Cây thuốc giúp lưu thông máu hiệu quả, an toàn ngay tại vườn nhà

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Những cây thuốc giúp lưu thông máu là giải pháp tự nhiên được nhiều người áp dụng để khắc phục tình trạng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, tê bì chân tay,… Với đặc tính an toàn, lành tính, vừa điều hoà khí huyết vừa tăng cường tuần hoàn máu bền vững, đây là xu hướng trị liệu được nhiều chuyên gia Đông y khuyến khích áp dụng.
Vì sao nên sử dụng cây thuốc Nam giúp lưu thông máu?
- Giúp khí huyết lưu thông tốt, nuôi dưỡng toàn thân
Cây thuốc nam kích thích quá trình tuần hoàn máu tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt, mọi cơ quan đều nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ hoạt động hiệu quả.
- Phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, hạn chế tai biến
Ứ trệ tuần hoàn máu lâu ngày dễ hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Một số cây thuốc Nam có tác dụng làm loãng máu nhẹ, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.
- Giảm đau nhức, tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt
Lưu thông máu kém là nguyên nhân phổ biến gây tê lạnh tay chân, đau mỏi vai gáy, chóng mặt, ù tai,… Sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp hoạt huyết, làm tan huyết ứ, thông kinh hoạt lạc, cải thiện nhanh và hiệu quả các triệu chứng trên.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, tim mạch, tiểu đường
Khí huyết lưu thông kém kéo theo vấn đề thoái hoá xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường,…Sử dụng dược liệu thiên nhiên đúng cách sẽ tăng cường lưu thông máu, nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe toàn diện.
- Thải độc, làm đẹp da, chống lão hóa
Máu lưu thông tốt thúc đẩy quá trình đào thải độc tố qua gan, thận và da. Nhờ đó, da dẻ trở nên hồng hào, mịn màng, giảm thâm nám, sạm da, cơ thể trẻ lâu hơn.
- An toàn, lành tính, ít tác dụng phụ
Cây thuốc Nam lưu thông máu thường là những thảo dược lành tính, dễ tìm, dễ dùng, phù hợp với cơ địa người Việt, đặc biệt với người cao tuổi hoặc người có bệnh nền.
Những cây thuốc giúp lưu thông máu được sử dụng phổ biến trong Đông y
Dưới đây là danh sách những cây thuốc giúp lưu thông máu hiệu quả được các thầy thuốc Đông y đánh giá cao:
Ngải cứu
Ngải cứu là cây thuốc quý trong Đông y với tác dụng tăng cường hoạt huyết, điều hòa khí huyết, đặc biệt hữu ích với người bị huyết ứ, khí trệ, tắc nghẽn tuần hoàn. Ngoài ra, ngải cứu còn có công dụng làm ấm kinh mạch, đặc biệt hữu hiệu trong các trường hợp đau bụng kinh do huyết ứ, lạnh tử cung. Sử dụng ngải cứu đúng cách giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, nhức đầu,… do máu lưu thông kém.
- Cách dùng: Dùng 15 – 20g lá ngải cứu tươi hoặc khô sắc cùng 500ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ngải cứu với gừng, lá lốt để đắp hoặc xông vùng bị tắc nghẽn khí huyết.
- Lưu ý: Dùng ngải cứu với liều lượng quy định, không dùng quá liều vì có thể kích thích hệ thần kinh trung ương. Phụ nữ mang thai cần cân nhắc khi sử dụng.
Cỏ xước
Với vị đắng, tính mát, quy vào vào gan, thận, cỏ xước là dược liệu hàng đầu để hoạt huyết, trừ ứ, giảm đau, hạ huyết áp. Theo các chuyên gia,các hoạt chất trong cỏ xước hỗ trợ làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi và cơ quan. Những người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, viêm khớp do huyết ứ có thể dùng cỏ xước để hỗ trợ điều trị bệnh bên cạnh phác đồ y khoa.
- Cách dùng: Lấy 30g cỏ xước khô sắc với 1 lít nước, chia 2 lần/ngày. Để tăng hiệu quả lưu thông máu, bạn có thể thêm huyết đằng và ngưu tất khi sắc thuốc.
- Lưu ý: Uống nước sắc cỏ xước sau ăn, không dùng lúc đói. Chống chỉ định với phụ nữ có thai và người huyết áp thấp.
Đinh lăng
Đông y xem đinh lăng như nhân sâm bình dân nhờ khả năng bồi bổ khí huyết, tăng tuần hoàn máu, chống mệt mỏi. Cây thuốc giúp lưu thông máu này giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não, tăng cường tuần hoàn ngoại vi, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, tê bì chân tay.
