh nấm tay chân
  • Mắc bệnh tiểu đường, ung thư đang hoá trị, xơ vữa động mạch, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm HIV,…
  • Tổn thương móng tay chân hoặc đang mắc bệnh về da liễu như vẩy nến,…
Đi giày, đeo tất ẩm ướt trong thời gian dài dễ gây nấm chân

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da tay chân

Dưới đây là triệu chứng điển hình bệnh nấm da tay chân:

Triệu chứng nấm da tay chân

  • Ở vùng da trên cánh tay, mu bàn tay hoặc giữa các kẽ ngón tay, chân xuất hiện các vết phát ban hình tròn hoặc dạng vòng có viền nổi lên và vảy bao quanh.
  • Tại vị trí nấm da, người bệnh cảm thấy ngứa dữ dội, nhất là khi bàn chân hoặc tay đổ mồ hôi hoặc bị ẩm ướt.
  • Da tay chân thường bị khô, tróc vảy, đặc biệt ở giữa các ngón chân hoặc lòng bàn tay.
  • Xuất hiện các vết nứt sâu, nhỏ trong lòng bàn tay, bàn chân hoặc giữa kẽ ngón tay, có thể gây đau khi đi lại hoặc cầm nắm.
  • Vết nấm ở những vùng da sáng màu nổi mẩn đỏ ngứa. Tại vùng da sẫm màu , mảng da nấm sẽ có màu nâu hoặc xám.
  • Nổi mụn nước nhỏ, dễ vỡ, gây khó chịu ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay hoặc các vùng da lân cận. Một số trường hợp nấm da có thể lan tới móng tay nếu người bệnh có thói quen gãi ngứa.
Nấm da tay

Triệu chứng nấm móng tay chân

Nấm móng tay chân khởi phát từ việc nhiễm nấm da tay chân không điều trị dứt điểm, khiến nấm lây lan đến vùng móng. Đôi khi, nấm móng hình thành do chấn thương hoặc vấn đề nào đó tại viền móng. Triệu chứng nấm móng tay và chân thường gặp nhất là:

  • Móng chuyển sang màu trắng đục, vàng, nâu hoặc đen. Sự đổi màu thường bắt đầu từ một phần nhỏ của móng và lan rộng ra.
  • Bề mặt gồ ghề, xù xì, không mịn màng như móng khỏe mạnh. Mặt móng phủ một lớp vảy mịn, có các sọc dọc hoặc ngang
  • Móng bị nhiễm nấm dày, mủn và giòn hơn. Móng có thể vỡ hoặc gãy khi bị chấn động nhẹ hoặc do áp lực từ giày dép.
  • Tổn thương dưới móng khiến móng tách rời khỏi nền móng, gây đau và khó chịu khi đi lại hoặc cầm nắm.
  • Vùng quanh móng xuất hiện triệu chứng viêm như sưng đỏ, đau nhức, có mủ, gây ngứa và khó chịu cho người bệnh.
  • Nấm móng gây mùi hôi khó chịu do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn và nấm.
Nấm móng chân

Cách chữa nấm tay chân

Nấm tay chân là bệnh lý da liễu không hiếm gặp. Bệnh dễ mắc, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và gây một số phiền toái nhất định trong sinh hoạt hàng ngày. Theo các bác sĩ, nếu tình trạng nấm nhẹ, triệu chứng bệnh không quá khó chịu và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà mà không cần đến bệnh viện để điều trị. Những nếu nấm da tay lan rộng, xuất hiện viêm nhiễm hoặc tái phát nhiều lần thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách trị nấm da tay chân và nấm móng hiệu quả nhất hiện nay:

Thuốc chữa nấm tay chân

Cách trị nấm tay chân được áp dụng phổ biến nhất tại các bệnh viện, phòng khám da liễu là dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp thuốc điều trị toàn thân. Mỗi loại thuốc có công dụng, liều dùng và cách sử dụng khác nhau, việc dùng thuốc nào sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Thuốc bôi trị nấm tay chân

Đối với người bệnh bị nấm tay chân mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ kê các loại kem hoặc gel chống nấm chứa hoạt chất Clotrimazole, Terbinafine, hoặc Miconazole để giảm cảm giác ngứa và hạn chế sự phát triển của vi nấm. Người bệnh có thể dùng trực tiếp kem chống nấm lên vùng da bị bệnh trong khoảng 2 – 4 tuần, lưu ý trước khi thoa thuốc cần đảm bảo vùng tổn thương sạch sẽ và khô ráo.

