Gợi ý 10 cây thuốc nam chữa đau lưng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Thay vì lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc tây y, ngày càng nhiều người bệnh chủ động lựa chọn các cây thuốc nam chữa đau lưng. Đây là giải pháp điều trị tự nhiên, an toàn, ít tác dụng phụ và phù hợp với cơ địa người Việt nên được các chuyên gia đánh giá khá tích cực. Cùng khám phá 10 loại cây thuốc nam hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả trong bài viết dưới đây.
10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả
Những cây cỏ quen thuộc quanh ta như gừng, lá lốt, ngải cứu,… không chỉ là nguyên liệu gia giảm món ăn mà còn là vị thuốc nam giúp giảm đau lưng an toàn, hiệu quả và có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Lá lốt
Lá lốt tính ấm, vị cay, có tác dụng chống viêm, trừ phong hàn nên phù hợp với người bị đau lưng do lạnh, đặc biệt đau mỏi khi về đêm hoặc khi mưa lạnh. Lá lốt giúp làm ấm lưng, giảm đau và cải thiện tuần hoàn tại vùng cột sống thắt lưng.
Cách dùng:
- Sắc uống: Dùng 10 – 15g lá lốt khô, đem sắc lấy nước uống trong ngày.
- Chườm nóng: Rang lá lốt với muối, chườm nóng lên lưng 15 – 20 phút.
2. Rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng theo y học cổ truyền có tính mát, vị ngọt nhẹ, công dụng bổ khí huyết, hoạt huyết và tăng cường sức đề kháng. Trong điều trị bệnh đau lưng, rễ đinh lăng giúp tăng lưu thông máu, giảm mỏi cơ và ngăn chặn co cứng cơ. Vì thế, vị thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp đau lưng do thoái hoá, đau dây thần kinh toạ.
Cách dùng:
- Sắc uống: Đem sắc 15 – 20g rễ đinh lăng khô với nước để uống mỗi ngày.
- Ngâm rượu: Ngâm 100g rễ đinh lăng với 1 lít rượu trắng trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày uống 15 – 20ml/ngày hoặc dùng để xoa bóp.
- Ngâm chân: Dùng 30g rễ đinh lăng đun sôi với nước, sau đó thêm một chút muối trắng. Chờ nước nguội bớt để ngâm chân mỗi tối.
3. Gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng chung là ôn trung tán hàn, làm ẩm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau, gừng rất hiệu nghiệm trong việc chữa đau chứng đau mỏi lưng do lạnh, có cứng cơ, tuần hoàn kém,…
Cách dùng:
- Ngâm rượu: Đập dập 1kg gừng, sau đó ngâm với 2 lít rượu trong khoảng 1 tuần. Dùng rượu gừng xoa bóp lưng mỗi tối để hỗ trợ giảm đau lưng.
- Chườm nóng: Giã nát 1 – 2 củ gừng tươi, trộn với muối trắng rồi đem rang nóng. Sau đó chườm ấm trong khoảng 20 phút để thoải mái hơn.
4. Dây đau xương
Dây đau xương là một trong những cây thuốc nam chữa đau lưng được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Dây đau xương vị đắng, tính mát, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp, giảm đau nên cải thiện tích cực tình trạng đau lưng do phong thấp, thoái hoá cột sống, đau nhức lưng khi thời tiết thay đổi.
Cách dùng:
- Sắc uống: Sắc 20 – 30g dây đau xương khô với 800ml nước cho đến khi nước cô cạn còn 300ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Ngâm rượu: Giã nát dây đau xương tươi, ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 1:5 để xoa bóp vùng lưng bị đau 2 lần/ngày.
5. Ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu quy vào kinh Can, Tỳ, có tác dụng trừ phong thấp, ôn kinh tán hàn, hoạt huyết, chỉ thống nên phù hợp với cơ địa người bệnh đau lưng do nhiễm hàn. Cây thuốc nam chữa đau lưng này giúp lưu thông khí huyết, làm ấm vùng lưng, từ đó giảm có cứng cơ và đau nhanh chóng.
Cách dùng:
- Đắp ngoài: Rang thơm ngải cứu khô với một chút muối trắng, bọc vào khăn và chườm lên lưng 2 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút.
- Sắc uống: Sắc 10 – 15g lá ngải cứu khô lấy nước uống 2 lần/ngày.
6. Cỏ xước
Cây cỏ xước ngoài công dụng thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết còn rất bổ can thận, mạnh gân cốt. Vì thế, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng loại câu này để lập phương thuốc cho người bệnh bị đau lưng do phong thấp, huyết ứ kèm theo tê bì chân tay.
