Nấm ở mông: Tất tần tật về nấm ở mông

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Nấm ở mông tuy ít được nhắc đến nhưng lại là vấn đề gây nhiều phiền toái cho người mắc bởi cảm giác ngứa ngáy dai dẳng, mẩn đỏ và khó chịu khi di chuyển. Nhất là trong môi trường nóng ẩm, mồ hôi tiết nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh bùng phát và kéo dài. Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý nấm ở mông một cách hiệu quả? Bài chia sẻ của Thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Thị Quy – Trưởng khoa Da liễu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Nấm ở mông là bệnh gì?
Nấm ở mông là một dạng bệnh nấm da do xâm nhập và phát triển của nấm men hoặc nấm dạng sợi. Ở điều kiện bình thường, vi nấm chung sống hoà bình với thảm sinh vật sinh sống cộng sinh trên bề mặt da. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, suy giảm hệ miễn dịch do sử dụng kháng sinh lâu ngày,… thì chúng sẽ sinh trưởng quá mức và gây viêm nhiễm.

Nấm ở mông có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, tiểu đường, HIV/AIDS, người đang điều trị ung thư,… có nguy cơ mắc cao hơn cả. Hình ảnh nấm mông thường gặp là những mảng đỏ hoặc trắng, đôi khi sẫm màu hơn và gây ngứa, châm chích da. Bệnh một khi có biểu hiện nếu không điều trị sớm sẽ lan nhanh xuống vùng bẹn, đùi và dẫn đến biến chứng ngứa dữ dội, nhiễm trùng da,…
Dấu hiệu bị nấm ở mông
Dấu hiệu bị nấm ở mông trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Chỉ khi nấm men, nấm sợi ở mông phát triển mạnh, gây tổn thương da thì người bệnh mới nhận thấy hình ảnh bị nấm mông rõ ràng. Bệnh nấm ở mông thường biểu hiện dưới hai dạng chính là lang ben và hắc lào. Mỗi dạng bệnh sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau:
Dấu hiệu bị nấm ở mông dạng lang ben
Lang ben là bệnh ngoài da thường gặp ở những bạn trẻ, đặc biệt là những người sở hữu làn da dầu. Bệnh do một loại nấm men thường trú trong cổ nang lông tuyến bã có tên là Pityrosporum Ovale gây ra. Chúng ưa chuộng môi trường dầu mỡ nên thường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện da dầu, nhiều mồ hôi, suy giảm hệ miễn dịch, nội tiết tố thay đổi, và sử dụng corticosteroid dài ngày,…

Một số biểu hiện nhiễm nấm ở mông dạng lang ben là:
- Xuất hiện những những chấm, đốm nhỏ màu hồng trên da giống bèo tấm với đường kính nhỏ. Theo thời gian, chúng liên kết với nhau thành các đám với giới hạn rõ và chuyển sang màu nâu, nâu vàng hoặc trắng.
- Vùng da tổn thương có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước dao động từ 1 – 3 cm và trên bề mặt có thể xuất hiện những vảy trắng nhỏ.
- Nấm bẹn nấm mông không gây đau đớn. Khi nóng hoặc ra nhiều mồ hôi có thể gây ngứa râm ran nhưng không quá khó chịu.
Dấu hiệu nhiễm nấm ở mông dạng hắc lào
Bệnh hắc lào do các loại nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm và dễ đổ mồ hôi. Vị trí thường gặp nhất khi bị nhiễm nấm ở mông là da hai bên mông, kẽ mông, ngoài ra tổn thương có thể xuất hiện ở bẹn đùi hoặc hai bên đùi.