  • Thuốc uống trị nấm tay chân

Thuốc trị nấm tay chân đường uống được kê đơn trong trường hợp nấm suy giảm miễn dịch khiến tình trạng nhiễm nấm nặng, có tiền sử tái phát nhiều lần và việc dùng thuốc kháng nấm tại chỗ không hiệu quả. Thuốc được chỉ định uống duy trì từ 6 -12 tuần. Trong quá trình sung thuốc, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu mỗi tháng để theo dõi và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc trị nấm đường uống như thuốc kháng nấm,  chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch,… mang lại hiệu quả cao, giúp loại bỏ nấm từ gốc rễ nhưng chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, mẩn ngứa, tổn thương gan,… Do đó, người bệnh có sức khoẻ yếu, mắc bệnh gan, suy tim sung huyết, phụ nữ mang thai không được chỉ định điều trị theo phương pháp này.

Một số trường hợp trị nấm móng tay chân bằng thuốc không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng biện pháp cắt bỏ móng hoặc phá bỏ móng bằng hoá chất.

Cách trị nấm tay chân tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên khoa thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị nấm tay chân tại nhà như sau:

Trị nấm da tay chân bằng giấm táo

Với hàm lượng axit cao, giấm táo có công dụng ức chế sự phát triển của vi nấm và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát ở vùng da bị tổn thương. Giấm táo giúp trị nấm móng chân tay bằng cách:

  • Pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1.
  • Ngâm tay/chân bị nhiễm nấm trong dung dịch giấm táo từ 15 – 20 phút mỗi ngày. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
  • Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Trị nấm móng tay chân bằng tỏi

Chữa nấm tay chân tại nhà bằng tỏi

Tỏi chứa hợp chất allicin – một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế sự phát triển của vi nấm, vi khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và ngăn chặn sự lây lan của nấm sang các vùng da khác. Cách trị nấm tay chân bằng tỏi được nhiều người áp dụng là:

  • Giã nát 3 – 4 tép tỏi tươi, trộn với một ít dầu oliu hoặc nước ấm để tạo thành hỗn hợp.
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị nhiễm nấm, để trong 20-30 phút.
  • Rửa sạch bằng nước ấm và lau khô.
  • Áp dụng 1-2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Dùng dầu dừa trị nấm tay chân tại nhà

Dầu dừa chứa hàm lượng cao axit lauric, một loại axit béo có khả năng kháng khuẩn và chống nấm tự nhiên. Axit lauric làm suy yếu màng tế bào của nấm, khiến chúng không thể phát triển và sinh sản. Ngoài ra, dầu dừa còn có công dụng dưỡng ẩm, làm mềm da và  giúp phục hồi các tổn thương trên da.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một lượng dầu dừa nguyên chất, thoa trực tiếp lên vùng da bị nhiễm nấm.
  • Massage nhẹ nhàng để dầu thấm sâu vào da.
  • Lưu ý có thể để dầu dừa qua đêm mà không cần rửa lại bằng nước. Kiên trì thoa dầu dừa 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng nấm cải thiện.

Cách trị nấm tay chân tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên biệt, Nếu tình trạng nấm da lan rộng hoặc có xu hướng bội nhiễm, cần liên hệ với bác sĩ để được khắc phục và xử lý kịp thời.

Đừng chờ đến khi nấm tay chân tiến triển phức tạp mới tìm cách chữa trị, Hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn nguy cơ lây lan và tái phát nhiều lần. Nếu còn băn khoăn về bệnh nấm tay chân, hãy liên hệ với các chuyên gia phòng khám bằng cách gọi đến số điện thoại 0969 668 152 – 02437 152 152 để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