Cách dùng:
- Sắc uống: Dùng 15 – 20g cỏ xước khô sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Đắp ngoài: Giã nát một nắm cỏ xước tươi với gừng và một chút muối trắng. Sau đó đem sao nóng, đắp lên vùng lưng 20 phút/lần, ngày 1 – 2 lần.
7. Huyết đằng
Huyết đằng là cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu nghiệm được áp dụng cho người đau lưng do huyết ứ, khí trệ, thoái hoá cột sống hoặc đau lưng sau chấn thương. Với công dụng hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt, huyết đằng giúp tăng cường lưu thông máu, làm mềm vùng cơ bị căng và giảm đau.
Cách dùng:
- Sắc uống: 15–20g huyết đằng khô sắc uống hằng ngày.
- Ngâm rượu: 1kg huyết đằng với 5 lít rượu ngâm 3 tháng. Uống 20ml/lần, ngày 2 lần.
- Xông hơi: Kết hợp huyết đằng với lá lốt, cỏ xước để xông vùng lưng bị đau.
8. Đỗ trọng
Theo Đông y, đỗ trọng có vị ngọt, tính ôn, hơi cay, tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt nên giúp tăng cường sức khoẻ xương khớp, tăng sức chống chịu và giảm đau hiệu quả. Chính vì thế, đỗ trọng thường là vị thuốc quen thuốc trong các bài thuốc chữa đau lưng do thận hư, đau cột sống mãn tính, đau dây thần kinh tọa.
Cách dùng:
- Sắc uống: Sắc đỗ trọng với các vị thuốc khác như tục đoạn, cẩu tích để uống 10 ngày. Liều lượng mỗi vị thuốc cần được thầy thuốc Đông y gia giảm phù hợp với căn nguyên, mức độ bệnh và thể trạng người bệnh.
- Ngâm rượu: Ngâm 500g đỗ trọng ngâm với 2 lít rượu, dùng để uóng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần không uống quá 20ml/lần.
9. Cây trinh nữ
Cây trinh nữ (tên khác là xấu hổ) đặc biệt hiệu nghiệm trong điều trị đau lưng do viêm rễ thần kinh hoặc sau khi vận động mạnh. Cây thuốc này giúp thư giãn gân cơ, giảm đau và an thần cho người bệnh.
Cách dùng:
- Sao vàng: Đem 20g rễ cây trinh nữ rửa sạch, sao vàng hạ thổ để dùng hãm nước uống thay trà.
- Sắc uống: Lấy 15g rễ trinh nữ sắc uống mỗi ngày.
10. Xương rồng
Nhắc đến cây thuốc nam chữa đau lưng, không thể bỏ qua xương rồng. Với đặc tính hàn, vị đắng, xương rồng giúp khai thông kinh mạch, giảm đau lưng hiệu quả do thoái hoá, đau thần kinh toạ, đau do dây thần kinh bị chèn ép,…
Cách dùng: Loại bỏ gai xương rồng, sau đó giã nhuyễn với muối trắng rồi đem sao nóng. Trải phần xương rồng đã sao ra chiếu và nằm lên khoảng 30 phút/ngày.
Lưu ý khi sử dụng những cây thuốc nam chữa đau lưng
Để đạt hiệu quả khi điều trị, người bệnh khi dùng cây thuốc nam chữa đau lưng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thăm khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh, từ đó dùng dược liệu chữa đau lưng phù hợp.
- Dùng dược liệu theo hướng dẫn của thầy thuốc, tránh dùng thuốc theo cảm tính, dùng quá liều, kéo dài hoặc sai cách sẽ ảnh hưởng đến gan, thận.
- Người có bệnh nền (gan, thận, tim mạch,…), phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi sử dụng các cây thuốc nam chữa đau lưng.
- Chế biến và bảo quản các bài thuốc nam đúng cách. Tránh sử dụng các vị thuốc đã hỏng, mốc, nhiễm sâu, mọt,…
- Tái khám chuyên khoa định kỳ để điều chỉnh, gia giảm bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
- Thăm khám ngay nếu có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, buồn nôn, nôn hoặc cơn đau tăng mạnh,…
Bài viết đã cung cấp thông tin về 10 cây thuốc nam chữa đau lưng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù cây thuốc nam mang lại hiệu quả đáng kể trong hỗ trợ điều trị chứng đau lưng nhưng không thể thay thế hoàn toàn phác đồ chuyên khoa. Do đó, người bệnh cần điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để tối ưu hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa bệnh.