Giải độc gan an toàn từ thiên nhiên: 8+ cây thuốc được chuyên gia tin dùng

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Vì sao cần sử dụng các cây thuốc mát gan giải độc?
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể với năng quan trong nhất là lọc và đào thải độc tố. Gan giúp chuyển hoá chất thức ăn thành năng lượng, d sản xuất mật hỗ trợ hệ tiêu hoá, điều hoà nội tiết tố, đặc biệt là đào thải các chất có hại trong rượu bia, thuốc men, thực phẩm bẩn,… qua mật và nước tiểu.
Cuộc sống hiện đại cùng với chế độ sinh hoạt thiếu khoa học khiến gan ngày càng đối mặt với nhiều yếu tố gây hại như:
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, dung nạp nhiều thực phẩm bẩn, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, …
- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và chất kích thích,…
- Sử dụng thuốc điều trị kéo dài như kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Môi trường sống và làm việc ô nhiễm, tiếp xúc nhiều khói bụi, hoá chất, kim loại nặng,…
Khi độc tố tích tụ nhiều, gan làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa, chán ăn, men gan tăng,… Nếu không khắc phục sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Vì thế, việc sử dụng các cây thuốc giải độc gan là cần thiết để thanh lọc, bài trừ đồng tố, hỗ trợ làm mát gan, lợi mật, đẩy lùi viêm nhiễm. Đây là một trong giải pháp làm mát gan giải độc an toàn, hiệu quả, được dân gian áp dụng từ xưa đến nay.
Danh sách 9+ cây thuốc giải độc gan hiệu quả
1. Cà gai leo
Cà gai leo là một trong những dược liệu quý được thầy thuốc Đông y đánh giá cao về hiệu quả điều trị các bệnh lý về gan. Với hoạt chất chính là flavonoid và glycoalkaloid, cà gai leo có tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của virus viêm gan B, từ đó bảo vệ tế bào gan trước các tác nhân gây hại, làm chậm quá trình viêm, xơ gan và tăng cường chức năng gan hiệu quả.
- Cách dùng: Lấy 30 – 50g cà gai leo khô, sắc với 1 lít nước, đun cạn đến khi còn 600ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày thay nước lọc. Bạn có thể kết hợp xạ đen hoăc mật nhân để tăng hiệu quả điều trị.
- Lưu ý: Không dùng cà gai leo cho phụ nữ mang thai. Người huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng vì loại cây này có thể gây mệt mỏi nếu dùng liều cao.
2. Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa)
Trong Y học cổ truyền, diệp hạ châu (hay chó đẻ) là một trong những cây thuốc mát gan giải độc rất hiệu quả. Cây thuốc này có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hạ men gan, điều hòa chức năng gan mật, thường được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, vàng da. Đặc biệt, hoạt chất phyllanthin trong cây ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình tăng sinh tế bào gan mới, đẩy lùi viêm nhiễm.
- Cách dùng: Sắc 20 – 30g diệp hạ châu khô với 700ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Để tăng hiệu quả thải độc gan, có thể phối hợp cùng nhân trần hoặc atiso.
- Lưu ý: Không áp dụng dài ngày (quá 2 tuần) vì có thể làm tổn thương tế bào gan. Chống chỉ định với phụ nữ có thai, người bị hạ huyết áp. Người bệnh thể hàn, dễ lạnh bụng, tiêu hoá kém cần cân nhắc khi sử dụng.
3. Rau má
Rau má có tính mát nên thường được dân gian áp dụng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan và hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da do nóng trong. Đặc biệt, rau má còn thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích quá trình hồi phục tại các tế bào mô gan tổn thương, giúp tăng cường chức năng gan.
- Cách dùng: Rửa sạch 100g rau má tươi, đem giã hoặc xay lấy nước uống, mỗi ngày từ 1 – 2 ly (khoảng 40 – 60ml). Ngoài ra có thể phơi khô rau má, sắc nước uống thay trà.
- Lưu ý: Không nên uống quá 500ml/ngày vì dễ gây hạ huyết áp, tiêu chảy. Người huyết áp thấp không nên dùng dùng khi bụng đói và không dùng quá 2 tuần liên tục.
