[Bật Mí] 8+ Cây thuốc nam chữa bệnh ra mồ hôi nhiều được nhiều người tin dùng

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Có nhiều loại cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi nhiều được ông bà ta tin dùng từ xưa đến nay. Không chỉ an toàn, dễ sử dụng mà những vị thuốc dân gian này còn giúp cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi một cách hiệu quả và bền vững. Vậy đâu là những cây thuốc nam có công dụng tốt trong việc kiểm soát mồ hôi? Cùng khám phá ngay trong phần dưới đây!
Bệnh ra nhiều mồ hôi theo y học cổ truyền và y học hiện đại
Đổ mồ hôi là phản ứng sinh lý tự nhiên giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi quá mức ngay cả khi không vận động mạnh hay không ở trong môi trường nóng bức, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe.
Theo y học hiện đại, tình trạng đổ mồ hôi nhiều có liên quan đến sự rối loạn của hệ thần kinh giao cảm – hệ thống chịu trách nhiệm điều tiết hoạt động tiết mồ hôi trên cơ thể. Khi hệ thần kinh này bị kích thích quá mức, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, dẫn đến hiện tượng tăng tiết mồ hôi kéo dài. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn làm người bệnh dễ bị ớn lạnh, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trong khi đó, theo quan điểm của Đông y, hiện tượng ra nhiều mồ hôi được gọi là “hãn”, do rối loạn quá trình khí hóa của tân dịch trong cơ thể. Tùy theo thời điểm và biểu hiện cụ thể, tình trạng này được chia thành:
- Tự hãn (ra mồ hôi khi thức): Thường do dương khí hư, cơ thể yếu, mất khả năng điều tiết, dẫn đến mồ hôi thoát ra nhiều cả khi không vận động.
- Đạo hãn hay mồ hôi trộm (ra mồ hôi khi ngủ): Do âm hư, cơ thể không đủ âm dịch nuôi dưỡng, thường kèm theo triệu chứng họng khô, mặt đỏ, lưỡi đỏ…
- Ngoài ra, yếu tố ngoại tà như phong, thấp, ôn nhiệt… cũng là nguyên nhân khiến cơ thể phát tán mồ hôi quá mức.
Để cải thiện tình trạng này, Đông y thường sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi. Những loại cây này có tác dụng bổ âm, bổ dương, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, trừ phong thấp và quan trọng hơn là giúp cố biểu liễm hãn – nghĩa là giữ cho mồ hôi không bị tiết ra quá mức. Một số cây thuốc còn giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, từ đó kiểm soát hiệu quả tình trạng ra mồ hôi nhiều một cách an toàn, bền vững.
8 bài thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi dễ áp dụng tại nhà
Sau khi hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế gây đổ mồ hôi nhiều, việc sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi là một hướng điều trị tự nhiên, an toàn và tiết kiệm. Dưới đây là 8 bài thuốc hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Lá dâu non – Giảm mồ hôi trộm hiệu quả
Lá dâu non là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, bổ âm, giải cảm và dưỡng huyết. Loại lá này thường được dùng để chữa chứng ra mồ hôi trộm, đặc biệt ở trẻ em hoặc người thể nhiệt.
Cách dùng phổ biến:
- Cách 1: Dùng 30g lá dâu non tươi (hoặc 10g lá khô), rửa sạch, sắc với 200ml nước đến khi còn khoảng 50ml. Uống trong ngày thay nước lọc.
- Cách 2: Dùng 20g lá dâu non, nấu canh với thịt nạc, ăn hằng ngày giúp điều hòa mồ hôi.
- Cách 3: Dùng một nắm lá dâu bánh tẻ, rửa sạch, nấu nước tắm cho trẻ bị ra mồ hôi trộm.
Lưu ý:
- Không sử dụng cho người có thể trạng hư hàn. Người tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Rễ lúa nếp – Bài thuốc dân gian điều hòa tiết mồ hôi
Rễ cây lúa nếp có tính ấm, giúp ôn trung tiêu, liễm hãn (giữ mồ hôi) nên thường được dùng cho người hay đổ mồ hôi không rõ lý do.
Nguyên liệu:
- Rễ lúa nếp: 30g
- Hạt sen: 30g
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu, hạt sen bóc bỏ vỏ và tâm. Đem sắc nhỏ lửa cho đến khi hạt sen chín nhừ. Uống nước, ăn cả cái giúp cơ thể ổn định tiết mồ hôi.
Cây muối (ngũ bội tử) – Giảm mồ hôi bằng cách đắp ngoài
Ngũ bội tử – một loại quả khô của cây muối – có tác dụng liễm phế, chỉ huyết, giáng hỏa nên được dùng để chữa mồ hôi ra nhiều, nhất là khi thời tiết lạnh.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 1kg ngũ bội tử, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng 1–2 thìa bột, trộn với mật ong hoặc nước ấm thành hỗn hợp sệt, đắp vào vùng rốn và cố định bằng băng gạc.
Lưu ý:
- Ngũ bội tử không phải ngũ vị tử – tránh nhầm lẫn.
- Không dùng cho người bị tả lỵ do thực tà, thấp nhiệt, hoặc cảm lạnh.