- Cách dùng: Dùng 10 – 15g rễ đinh lăng khô sắc với 800ml nước, chia 2 lần/ngày. Có thể dùng lá đinh lăng tươi nấu canh bổ dưỡng hoặc phơi khô hãm trà.
- Lưu ý: Dùng nước lá đinh lăng với liều lượng phù hợp. Không dùng liều cao vì dễ gây tiêu chảy, hạ huyết áp. Người sức khoẻ yếu, cơ thể suy nhược nặng cần tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi dùng lâu dài.
Gừng tươi
Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, thường dùng để ôn trung, tán hàn, hoạt huyết, hành khí. Gừng giúp làm ấm cơ thể, giãn mạch, giảm co mạch ngoại vi, thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện tình trạng huyết áp thấp,…
- Cách dùng: Thái 3 – 5 lát gừng tươi, hãm với nước sôi, thêm chút mật ong để uống như trà. Ngoài ra, bạn có thể chế biến gừng trong các món ăn hàng ngày hoặc dùng để ngâm chân.
- Lưu ý:Không dùng gừng cho người có cơ địa nóng trong hoặc mắc bệnh viêm loét dạ dày nặng. Đặc biệt, cần tránh uống nước gừng vào buổi tối.
Huyết dụ
Huyết dụ là một trong những cây thuốc lưu thông máu được Đông chuyên dùng trong các bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, cầm máu. Đặc biệt, huyết dụ được biết đến công dụng điều hoà kinh nguyệt do ứ huyết, làm tan huyết ứ trệ sau sinh hoặc sau chấn thương, tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan, nhất là vùng đầu, mặt, cổ.
- Cách dùng: Sắc 20g lá huyết dụ tươi với 600ml nước, uống 2 lần/ngày. Có thể phối hợp với ngải cứu, ích mẫu để tăng hiệu quả.
- Lưu ý: Không dùng huyết dụ kéo dài nếu không có chỉ định của thầy thuốc. Phụ nữ sau sinh cần tham khảo ý kiến lương y trước khi sử dụng.
Cây rau má
Rau má theo y học cổ truyền có vị đắng nhẹ, tính mát nên thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hỗ trợ lưu thông khí huyết. Đặc biệt, rau má giúp làm sạch mạch máu, hoạt huyết, tăng tuần hoàn mao mạch dưới da, cải thiện lưu lượng máu tới vùng mô tổn thương.
- Cách dùng: Xay 30 – 40g rau má tươi cùng một ít nước lọc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần. Có thể thêm một chút đường mía để gia tăng hương vị. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng rau má khô sắc với cỏ nhọ nồi và rễ cỏ tranh để tăng cường tuần hoàn máu, làm mát giải độc gan.
- Lưu ý: Tránh dùng nước ép rau má quá 2 tuần liên tục vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan. Người có huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng, tốt nhất chỉ nên dùng với lượng nhỏ.
Cây xấu hổ (trinh nữ)
Ngoài công dụng an thần, chống viêm, giảm đau xương khớp, cây xấu hổ (hay cây trinh nữ) là một trong những cây thuốc giúp lưu thông máu dùng phổ biến trong Đông y. Cây xấu hổ hỗ trợ làm giãn mạch, tăng tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông trơn tru,…
Cách dùng: Chuẩn bị 20 – 30g rễ cây xấu hổ, đem rửa sạch, phơi khô, sắc lấy nước uống hàng ngày. Để giảm tính hàn, bạn có thể sao vàng cây xấu hổ trước khi sắc.
Lưu ý: Không dùng cây thuốc này cho người huyết áp thấp hoặc phụ nữ mang thai. Tránh dùng quá liều vì có thể gây buồn ngủ, chóng mặt.
Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng những cây thuốc giúp lưu thông máu
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ cây thuốc giúp lưu thông máu nào. Chỉ lựa chọn những cây thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh.
- Sử dụng cây thuốc đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng, không dùng thảo dược sâu bệnh, nấm mốc, còn tồn dư thuốc trừ sâu sẽ làm tổn thường gan thận.
- Dùng đúng cách và tuần thủ liều lượng bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ, dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,….
- Không tự ý kết hợp nhiều cây thuốc giúp lưu thông máu vì một số thảo dược có thể tương tác với nhau hoặc với thuốc Tây y.
- Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền (tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…) cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sinh hoạt hợp lý để tối ưu hiệu quả điều trị.
- Tái khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khoẻ có đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài hay không. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng thuốc và đến thăm khám ngay.
Lựa chọn và sử dụng cây thuốc giúp lưu thông máu đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì tính chất tự nhiên mà chủ quan, sử dụng một cách bừa bãi hay lạm dụng. Để đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả điều trị, hãy thăm khám chuyên khoa và tuân thủ liệu pháp điều trị.