- Các nhận biết bệnh hắc lào ở mông:
- Tổn thương trên da có màu đỏ, hình tròn giống đồng xu với ranh giới rõ ràng. Trên viền là những nốt mụn nước nhỏ, có xu hướng lành ở trung tâm.
- Vùng da tổn thương xuất hiện các vảy da có kích thước to dần về sau, lan rộng ra xung quanh, liên kết với nhau tạo thành mảng lớn.
- Ngứa dữ dội về đêm hoặc khi thời tiết oi bức, cơ thể đổ nhiều mồ hôi
Khi bị nấm ngứa vùng mông, hầu hết người bệnh đều có xu hướng cào, gãi để giảm cảm giác khó chịu. Nhưng thực tế, việc làm này không giúp giảm bớt cơn ngứa mà ngược lại còn khiến làn da bị tổn thương. Nhất là khi mụn nước bị vỡ, vi khuẩn, vi trùng sẽ ngay lập tức xâm nhập vào vị trí mụn và gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương do nấm hắc lào sẽ lan rộng khắp cơ thể hoặc chàm hoá.
Nhiễm nấm ở mông có nguy hiểm không?
Nhiễm nấm ở mông không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng ngứa và kích ứng da kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, dễ lo lắng, căng thẳng. Bên cạnh đó, việc cào gãi nhiều có thể khiến vùng da nhiễm nấm bị trầy xước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Chưa kể, nấm ngứa vùng mông nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ tái phát nhiều lần và lan sang các vùng da lân cận như bẹn, đùi, khiến người bệnh đối mặt vớ những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị nấm ở mông an toàn, hiệu quả
Trong bối cảnh y học phát triển hiện đại, việc điều trị nấm ở mông không còn là thách thức. Tuy nhiên, bệnh lý do nấm rất dễ tái phát, triệu chứng giai đoạn sau thường phức tạp và bùng phát mạnh mẽ hơn lần trước nên yêu cầu phương pháp điều trị cần phù hợp, trọng tâm và dứt điểm.
Hiện nay, bệnh nấm ở mông được điều trị hiệu quả bằng thuốc dạng bôi và uống. Tùy thuộc vào dạng nấm ở mông dạng hắc lào hay dạng lang ben mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp:
Thuốc trị nấm da ở mông dạng lang ben
Thuốc bôi tại chỗ: Người bệnh nhiễm nấm ở mông thể nhẹ được dùng thuốc bôi tại chỗ chứa hoạt chất Ketoconazole, natri salicylat và acid acetylsalicylic,… để tiêu diệt vi nấm và vi khuẩn gây hại trên da, từ đó ngăn ngừa lang ben lan rộng. Hầu hết các loại kem bôi thường không gây ra tác dụng phụ nếu dùng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, người có làn da nhạy cảm hay cơ địa dễ dị ứng trong giai đoạn đầu sử dụng có thể bị châm chích da hoặc nổi ban đỏ ngứa nhẹ.
Thuốc uống: Thuốc chữa lang ben đường uống được chỉ định trong trường hợp nấm da ở mông nặng, nguy cơ lan rộng và gây ngứa dai dẳng. Thuốc được dùng kết hợp với các loại kem bôi tại chỗ, nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm. Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như nổi mẩn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu,… Vì thế, nếu bạn đang có bệnh nền hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
Thuốc trị nấm mông dạng hắc lào
Thuốc bôi: Thuốc bôi chữa nấm ở mông thường chứa hoạt chất imidazol, ketoconazol econazole,… Loại kem bôi này thường không màu, mùi hương dễ chịu, không nồng gắt,… mang lại hiệu quả khả quan trong việc kiểm soát cơn ngứa và ngăn ngừa hắc lào lây lan .
Thuốc uống: Thuốc uống chữa hắc lào được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát nhiều lần và chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù thuốc có ưu điểm là giảm nhanh triệu chứng khó chịu và kiểm soát tình trạng lây lan nhưng những người có vấn đề về gan, thận hay các bệnh lý mãn tính nên cân nhắc trước khi sử dụng vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Trong quá trình điều trị nấm cho trẻ ở mông, cần đặc biệt lưu ý chỉ sử dụng thuốc chống nấm dành riêng cho trẻ em, tránh dùng các loại thuốc tác dụng mạnh dành cho người lớn. Khi thoa thuốc chữa nấm cho trẻ ở mông đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng. Nếu thấy biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, cần ngưng thuốc và báo ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Với sự tiến bộ trong y học hiện nay, các phương pháp điều trị nấm da đã trở nên đa dạng và hiệu quả hơn, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hạn chế tái phát. Bên cạnh sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, việc chăm sóc và duy trì vệ sinh cá nhân sẽ giúp kiểm soát triệt để tình trạng bệnh, mang lại cảm giác thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm ở mông hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chữa nấm ở Mông, hãy liên hệ với các chuyên gia da liễu hàng đầu theo số điện thoại 0969 668 152 – 02437 152 152 để được tư vấn chi tiết.