Rau sam – Giải nhiệt, giảm mồ hôi từ bên trong
Rau sam (Mã xỉ hiện) là cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, giúp cải thiện tình trạng nóng trong và ổn định bài tiết mồ hôi.
Cách sử dụng:
- Dùng 100g rau sam tươi, rửa sạch, ép lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày.
Lưu ý khi dùng rau sam:
- Có tính hàn, phụ nữ mang thai không nên dùng.
- Người tiêu chảy cấp hoặc có bệnh về thận nên tránh sử dụng.
- Trong quá trình dùng rau sam, không ăn cùng trứng vịt lộn, thịt ba ba hay rùa để tránh tương tác dược tính.
Thiên môn đông – Giúp ổn định hệ thần kinh, giảm tiết mồ hôi
Thiên môn đông không chỉ là cây cảnh phổ biến mà còn được xem là cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi hiệu quả. Trong Đông y, cây này có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đàm, giúp làm dịu tình trạng mồ hôi tiết ra quá mức.
Theo nghiên cứu hiện đại, thiên môn đông còn có khả năng ổn định hoạt động của hệ thần kinh giao cảm – bộ phận trực tiếp điều khiển tuyến mồ hôi – từ đó hỗ trợ điều tiết mồ hôi hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Rễ thiên môn đông
Thực hiện:
- Rễ hái về, tẩm nước hoặc đồ chín cho mềm, bỏ lõi, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô.
- Mỗi lần dùng sắc với 200ml nước, đun cạn còn khoảng 50ml, uống mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng:
- Tránh dùng cho người bị tỳ vị hư nhược, tiêu chảy hoặc ho do cảm lạnh.
- Kiêng dùng chung với cá chép, cá trắm hoặc cá chầy.
- Người bị tiêu khát, ho ra máu, thổ huyết, phế ung có thể dùng thiên môn đông để cải thiện tình trạng mồ hôi bất thường.
Thanh cao – Hỗ trợ cải thiện mồ hôi đêm
Thanh cao có công dụng thanh thử, trừ nhiệt, giải uế tích, thường được dùng cho những trường hợp ra mồ hôi nhiều về đêm.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá thanh cao
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, để ráo nước.
- Đun với 300ml nước, sắc lấy phần nước đặc uống trong ngày.
Lá lốt – Bài thuốc đơn giản cho người ra nhiều mồ hôi tay chân
Lá lốt là cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi tay chân được nhiều người tin dùng. Loại lá này có tác dụng làm ấm cơ thể, trừ phong hàn, giúp giảm tình trạng mồ hôi ẩm ướt gây khó chịu.
Nguyên liệu:
- 20–30g lá khô hoặc 100–150g lá lốt tươi
Cách làm:
- Rửa sạch, để ráo rồi sao vàng hoặc phơi tái.
- Sắc với 500ml nước và thêm chút muối, đun còn 200ml. Chia uống trong ngày.
- Uống liên tục 7 ngày, nghỉ 4–5 ngày rồi lặp lại thêm một tuần sẽ thấy hiệu quả.
- Ngoài uống, bạn có thể dùng nước lá lốt để ngâm tay chân mỗi tối trước khi ngủ, giúp giảm mồ hôi hiệu quả hơn.
Lưu ý:
- Không dùng lá lốt quá đặc hoặc quá loãng.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều lá lốt vì có thể ảnh hưởng đến sữa.
- Người bị nhiệt miệng, nóng gan, đau dạ dày không nên dùng thường xuyên.
Rau má – Làm mát cơ thể, điều hòa mồ hôi
Rau má là cây thuốc nam có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc và liễm hãn – rất phù hợp để cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Bạn có thể dùng rau má đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác như râu ngô, kim ngân hoa, mã đề, lá dâu, thảo quyết minh để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc kết hợp:
Nguyên liệu: Rau má 10g; Râu ngô 5g; Lá mã đề 5g; Kim ngân hoa 3g; Thảo quyết minh sao 3g; Lá dâu tươi (ngả vàng) 10g
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo.
- Sắc với khoảng 500ml nước, cô lại còn 200ml, chia uống trong ngày.
Lưu ý khi dùng rau má:
- Không dùng khi đang bị tiêu chảy, cơ thể hư hàn.
- Nên ngưng 15 ngày sau mỗi 1 tháng sử dụng liên tục.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị bệnh gan hoặc đang uống thuốc Tây nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi
Mặc dù các cây thuốc nam chữa bệnh ra mồ hôi nhiều mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn cũng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Người có cơ địa hư hàn, đang bị tiêu chảy nên hạn chế dùng rau má vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu dùng rau má liên tục trong 1 tháng, bạn nên ngừng 15 ngày trước khi tiếp tục uống để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu.
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai cần thận trọng khi dùng rau má. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan, tiểu đường cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Rau má có thể tương tác với một số thuốc Tây như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… vì vậy, nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc, hãy hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng.
Hy vọng những chia sẻ trên về 8 cây thuốc nam chữa bệnh ra nhiều mồ hôi sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn hỗ trợ cải thiện sức khỏe an toàn và tự nhiên. Chúc bạn sớm lấy lại cảm giác thoải mái, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày!