Chi phí khám phụ khoa [Chi tiết từng hạng mục]

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Theo thống kê của Bộ Y tế, 90% nữ giới Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa khác nhau. Đáng lo ngại hơn là con số này tăng bình quân 15-17% mỗi năm và chưa có dấu hiệu suy giảm. Khám phụ khoa định kỳ là giải pháp tối ưu để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh e ngại “khám vùng kín” thì chi phí khám phụ khoa cũng là điều khiến chị em băn khoăn. Câu hỏi đặt ra là, chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết hôm nay.

CHI PHÍ KHÁM PHỤ KHOA

Khám phụ khoa là quy trình kiểm tra và đánh giá toàn diện sức khỏe hệ sinh sản của nữ giới. Trong quá trình này, các bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ Khoa sẽ tiến hành kiểm tra từ bên ngoài vào bên trong các cơ quan sinh dục nữ. Bao gồm tầng sinh môn, âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và các cơ quan liên quan khác.

Mục đích của việc khám phụ khoa là để phát hiện sớm nhiễm trùng, viêm tử cung, u nang, ung thư phụ khoa,… Các bệnh lý này đều có nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Chuyên gia sản khoa khuyến cáo, phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Khám phụ khoa định kỳ mang lại những lợi ích gì?

Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe sinh sản: Kiểm tra phụ khoa định kỳ giúp nhận biết sớm các vấn đề sức khỏe sinh sản và các triệu chứng bất thường ở cơ quan sinh dục nữ. Việc phát hiện bệnh sớm giúp bác sĩ đề ra phương án điều trị hiệu quả, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây vô sinh trong tương lai.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản và đảm bảo sức khỏe tổng thể: Thông qua việc kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Khám phụ khoa là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến phụ khoa. Đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Ngoài ra, khám phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai.

Khám phụ khoa là khám những bộ phận nào?

Khám phụ khoa là quá trình kiểm tra các cơ quan sinh dục và sinh sản nữ từ bên ngoài vào trong. Cụ thể bao gồm: Tử cung, vòi tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm hộ và tầng sinh môn. Qua đó, bác sĩ sẽ có đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe vùng kín và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Trong quá trình khám, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Thủ tục siêu âm ổ bụng, siêu âm tử cung, buồng trứng,… cũng cần thiết để biết chính xác tình hình.

Thời điểm chị em cần khám phụ khoa

Khi gặp các vấn đề về phụ khoa: Khám phụ khoa nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa (ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi,…), hoặc nghi ngờ có khối u.

Khám phụ khoa trước khi mang thai: Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ cần chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách khám phụ khoa trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng sinh sản và tầm soát những bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ do các bệnh phụ khoa gây ra.

Khám phụ khoa định kỳ: Đối với những phụ nữ khỏe mạnh, nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần. Việc thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa một cách hiệu quả nhất.

Phí khám phụ khoa

Chi phí khám phụ khoa cơ bản tại các bệnh viện công thường dao động từ 300.000đ đến 500.000đ. Trong khi đó, tại các bệnh viện tư nhân, giá khám phụ khoa nằm trong khoảng 500.000đ – 1.000.000đ. Chi phí này có thể tăng nếu cần thêm các xét nghiệm bổ sung hoặc giảm nếu bạn có bảo hiểm y tế.

CHI PHÍ KHÁM PHỤ KHOA

Các hạng mục khám phụ khoa chính hiện nay

Thông thường, khi phụ nữ khám phụ khoa sẽ bao gồm các hạng mục sau:

Khám tổng quát;

  • Kiểm tra vùng kín bằng mắt thường, tay và dụng cụ chuyên dụng (mỏ vịt);
  • Khám trực tràng;
  • Khám vùng ngực để phát hiện khối u (nếu có);
  • Khám vùng bụng.
  • Dựa trên các hạng mục trên, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng hiện tại:
  • Kiểm tra khí huyết, khí hư;
  • Soi âm đạo;
  • Siêu âm bụng hoặc siêu âm dò âm đạo;
  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu;
  • Kiểm tra vi khuẩn giang mai, lậu, nấm, vi trùng, vi khuẩn,…
  • Đo thời gian máu đông;
  • Sàng lọc HIV;
  • Kiểm tra phát hiện thai sớm.

Phụ nữ chưa từng khám phụ khoa khám như thế nào?

Nhiều chị em thắc mắc “khám phụ khoa xong có xác định được đã quan hệ hay chưa?” hoặc “người chưa quan hệ có khám phụ khoa được không?”. Trước khi khám phụ khoa, các bác sĩ thường thu thập thông tin bệnh nhân qua các câu hỏi về tình trạng hôn nhân và tần suất quan hệ. Từ đó có chương trình khám phù hợp cho từng nhóm đối tượng nên chị em có thể yên tâm.

Khám phụ khoa cho người chưa từng quan hệ khác với người đã từng quan hệ. Để quá trình thăm khám diễn ra suôn sẻ và chẩn đoán chính xác, bạn nên cung cấp thông tin đầy đủ.

