Khám phụ khoa là gì? [Thông tin từ A-Z]
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Khám phụ khoa là thủ tục thăm khám quan trọng với chị em phụ nữ, nhất là khi tỷ lệ phụ nữ Việt mắc các vấn đề phụ khoa lên đến hơn 90% (theo Bộ Y tế). Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm, xử lý kịp thời các vấn đề phụ khoa và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về khám phụ khoa tổng quát và những lưu ý cần nắm rõ trước khi thăm khám.
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là quá trình thăm khám bên ngoài và bên trong cơ quan sinh sản, bao gồm âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… Ngoài ra, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo, … nhằm kiểm tra, đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý tại đường dinh dục và sinh sản của chị em phụ nữ.
Trường hợp cơ quan sinh sản nữ có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung (PAP Smear, HPV), sinh thiết,… để chẩn đoán chính xác hơn về từng trường hợp bệnh cụ thể.
Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, Trưởng khoa Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Hà Nội nhấn mạnh: Cơ quan sinh dục – sinh sản nữ giới có giải phẫu sinh lý phức tạp hơn nam giới nên cần được thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó có kế hoạch khám chữa bệnh kịp thời nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ.
Ngoài ra, khám sản phụ khoa giúp chị em có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản như phòng ngừa bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục và có kế hoạch tránh thai an toàn, thực hiện hiệu quả kế hoạch hoá gia đình.
Khám phụ khoa là khám những gì?
Khi khám sản phụ khoa định kỳ, chị em sẽ được khám tổng quát và chi tiết các bộ phận cơ quan sinh dục nữ. Quá trình thăm khám gồm các hạng mục sau:
Kiểm tra tổng quát
Đây là bước đầu tiên trong quá trình thăm khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ hỏi về thông tin cá nhân (chiều cao, cân nặng, ình trạng hôn nhân,… ) cùng như tình trạng sức khỏe hiện tại như chu kỳ kinh nguyệt, dấu hiệu bất thường, tiểu sử bệnh lý,… Việc khai thác thông tin trên giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu, sơ lược nhất về tình trạng bệnh lý (nếu có).
Khám phía ngoài cơ quan sinh sản
Bác sĩ kiểm tra bên ngoài bộ phận sinh dục gồm vùng mu, môi lớn, môi bé, tầng sinh môn.,.. xem có u hạch, mụn sùi, mụn thịt hay vết loét nào không. Nếu có dấu hiệu bất thường trên, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo,…
Khám âm đạo bằng mỏ vịt
Sau khi thăm khám sơ bộ bên ngoài, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong âm đạo bằng dụng cụ mỏ vịt. Dụng cụ này được sát khuẩn cẩn thận, bôi trơn và đưa vào âm đạo để quan sát rõ hơn các tổn thương, dị tật tại đường sinh dục, tử cung (nếu có). Trong quá trình kiểm tra âm đạo, bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý phụ khoa.
Nếu nữ giới chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ chỉ thăm khám phía ngoài hoặc thực hiện siêu âm ổ bụng, không can thiệp dụng cụ y tế.
Thực hiện siêu âm, xét nghiệm
Kết quả siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng là căn cứ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chuẩn xác về tình trạng bệnh. Với nữ giới đã quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò hoặc siêu âm ổ bụng (với chị em chưa quan hệ) để kiểm tra các cơ quan sinh dục bên trong như tử cung, buồng trứng,… Ngoài ra, nữ giới sẽ được làm xét nghiệm dịch âm đạo để tìm kiếm sự hiện diện của mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, trùng roi, tạp khuẩn, ký sinh trùng,… Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về việc chị em có gặp các vấn đề viêm phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.
Bên cạnh đó, nữ giới sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung,… để đánh giá tổng quan
Khám trực tràng
Quá trình khám tổng quát phụ khoa không thể bỏ qua bước khám trực tràng. Bác sĩ đưa một hoặc 2 ngón tay đã được đeo găng tay sát trùng và bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra vùng cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn có xuất hiện các khối u bất thường nào hay không.
Thời điểm nào thích hợp để đi khám phụ khoa?
Khám tổng quát phụ khoa là việc làm quan trọng và cần thiết giúp phát hiện sớm các bất thường tại cơ sinh sinh dục để có kế hoạch xử lý kịp thời, hiệu quả. Khám phụ khoa nên thực hiện định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là trong các thời điểm đặc biệt như:
Trước khi kết hôn
Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân giúp kiểm tra, phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm hoặc các nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả nhằm đảm bảo thiên chức làm mẹ và hạnh phúc hôn nhân.
Trước khi có kế hoạch mang thai
Khám sản phụ khoa khi chuẩn bị mang thai là việc làm cần thiết giúp tầm soát và khắc phục sớm các vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời đảm bảo thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, phòng ngừa các tai biến sản khoa có thể xảy ra trong tương lai.
Khi cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường
Sự chủ quan, không thăm khám bệnh ngay khi có dấu hiệu bất thường của nữ giới là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa nặng không ngừng gia tăng qua các năm. Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên nhấn mạnh: Hiện nay, nhiều bệnh phụ khoa có triệu chứng bệnh không rõ ràng, khiến người bệnh rất khó nhận biết nếu không chú ý theo dõi. Nhiều bệnh lý tiến triển trong âm thầm, khi phát hiện thì đã bước sang giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó bác sĩ khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt là xuất hiện các triệu chứng bất thường như sau:
- Dịch âm đạo tiết nhiều bất thường, có màu lạ (trắng đục, vàng, xanh, nâu, …) kèm theo mùi hôi tanh, chua
- Vùng kín ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
- Xuất hiện nhiều nốt mụn nước, mụn thịt tại vùng kín
- Âm đạo ra máu bất thường sau khi quan hệ hoặc không trong kỳ kinh
- Rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, cường kinh, thiểu kinh, mất kinh, đau bụng kinh dữ dội,…
- Tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu đục và có lẫn máu,…
Những vấn đề cần lưu ý khi khám phụ khoa
Để đảm bảo quá trình khám sản khoa diễn ra an toàn, hiệu quả, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để khám tổng quát phụ khoa. Cơ sở y tế cần có đội ngũ y bác sĩ Sản phụ khoa được đào tạo bài bản về chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, cùng hệ thống thiết bị y tế, máy móc hiện đại, dịch vụ y tế chất lượng cao,…
- Khám phụ khoa sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày, không khám trong thời gian hành kinh hoặc đang đặt thuốc. Nếu nghi ngờ mang thai, chị em hãy thông báo để bác sĩ nắm được thông tin và có kế hoạch thăm khám phù hợp.
- Chị em nên mặc quần áo thoải mái hoặc mặc váy để quá trình thăm khám thuận tiện hơn.
- Thả lỏng tinh thần, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, không nên lo lắng hay căng thẳng quá mức.
- Không quan hệ tình dục từ 2 – 3 ngày, không thụt rửa âm đạo và dùng dung dịch vệ sinh trước khi khám phụ khoa.
- Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn ngọt và đồ ăn nhiều dầu mỡ trước khi thăm khám vì có thể làm sau lệch kết quả thăm khám.
Qua nội dung bài viết chia sẻ, chị em đã hiểu rõ hơn khám phụ khoa là gì, khám phụ khoa là khám những gì cũng như nắm được một số lưu ý khi thăm khám. Sức khỏe phụ khoa vô cùng quan trọng. Vì thế, chị em hãy chủ động khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ thiên chức làm mẹ cũng như hạnh phúc gia đình.