4. Dành dành
Dân gian dùng dành dành như một vị thuốc giải độc, làm mát gan và lợi mật. Hoạt chất crocin và gardenin trong dành dành giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ giảm men gan, nhờ đó giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do rượu bia, thực phẩm bẩn, hoá chất,…
- Cách dùng: Dùng 10 – 15g quả dành dành khô sắc cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút lấy nước uống thay trà mỗi ngày để cải thiện chức năng gan. Để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp với bồ công anh, kim tiền thảo, lá mã đề,…
- Lưu ý: Không dùng cây thuốc giải độc gan cho người bị tiêu chảy mạn hoặc người tỳ vị hư hàn.
5. Atiso
Với hoạt chất chính là cynarin và flavonoid, atiso có công dụng thanh nhiệt, làm mát gan, giảm giảm cholesterol máu và hỗ trợ thải độc gan do bia rượu. Bên cạnh đó, atiso còn giúp thúc đẩy bài tiết mật, lợi mật, bảo vệ gan khỏi các yếu tố gây hại,…
- Cách dùng: Dùng 10 – 20g lá hoặc hoa atiso khô, sắc cùng 1 lít nước uống trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trà túi lọc atiso để hãm trà uống hàng ngày, đặc biệt là sau khi uống rượu.
- Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều nước trà atiso trong ngày (tối đa 1 lít nước sắc) vì dễ gây đầy bụng khó chịu. Chống chỉ định atiso với người bị sỏi mật.
6. Mã đề
Mã đề là một trong những cây thuốc nam giải độc gan được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh gan, nổi tiếng với công dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát và giải độc gan hiệu quả. Đặc biệt, hoạt chất aucubin trong mã đề giúp cải thiện rối loạn chức năng gan, hỗ trợ làm sạch độc tố qua bài tiết nước tiểu.
- Cách dùng: Dùng 20 – 30g mã đề khô sắc với 800 ml nước, chia làm 2 -3 làn uống. Cân nhắc phối kết hợp râu ngô, kim tiền thảo, atiso để nâng cao hiệu quả thải độc.
- Lưu ý: Người bệnh huyết áp thấp, đi tiểu nhiều lần cần thận trọng khi sử dụng. Phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.
7. Hoa cúc
Ngoài công dụng an thần, thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, hoa cúc còn là cây thuốc mát gan giải độc hiệu quả nhờ thành phần flavonoid. Hoạt chất này là một chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra, đồng thời tăng cường hiệu quả giải độc, thanh nhiệt, giúp chức năng gan hồi phục tốt hơn.
- Cách dùng: Hãm 5 – 10 bông hoa cúc khô (có thể thêm cam thảo, kỳ tử, cỏ ngọt) với nước sôi làm trà, uống 2 lần/ngày.
- Lưu ý: Không uống trà hoa cúc để qua đêm. Không nên uống trà quá đặc hay ngay sau bữa ăn. Người bệnh huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng.
8. Diếp cá
Với công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, đào thải độc tố hiệu quả, diếp cá là một trong những cây thuốc nam giải độc gan người bệnh không nên bỏ qua. Dược liệu này được dân gian áp dụng điều trị chứng nóng trong, mẩn ngứa hoặc rối loạn tiêu hoá do gan yếu.
- Cách dùng: Chuẩn bị 100g lá rau diếp cá tươi, rửa sạch, xay lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 ly. Dùng kiên trì, đều đặn 7 – 10 ngày để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
- Lưu ý: Không dùng nước ép diếp cá liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là nhưgx người có tỳ vị hư, tiêu hoá yếu, hay lạnh bụng,…
9. Nhân trần
Nhân trần là dược liệu phổ biến trong các bài thuốc mát gan, thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và bảo vệ gan khỏi các tác động tiêu cực từ rượu bia, thực phẩm không lành mạnh,…
- Cách dùng: Hãm 10 – 20g nhân trần khô thay trà uống hằng ngày. Để gia tăng hương vị và công dụng mát gan, giải độc, có thể thêm cam thảo, hoa cúc,…
- Lưu ý: Dùng cây thuốc giải độc gan quá nhiều có thể gây mất nước, lợi tiểu quá mức. Phụ nữ mang thai cần thận trọng lưu ý khi sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng không nên sử dụng kéo dài.
Dùng những cây thuốc nam mát gan giải độc là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bền vững trong việc cải thiện chức năng gan và hỗ trợ điều trị chứng mẩn ngứa, mụn nhọt, táo bón do nóng gan,… Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc Đông y khi sử dụng cây thuốc giải độc gan, tránh lạm dụng hay dùng sai cách gây tác dụng phụ không mong muốn.