Nấm Candida ở da là bệnh gì? Điều trị thế nào hiệu quả
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Nấm candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, trong đó điển hình nhất là nấm candida ở da. Bệnh có thể gây viêm nhiễm cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về bệnh nấm candida ở da, bạn đọc hãy cùng chuyên mục Cẩm nang sức khỏe tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bệnh nấm candida là gì?
Candida là một loại vi nấm có thể sống hoại sinh ở trạng thái cân bằng với các vi khuẩn khác trong cơ thể. Tuy nhiên, vì một tác nhân nào đó mà nấm candida từ trạng thái hoại sinh chuyển sang ký sinh và bắt đầu gây bệnh.
Candida là nấm gì? Candida là một loại nấm có tên gọi là Candida albicans. Loại nấm men này được kiểm soát bởi lợi khuẩn, hệ miễn dịch. Trong một số trường hợp, các vi sinh vật có lợi ở đường ruột chịu tác động bởi kháng sinh hay yếu tố môi trường, khả năng cân bằng và kiểm soát trên sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Nấm candida có ở đâu? Bạn có thể bị nấm candida ở da hay những bộ phận khác trên cơ thể như: miệng, cổ họng, âm đạo,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida ở da
Nấm candida là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bệnh chính xác. Thông thường, bệnh nhiễm nấm candida ở da thường xảy ra ở những vùng da ít thông thoáng, ẩm ướt như:
- Bàn tay của người thường xuyên sử dụng gang tay
- Vành da ở gốc móng tay của những người thường xuyên tiếp xúc với nước
- Vùng da quanh háng
- Các nếp nhăn ở mông hay những nếp da dưới ngực
Khi bị nấm candida ở da, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng da đỏ, ẩm, ngứa, một số trường hợp còn nổi mụn mủ nhỏ xung quanh.
Bệnh nếu không điều trị kịp thời, nấm candida có thể tấn công vào máu qua vị trí mở khí quản, ống thông khí hay vết thương phẫu thuật, từ đó gây nhiễm trùng máu đe dọa tới tính mạng. Do đó, khi thấy bản thân có hiện tượng nhiễm nấm candida, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân gây nấm candida ở da thường gặp
Nấm candida gây bệnh thường gặp đó là candida albicans. Loại nấm này tồn tại ở khắp mọi nơi, không chỉ ngoài da mà nó còn có cả bên trong cơ thể.
Điều kiện thuận lợi để nấm candida phát triển tốt đó là những khu vực có độ ẩm và nhiệt độ cao như bộ phận sinh dục, nấm candida ở nách và một số khu vực nhất định trên da. Cũng vì lý do này mà nấm candida ở nữ giới phổ biến hơn nấm candida ở nam giới.
Loại nấm này dễ phát triển, bùng phát mạnh và xâm nhập những người có hệ miễn dịch yếu như: phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm candida ở da như:
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp gây ra tình trạng thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc steroids trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên có lợi trong cơ thể, làm mất cân bằng vi sinh tại chỗ, tạo cơ hội cho nấm candida phát triển.
- Các vùng cơ thể ẩm ướt hay đổ mồ hôi nhiều như: nách, bẹn, vùng da giữa những ngón tay, ngón chân hay khóe miệng, vùng dưới ngực cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Chẩn đoán bệnh nấm candida ở da như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh nấm candida, người bệnh sẽ cần khai thác tiền sử bệnh lý, nhất là những triệu chứng của bệnh đang gặp phải. Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết thêm thông tin về:
- Những loại thuốc (nhất là thuốc kháng sinh) mà bạn đang sử dụng
- Các bệnh lý có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch,…
Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ còn dựa vào cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất, nhất là các trước hợp bệnh nhân không có triệu chứng. Những xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh như:
- Nội soi thực quản
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết
Điều trị nấm candida ở da như thế nào?
Bệnh nấm candida ở da không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp bởi y khoa. Khi bị nhiễm nấm candida ở da, bạn có thể sử dụng những loại thuốc uống, kem bôi ngoài da để điều trị bệnh hiệu quả.
Vùng da bị nhiễm bệnh cần được giữ khô thoáng và sạch sẽ, tránh nứt nẻ. Việc điều trị nấm candida cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống chữa bệnh tại nhà.
Bởi, mỗi vị trí da nhiễm nấm, mức độ bệnh sẽ được điều trị bằng loại thuốc chuyên khoa khác nhau. Việc sử dụng sai thuốc, sai cách có thể dẫn tới tình trạng kích ứng da, gặp tác dụng phụ của thuốc, khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn, tiền mất tật mang.
Phòng ngừa bệnh nhiễm nấm candida ở da như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh nhiễm nấm candida ở da, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Giữ cho da luôn sạch, khô thoáng, tránh mặc quần áo bó sát hay đồ lót quá chật chội gây bí bách, khó thấm hút hồ hôi. Vệ sinh cá nhân bằng các sản phẩm sữa tắm phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng tốt, chủ động đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý, hay nước muối ấm, thay bàn chải đánh răng 2 tháng/ lần, không sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác.
- Dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao.
- Kiểm soát hàm lượng đường trong máu tốt, nhất là những người mắc bệnh đái tháo đường.
- Có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Bị nấm candida nên ăn gì để đẩy lùi bệnh nhanh chóng
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hồi phục của cơ thể và đẩy lùi bệnh. Khi bị nấm candida, người bệnh nên ăn những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị nấm hiệu quả như:
Sữa chua
Sữa chua hay những sản phẩm làm từ sữa chứa lượng lớn lợi khuẩn giúp kiểm soát nấm candida, đồng thời bổ sung lợi khuẩn và tránh nấm phát triển. Hơn nữa, sữa chua chứa axit lactic làm tăng lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm hoạt tính của những chất gây hại cho đường ruột.
Ngoài ra, nó kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thụ các dưỡng chất cho cơ thể nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thực phẩm giàu vitamin C và A
Các loại thực phẩm giàu vitamin C và A là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những đối tượng nhiễm nấm candida ở da.
- Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả. Những loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, dứa, kiwi, bông cải xanh,…
- Vitamin A giúp ngừa nấm rất tốt vì thế bạn nên ăn thường xuyên để phòng ngừa bệnh. Những thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, đu đủ, xoài chín, cà chua,…
Các loại hạt
Những loại hạt như: bí đỏ, óc chó, hạnh nhân, hạt cải,… rất tốt cho người mắc bệnh nấm candida ở da. Vì thế, bạn đừng bỏ qua nhóm thực phẩm này nhé
Hành tây, tỏi
Không chỉ giúp món ăn đậm đà, có mùi vị đặc biệt hơn mà hành tây, tỏi còn hỗ trợ đẩy lùi bệnh nấm candida hiệu quả. Trong hành tây có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên chóng nấm rất tốt.
Tỏi giàu lưu huỳnh, hoạt chất allicin – các chất chống nấm tự nhiên. Việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, chống nấm hữu hiệu.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh nấm candida ở da. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giải đáp, bạn hãy chat ngay với bác sĩ [TẠI ĐÂY]
Xem thêm: Thuốc trị nấm ngừa vùng kín