Mụn trứng cá ở đâu trên cơ thể?

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Mụn trứng tuy không nguy hại gì đến tính mạng nhưng để lại sẹo lồi, sẹo lõm khiến người bệnh tự ti. Vì thế, cần phải nắm bắt được vị trí xuất hiện mụn trứng cá ở đâu trên cơ thể để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

9 vị trí mọc mụn trứng cá

Mụn trứng cá là bệnh ngoài da phổ biến, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên, nữ thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam.

Các nốt mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể mà bạn khó có thể lường trước được. Tuy nhiên, có 10 vị trí mà mụn trứng cá thường “ghé thăm”, bao gồm:

Mụn trứng cá ở cằm

Mụn trứng cá ở cằm không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin của nhiều người. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn có thể bùng phát nghiêm trọng, thậm chí tái đi tái lại nhiều lần, gây khó khăn trong điều trị. Tuy nhiên, để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, cần phải xác định rõ nguyên nhân.

Mụn trứng cá ở cằm

Mụn trứng cá dưới cằm là hiện tượng phổ biến rất thường gặp ở cả 2 giới nam và nữ. Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị mụn trứng cá xung quanh cằm, viềm hai bên hàm là do nối loạn nội tiết tố, rối loạn hormone. Vì thế nữ giới, thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, người đang mắc buồng trứng đa nang thường là đối tượng dễ bị mụn trứng cá nhất.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn chất nóng, chất cay, nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh, ít chất xơ hay uống ít nước trong ngày, mô hình chung đã khiến làn da của bạn bị khô hơn, rất dễ bị nứt nẻ, bị thương tổn, các nhân mụn trứng cá sẽ nhanh chóng hình thành.

Chu trình chăm sóc da không đúng, vệ sinh da không sạch, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng sẽ tạo điều kiện cho nhân mụn hình thành và phát triển nhanh.

Mụn trứng cá ở cổ nếu như không điều trị đúng cách sẽ khiến mụn tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần, để lại nhiều hệ lụy xấu cho làn da.

Để khắc phục tình trạng nổi mụn trứng cá ở cằm, trước tiên bạn cần phải có chế độ chăm sóc da đúng cách, sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp với da để tránh tình trạng da bị nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, cần phải xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, uống đủ 2 lít nước/ngày để hạn chế nhân mụn phát triển.

Đặc biệt không tự cậy nặn nhân mụn nếu không sẽ khiến mụn viêm lan tỏa sang các vị trí lân cận, khiến cho việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn.

Mụn trứng cá ở mũi

Bên dưới lớp da là hệ thống tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi. Khi cơ thể hoặc làn da gặp vấn đề bất thường, lượng bã nhờn sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường, khiến chúng không thể đào thải hết ra bên ngoài ra mà lại bị cuộn dính với tế bào chết, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi phát triển, hình thành nên các nhân mụn.

Mụn trứng cá ở mũi

Mũi là khu vực lỗ chân lông rộng nhất trên khuân mặt vì thế, mụn trứng cá xuất hiện tại vị trí này thường xuyên. Ban đầu chỉ là các mụn đầu đen ẩn nằm bên dưới lỗ chân lông, lúc đầu chỉ là đơn lẻ nhưng nếu vệ sinh da vùng mũi không sạch chúng sẽ lan rộng ra các vị trí khác trên cánh mũi.

Khi có lực tác động vào các nốt mụn đầu đen tại mũi như nặn, cậy, bóp sẽ khiến da bị ửng đỏ, mũi bị sưng. Các nhân mụn không được lấy hết sẽ lớn dần lên, gây viêm, có mủ và máu bên trong, gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.

Mụn trứng cá ở cổ

Mụn trứng cá ở cổ là các nốt mụn đỏ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, nổi lên khỏi bề mặt da. Khiến người bệnh bị ngứa ngáy khó chịu, khi dùng tay sờ vào sẽ thấy da ở vùng cổ sần sùi. Với những trường hợp bị mụn mủ, mụn bọc ở cổ sẽ gây đau nhức cho người bệnh.

Mụn trứng cá ở cổ

Các nốt mụn tại cổ có thể tách rời hoặc dính kết với nhau tạo thành từng mảng, khi bị vỡ sẽ chảy máu, mủ tại các nốt mụn sẽ cháy ra. Nếu như không sử lý đúng cách sẽ khiến da vùng cổ bị mụn thậm sạm lại, thậm chí còn bị sẹo lồi, sẹo rỗ.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở cổ thường là lỗ chân lông bị tắc nghẽn, thay đổi nội tiết tố hoặc sử dụng kem dưỡng thể không phù hợp.…Ngoài ra, việc không vệ sinh vùng da cổ thường xuyên đặc biệt là sau khi vận động nặng, mặc quần áo quá chật cũng là yếu tố tăng nguy cơ bị mụn trứng cá ở cổ.

Mụn trứng cá ở má

Mụn trứng cá ở má là nỗi sợ hãi của người bệnh. Mụn thường xuất hiện tại vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nó có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm đỏ, mụn mủ hoặc mụn u nang. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà tình trạng mụn xuất hiện sẽ không giống nhau.

Mụn trứng cá ở má

Ngoài nguyên nhân lỗ chân lông bít tắc tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi phát triển, bạn bị mụn trứng cá có thể là do thường xuyên sờ tay lên mặt, dùng điện thoại áo sát vào 2 bên má hoặc đeo khẩu trang trong thời gian dài.

