Cây Thuốc Bỏng Là Gì? Công Dụng Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Cây thuốc bỏng – hay còn gọi là cây sống đời – là một trong những loại cây thuốc nam quen thuộc, dễ trồng, dễ tìm và có nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ. Vậy cây thuốc bỏng có tác dụng gì, dùng như thế nào cho đúng? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

Cây thuốc bỏng là cây gì?

Cây thuốc bỏng là cây thân thảo, mọng nước, cao khoảng 30–100 cm. Lá của nó mọc đối, hình bầu dục, mép lá có răng cưa, màu xanh bóng, dày và mọng nước. Cây có thể sinh sản bằng chồi mọc từ mép lá. Khi gặp điều kiện thích hợp, ở mỗi kẽ lá sẽ tiếp tục mọc lên 1 cây – một đặc điểm đặc biệt ở cây bỏng. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cây thuốc bỏng còn được biết đến với tên gọi khác là cây sống đời, cây trường sinh.

Cây thường được trồng ở vườn nhà hoặc trong chậu để làm cảnh, đồng thời dùng làm thuốc chữa bệnh trong gia đình.

Công dụng và bài thuốc trị bệnh bằng cây thuốc bỏng

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cây thuốc bỏng để điều trị các chứng bệnh thông thường. Theo y học cổ truyền, cây có vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, làm lành vết thương.

Chữa bỏng ngoài da

Đúng như tên gọi, cây thuốc bỏng nổi tiếng với công dụng làm dịu, giảm phồng rộp và thúc đẩy liền da trong các trường hợp bỏng nhẹ, bỏng nắng, phỏng nước sôi. Do đó, nếu chẳng may bạn bị tổn thương da bỏng nhẹ có thể dùng cây thuốc này để xử lý vết thương.

Cách dùng:

  • Lấy lá cây bỏng rồi đem đi rửa sạch
  • Sau đó, bạn giã nát hoặc cắt lát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Cảm giác mát dịu sẽ xuất hiện ngay sau đó, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bạn có thể dùng băng gạc để cố định lại
  • Thay mới sau khoảng 3 – 4 tiếng.

Trị mụn nhọt, lở loét, viêm da

Các hợp chất steroid, bufadienolides trong cây bỏng có tác dụng sát khuẩn nhẹ, tiêu viêm. Đồng thời, tinh dầu và vitamin trong cây hỗ trợ thúc đẩy tái tạo da. Nên đây là loại cây thuốc mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh về da như mụn nhọt, viêm da hay tình trạng lở loét.

Cách dùng:

  • Đem lá cây bỏng đi rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ bụ bẩn và vi khuẩn
  • Sau đó, bạn giã nát hoặc cắt lát rồi đắp trực tiếp lên vùng da mụn nhọt xuất hiện hay khu vực viêm da, lở loét
  • Để cố định, bạn có thể dùng băng gạc và thay mới sau khoảng 3 – 4 tiếng

Điều trị đau mắt đỏ, viêm kết mạc

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, cây thuốc bỏng còn có thể được dùng để điều trị các trường hợp viêm kết mạc, đau mắt nhẹ.

Cách dùng:

  • Đem lá cây bỏng đi rửa sạch
  • Sau đó mang đi giã nhỏ rồi vắt lấy nước
  • Tiếp đến nhỏ vào mắt 1 – 2 giọt

Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan

Cây thuốc bỏng cũng có thể được dùng để điều trị tình trạng viêm họng, viêm amidan nhờ tính sát khuẩn, chống viêm.

Cách dùng

  • Lấy khoảng 3 – 4 lá bỏng đem đi rửa sạch với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên lá
  • Sau đó giã nhuyễn, cho thêm chút muối
  • Rồi cho vào miệng ngậm và nuốt từ từ để chất trong bã cây ngấm vào cổ họng

Chữa viêm loét dạ dày

Ít ai biết rằng cây thuốc bỏng cũng có thể dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, nhờ khả năng làm dịu niêm mạc, kháng viêm tự nhiên.

Cách dùng:

  • Lấy khoảng 50g lá bỏng tươi, mang đi rửa sạch
  • Sau đó, giã nhuyễn, sắc nước đặc và chia thành 2 phần uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng cây thuốc bỏng chữa bệnh

Mặc dù là cây lành tính, dễ dùng nhưng bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng cây bỏng để chữa bệnh:

  • Cây thuốc bỏng đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh được hiệu quả trong điều trị bệnh. Do đó, bạn cần cân nhắc khi sử dụng.
  • Hiệu quả điều trị bệnh bằng cây thuốc bỏng sẽ phụ thuộc vào từng người, không phải ai cũng như nhau. Có trường hợp, cơ thể người bệnh thích ứng tốt, triệu chứng có thể được cải thiện sau một thời gian dùng. Nhưng cũng có trường hợp người bệnh không có bất kỳ sự thay đổi nào.
  • Bạn nên rửa sạch lá để tránh làm nặng thêm tình trạng
  • Dùng cây thuốc bỏng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp y tế khoa học. Với những trường hợp bệnh nặng, can thiệp y tế là phương pháp tối ưu nhất.
  • Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Trường hợp trong thời gian sử dụng lá bỏng nếu bạn có biểu hiện bị dị ứng hoặc bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay và đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.

Cây thuốc bỏng không chỉ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc mà còn là vị thuốc dân gian có tác dụng giúp chữa nhiều bệnh thường gặp từ ngoài da đến tiêu hóa, hô hấp. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây thuốc bỏng cũng như bài thuốc từ cây để chữa bệnh.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