Các bác sĩ cho biết, quy trình khám phụ khoa cho phụ nữ chưa quan hệ thường gồm các bước sau:

  • Khai thác thông tin: Bao gồm tình trạng hôn nhân và tiền sử bệnh lý (nếu có).
  • Khám vùng bụng dưới: Bác sĩ sẽ dùng tay ấn nhẹ lên vùng bụng dưới hoặc sờ để kiểm tra có bất thường nào như khối u hay không.
  • Khám bộ phận sinh dục ngoài: Kiểm tra vùng mu, tầng sinh môn, môi lớn, môi bé. Trong trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu hoặc dịch âm đạo.
  • Tư vấn và hẹn lịch tái khám.
  • Khám phụ khoa cho người chưa từng quan hệ sẽ không gây đau đớn hay tổn thương, vì vậy chị em không cần lo lắng.

5 yếu tố chính ảnh hưởng đến phí khám phụ khoa

Không phải chị em nào đi khám phụ khoa cũng đều kiểm tra tất cả các hạng mục trên. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, triệu chứng lâm sàng, đời sống tình dục,… bác sĩ sẽ đề xuất các phương án điều trị phù hợp nhất. Do đó, chi phí khám phụ khoa cũng sẽ giao động khác nhau. Khám phụ khoa bao tiền sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Các hạng mục thăm khám: Mỗi hạng mục xét nghiệm hoặc siêu âm phụ khoa có mức giá khác nhau. Số lượng xét nghiệm và siêu âm càng nhiều thì chi phí khám phụ khoa càng cao.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nếu sức khỏe sinh sản của phụ nữ không có vấn đề nghiêm trọng và bác sĩ không yêu cầu thêm xét nghiệm, chi phí khám sẽ thấp. Ngược lại, nếu cần nhiều xét nghiệm hơn, chi phí khám phụ khoa sẽ tăng lên.
  • Địa điểm khám phụ khoa: Các bệnh viện hoặc phòng khám có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ chuyên môn uy tín và vị trí trung tâm thường có mức giá cao hơn so với các phòng khám nhỏ, thiếu tiện nghi. Việc sử dụng dịch vụ tại các cơ sở uy tín giúp chị em nhận được chẩn đoán chính xác và tránh các chi phí phát sinh không mong muốn.
  • Bác sĩ/chuyên gia khám phụ khoa: Yếu tố này thường không ảnh hưởng nhiều vì đã bao gồm trong gói khám của cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đặt lịch riêng với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao, vào thời gian mong muốn thì chi phí có thể tăng lên đôi chút.
  • Bảo hiểm Y tế trợ giá: Tại các bệnh viện, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế tư nhân sẽ hỗ trợ một phần chi phí khám phụ khoa, giúp phụ nữ giảm bớt chi phí phải chi trả.

Lưu ý khi đi khám phụ khoa

Chuẩn bị tâm lý

Khi đi khám phụ khoa, chị em cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và thư giãn. Hãy coi khám phụ khoa như một biện pháp kiểm tra sức khỏe thông thường để giảm bớt căng thẳng và ngại ngùng.

Chị em cũng nên chia sẻ rõ ràng tình trạng sức khỏe của mình với các bác sĩ phụ trách. Nhiều trường hợp e ngại nên không cập nhật chính xác sinh hoạt tình dục dẫn đến sai lệch trong quá trình chẩn đoán và kết quả thăm khám. Do đó, tuyệt đối không giấu bệnh, dấu tình trạng mình đang gặp phải. Bởi đây là điều cần thiết để bác sĩ có thể hiểu rõ tình hình.

Sạch kinh 3 đến 5 ngày mới khám phụ khoa

Khám phụ khoa vào ngày hành kinh có thể gây hại cho vùng kín. Vì trong những ngày này, tử cung mở ra dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thêm vào đó, việc khám phụ khoa vào thời điểm này khiến bác sĩ khó quan sát và xác định bệnh lý. Thời điểm tốt nhất để đi khám phụ khoa là từ 3 – 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh.

Kiêng quan hệ tình dục trước khi khám khoảng 2 ngày

Không đặt thuốc hoặc quan hệ tình dục trước ngày khám là một lưu ý quan trọng khi đi khám phụ khoa. Việc đặt thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm, dẫn đến chẩn đoán sai và phương pháp điều trị không phù hợp.

Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích và đồ ăn nhiều dầu mỡ trước khi khám phụ khoa. Vì chúng có thể làm tăng số lượng vi khuẩn đột ngột gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là một lưu ý quan trọng khi đi khám phụ khoa để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, chị em không nên thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao trong vòng 3 ngày trước khi khám. Những biện pháp này có thể làm vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh lý.

Những lưu ý khác

  • Mặc đồ rộng rãi, có thể mặc váy rộng để thuận tiện hơn cho việc thăm khám của bác sĩ.
  • Nếu khám bệnh vào buổi sáng, chị em có thể nhịn ăn sáng và uống nước để giảm cảm giác đói.
  • Chuẩn bị đầy đủ chi phí khám phụ khoa (bao gồm phí khám và phí xét nghiệm).

Bài viết hôm nay đã cập nhật chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền và những lợi ích thiết thực mà khám phụ khoa mang lại. Đây là một thủ tục nhanh gọn, đơn giản giúp phái đẹp bảo vệ tốt sức khỏe vùng kín. Phí khám phụ khoa thực tế không quá cao nhưng đổi lại, chị em được thăm khám tổng quát đến cụ thể và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, chị em đừng ngại ngùng và băn khoăn mà hãy dành thời gian để chăm sóc sức khỏe vùng kín của mình thật cẩn thận, khoa học và an toàn.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM