Mụn sẩn: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị hiệu quả nhất

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Mụn sẩn là tình trạng da xuất hiện một hoặc nhiều nốt mụn nhỏ đỏ, không nhân, không mủ gây mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị, mụn sẩn có thể chuyển sang mụn mủ, gây viêm kèm theo mủ và đau nhức. Hiểu được những phiền toái cũng như mối nguy hiểm mà mụn sẩn có thể gây ra, trong bài viết này chúng tôi sẽ cũng cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dạng mụn này cùng với cách chữa mụn sẩn hiệu quả nhất.

Mụn sẩn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mụn sẩn (tên tiếng anh là papules), loại hình thành khi các vách nang lông bị vỡ. Đây là loại mụn ban đầu của mụn viêm nhưng lại không có mủ. Loại mụn này bắt gặp ở những người có làn da nhạy cảm.

Mụn sẩn

Để phân biệt mụn sẩn với các loại mụn khác, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau:

  • Trên da xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ, bề mặt sần sùi nhô hẳn lên trên bề mặt da, không chứa mủ và nhân.
  • Các nốt mụn này có thể mọc lẻ tẻ hoặc mọc thành cụm. Nếu không điều trị kịp thời, các nốt mụn này sẽ lan rộng ra.
  • Tại các vị trí xuất hiện nốt sần, người bệnh có cảm giác đau nhức nhẹ.
  • Da nổi mụn nước kèm theo hiện tượng ngứa và nóng rát
  • Khi bị nhiễm trùng, mụn sẩn sẽ chuyển sang mụn viêm có chứa mủ và gây đâu. Một khi mụn viêm bị vỡ sẽ dễ để lại sẹo trên bề mặt da.

Những vị trí hay xuất hiện Sẩn mụn?

Sẩn mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phổ biến nhất là ở các vị trí sau đây:

  • Ở má

Má là vị trí lý tưởng để các nốt sẩn mụn xuất hiện. Bởi đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với bịu bẩn. Ngoài ra, việc sờ tay lên má hoặc áp sát điện thoại vào má cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc mụn sẩn.

  • Cằm

Vị trí tiếp theo các nốt nốt sẩn mụn xuất hiện chính là cằm. Nguyên nhân thường là do nội tiết tố bị rối loạn. Ngoài ra, sinh hoạt hàng ngày thiếu tính khoa học, không đeo khẩu trang khi tiếp xúc môi trường bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh sẽ tích tụ lại, tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển ở cằm.

  • Trán

Phần lớn người bệnh bị nổi nốt sẩn tại trán là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chức năng hoạt động của gan kém, hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Trán là vị trí hay nổi mụn sẩn

Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt hàng ngày không khoa học cũng sẽ khiến trán bị nổi nhiều nốt sẩn hơn.

Ngoài các vị trí trên thì mụn sẩn còn xuất hiện ở mũi, mông, lưng hoặc ngực. Nốt mụn sẩn xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng đều gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh.

Viêm da sẩn mụn nước do đâu?

Viêm da sẩn mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Da khô

Cơ thể bị thiếu hụt chất lipid sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, da mất đi độ ẩm tự nhiên, rơi vào tình trạng mất nước. Vì thế, da sẽ bị khô và bị bong tróc.

  • Không tẩy da chết

Tế bào chết trên da nếu như không được loại bỏ sẽ tích tụ ngày một nhiều, khiến da sần sùi, không mịn màng.

  • Không tẩy trang kỹ

Việc không tẩy kỹ sau khi trang điểm, các chất bụi bần và bã nhờn sẽ vẫn bám trên da, cộng thêm với lượng mỹ phẩm chưa được loại bỏ hết sẽ khiến da dễ bị nhờn, lỗ chân lông dễ bị bít tắc. Tình trạng này nếu như kéo dài sẽ gây kích ứng da mặt, các nốt mụn sẩn sẽ xuất hiện, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm da.

Không tẩy trang kỹ là nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn sẩn
  • Dị ứng mỹ phẩm

Việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp sẽ khiến da của bạn bị  kích ứng, dị ứng, da sẽ nổi mụn sẩn, mức độ nặng sẽ dẫn đễn viêm nhiễm.

  • Dị ứng thời tiết

Với những người có làn da nhạy cảm, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không khí ô nhiễm mà không có đồ bảo hộ sẽ rất dễ bị nổi nốt sần.

  • Yếu tố di truyền

Theo các chuyên gia da liễu có đến 80 % trẻ em bị sẩn mụn ở ngực hoặc các vị trí khác trên cơ thể là do gen di truyền gây ra. Trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị nổi mụn sần thì khả năng cao, con khi sinh ra cũng sẽ bị mụn.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thiếu tính khoa học

Người thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu… nguy cơ bị nổi mụn sần sẽ cao hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, stress kéo dài sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị rối loạn, tình trạng mụn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Do tuổi tác

Tuổi càng lớn, sựu suy giảm collagen càng cao, elastin làm mất đi sự săn chắc của da. Da vì thế sẽ kém đàn hồi và dễ bị lão hóa. Mụn vì thế sẽ xuất hiện nhiều, da trở nên nhăn nheo không còn sự căng bóng và săn chắc.

Cách điều trị mụn sẩn an toàn và hiệu quả

Để điều trị mụn sẩn hiệu quả và an toàn, bạn cần tìm cho mình một cách chữa phù hợp với tình trạng mụn cũng như cơ địa của bản thân. Ngay sau đây là tổng hợp những cách chữa mụn sẩn hiệu quả được nhiều người áp dụng:

Cách trị mụn sẩn bằng phương pháp tự nhiên

Phương pháp tự nhiên thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị mụn sẩn papules mức độ nhẹ. Các nguyên liệu điều trị đều là thảo dược tự nhiên, vì thế an toàn, dịu nhẹ với làn da. Tuy nhiên, để việc trị bệnh bằng phương pháp này đạt hiệu quả, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài:

  • Điều trị nốt sẩn bằng chanh tươi

Chanh là loại quả rất quen thuộc, thường được chị em sử dụng trong việc chăm sóc da. Trong chanh có chứa một lượng lớn axit, công dụng à kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp loại bỏ nhân mụn. Hàm lượng vitamin C có trong chanh giúp làm lành vết thương, ngăn ngừa lão hóa, giúp đều màu da.

Nếu bạn đang bị nốt sẩn “hỏi thăm” có thể sử dụng chanh tươi để điều trị. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một quả chanh tươi, sau đó cắt làm đôi vắt lấy nước. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn lấy bông gòn nhúng vào nước chanh sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da có các nốt mụn sần, để khoảng 15 -20 phút thì rửa sạch lại với nước mát. Kiên trì sử dụng trong một thời gian, bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả điều trị.

  • Mụn sẩn cách chữa bằng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng Curcumin cực lớn. Hoạt chất này có công dụng sát khuẩn, kháng viêm cực tốt. Bên đó, còn có công dụng ngăn ngừa sẹo thâm, giúp da đều màu, giúp phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng.

Với cách chữa mụn sần bằng tinh bột nghệ, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

+       Lấy 2 thìa cà phê bột nghệ trộn đều với 2 thìa mật ong nguyên chất

+       Bạn lấy hỗn hợp mật ong bột nghệ thoa đều lên vùng da bị mụn đã được làm sạch. Tiếp đó massage một cách nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩu thấu vào da một cách nhanh nhất.

+       Sau 15 phút, bạn rửa sạch vùng da vừa đắp mạ nạ với nước sạch rồi dùng khăn sạch lau khô.

Thuốc trị mụn sẩn

Thực tế trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trị mụn sẩn. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với từng tình trạng mụn cũng như cơ địa của người bệnh. Việc tự ý mua thuốc về điều trị sẽ vô tình khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, bên cạnh đó còn gây ra tình trạng kháng thuốc, người bệnh có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Dùng thuốc để trị mụn sẩn

Do đó, để biết chính xác tình trạng mụn sần của mình điều trị bằng loại thuốc nào, tốt hơn nhất bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám, tiến hành kiểm tra da, dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc điều trị mụn sần gồm có thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

+       Thuốc bôi ngoài da có thể là thuốc kháng sinh, hoặc thuốc mỡ, gel bôi… công dụng của thuốc bôi là loại tiêu diệt vi khuẩn dưa thừa, loại bỏ tác nhân gây mụn như bụi bẩn, da chết, làm giảm các triệu chứng của mụn, ngăn mụn không có cơ hội tiến triển nặng hơn, cũng như không có cơ hội tái phát quay trở lại.

+       Thuốc trị mụn sần dạng uống

Thuốc trị mụn sần dạng uống có thể là thuốc kháng sinh, thuốc điều hòa nội tiết. Công dụng của thuốc là giảm tiết bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp cần bằng nội tiết.

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, bạn còn phải:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách
  • Sử dụng chăm sóc da phù hợp, ít dầu
  • Cần tẩy da sạch sẽ sau khi trang điểm
  • Tuần tẩy da chết 2 lần để loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng
  • Khi ra ngoài trời nắng cần thoa kem chống nắng cũng như đeo khẩu trang, sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ da.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ 2 lít nước/ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức khuya, tránh để stress kéo dài, cần luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp lưu thông khí huyết, da trở nên khỏe mạnh hơn.

Để có kiến thức trong việc chăm sóc da, giúp da luôn khỏe mạnh, căng bóng tràn sức sống, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