Mụn trứng cá ở trán

Nếu như một ngày nào đó, trán của bạn xuất hiện một lượng lớn mụn trứng cá thì bạn đừng chủ quan nhé, bởi đây là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề.

Mụn vùng cá ở trán

Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cho thấy chức năng hoạt động gan của bạn yếu kém, các chất độc hại không được đào thải ra bên ngoài mà tích đọng nhiều ở gan.

Vùng trán là vị trí chứa nhiều dầu thừa vì thế lỗ chân lông thường xuyên bị bít tắc, mụn trứng cá vì thế sẽ xuất hiện nhiều.

Để cải thiện tình trạng nổi mụn trứng cá ở trán bên cạnh việc thăm khám, các bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ mụn trứng các bùng phát.

Mụn trứng cá ở môi

Mụn trứng cá ở môi là trường gặp hiếm gặp tuy nhiên không phải là không có. Khi mắc mụn trứng các tại môi, người bệnh sẽ thấy môi của mình xuất hiện các triệu chứng xuất hiện nhiều nốt mụn bọc, mụn đầu trắng, mụn viêm. Kích thước của mụn có thể nhỏ li ti hoặc vài mm, người bệnh có cảm giác đau nhẹ vùng môi, khiến giao tiếp hàng ngày cũng như chế độ ăn uống bị ảnh hưởng.

Mụn trứng cá ở môi

Khi bị mụn trứng cá ở môi, các bạn không được nặn nếu không sẽ để lại nhiệu hậu quả nguy hiểm có thể gây méo miệng. Thay vào đó, bạn cần nhanh chân đến cơ swor y tế chuyên khoa để bác sĩ da liễu tiến hành thăm khám, xử lý đúng cách để tránh gây viêm, nhiễm trùng da ở miệng.

Mụn trứng cá ở lưng

Cũng giống như nhiều vị trí khác trên cơ thể, lưng cũng là một trong những vị trí mà mụn trứng cá có thể xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu khiến lưng bị mụn trứng cá là do thay đổi nội tiết tố hoặc bị stress kéo dài.

Mụn trứng cá ở lưng

Dấu hiệu đặc trứng của nổi mụn trứng cá ở lưng chính là xuất hiện các nốt mụn đỏ, viêm, mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng với số lượng nhiều, điều này khiến cho nhiều chị em phụ nữ không dám diện các bộ cánh sexy dể lộ phần lưng trần.

Mụn trứng cá ở lưng cần điều trị sớm và dứt điểm để trả lại sự tự tin cho người bệnh. Nếu điều trị sai cách hoặc không điều trị, mụn trứng cá ở lưng sẽ lan rộng xuống thắt lưng, 2 bân bả vai hoặc 2 bên cánh tay. Ngoài ra, mụn ở lưng còn có thể để lại sẹo.

Khi bị mụn trứng cá ở lưng, bạn cần mặc áo rộng rãi được làm từ chất liệu cotton để tạo sự khô thoáng cho vùng da. Sau khi vận động mạnh cần tắm rửa và thay quần áo luôn, có thể sử dụng các sản phẩm điều trị mụn hoặc các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không mùi thơm, không chứa dầu. Đặc biệt khi đi ra ngoài nắng cần che chắn và bảo vệ vùng lưng. Một tuần nên giặt ga trải giường 2-3 lần để loại bỏ vi khuẩn.

Mụn trứng cá ở chân tóc

Mụn trứng cá ở chân tóc thường là do bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, kem ủ có chứa nhiều dầu khiến mỗ chân lông bị bít tắc, kích thích sự hình thành của các nhân mụn.

Mụn trứng cá ở chân tóc

Người bị mụn trứng cá da đầu thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tóc không chỉ bị bết dính mà còn bị gẫy rụng.

Mụn trứng cá da đầu có thể khắc phục tại nhà bằng nhiều cách như sử dụng các loại dầu gội ít dầu hoặc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như bồ kết, chanh nấu nước gội.

Tuy nhiên, khi da đầu xuất hiện mụn bọc, mụn mủ kèm theo hiện tượng đau nhức bạn hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay bởi đây là dấu hiệu cho thấy da đầu của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng.

Mụn trứng cá ở vùng kín

Nổi mụn trứng cá vùng kín là hiện tượng bất thường, nguyên nhân là do vệ sinh vùng kín không sạch, sử dụng sản phẩm làm sạch vùng kín có chất tẩy rửa cao gây kích ứng. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý viêm nhiễm vùng kín, bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Mụn trứng cá vùng kín

Mụn trứng cá xuất hiện vùng kín mặc dù không gây mất thẩm mỹ như mụn trứng cá trên mặt nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mụn trứng cá vùng kín thường mọc ở mép âm đạo, thân dương vật, nếu như không được xử lý mụn trứng cá sẽ lỡ loét, khiến vùng kín người bệnh bị viêm nhiễm, bị đau nhức. Ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

Vì thế, khi thấy vùng kín nổi mụn trứng các bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp ngăn ngừa biến chứng.

Sự xuất hiện của mụn trứng cá ở đâu trên cơ thể cũng đều ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Chưa kể đến mụn trứng cá xuất hiện tại vùng kín còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm nam – phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Để bảo vệ sức khỏe cho làn da các bạn cần vệ sinh da sạch sẽ đúng cách, sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý khoa học. Đặc biệt thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy mụn trứng cá dạng viêm đỏ, mụn bọc, mụn mủ hoặc mụn u nang. Tuyệt đối đừng tự điều trị tại nhà hoặc mua thuốc về điều trị, tránh bệnh chuyển biến nghiên trọng hơn.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