[ Cần biết ] Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào là hợp lý và an toàn? Bởi 3 tháng đầu của thai kỳ được coi là thời kỳ “vàng” để thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.
Với mong muốn giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Bài viết hôm nay sẽ là sự chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Chị em cùng theo dõi để có kiến thức chăm sóc mình và thai nhi nhé!
Vai trò của dinh dưỡng đối với mẹ bầu
Chúng ta đều biết thai nhi từ khi hình thành đến khi ra đời đều lấy nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ. Chính vì thế, khi mang thai, mẹ bầu không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho cả em bé ở trong bụng mẹ.
3 tháng đầu của thai nhi là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức chính như: tủy sống, não, tim, phổi, gan… Vì thế, chất dinh dưỡng ở thời kỳ này có vai trò vô cùng quan trọng.
Hơn nữa, để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó, axit folic, canxi, sắt, vitamin D,…là những dưỡng chất không được thiếu. Nếu như mẹ bầu không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nêu trên. Thai nhi có thể bị dị tật, bị suy dinh dưỡng, thậm chí có thể là bị sảy thai.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không chỉ khắc phục được tình trạng nghén của thai phụ. Hơn nữa, còn giúp thai phụ đạt chuẩn được mục tiêu tăng cân trong những tháng đầu của thai kỳ.
Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Thai phụ còn phải phân bổ các chất chất dinh dưỡng sao cho hợp lý và khoa học.
Vì thế, để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị dị tật, khi sinh ra con luôn thông minh và khỏe mạnh. Chị em nên xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, lành mạnh, an toàn ngay từ những tháng đầu của thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu có vai trờ vô cùng quan trọng. Bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho mình.
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu- Bổ sung axit folic
Acid folic có vai trò vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu, nhất là những tháng đầu của thai kỳ. Bởi đây là chất có khả năng giúp giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai.
Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hay một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan… Vì thế, 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm kể trên vào các bữa ăn hàng ngày của mình.
Bên cạnh đó, tùy theo thể trạng của mình, thai phụ có thể uống thêm viêm uống bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu – Cần bổ sung thực phẩm giàu Protein
Protein là chất đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Bên cạnh đó, đây còn là chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ của thai phụ.
Ngoài ra, Protein còn giúp tăng cường sản sinh máu. Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Vì vậy, 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu Protein cho mình. Mỗi ngày mẹ bầu cần phải bổ sung thêm 85-90g Protein cho cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều chất đạm mà mẹ bầu nên ăn gồm có: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…
- Canxi và Vitamin D – Dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu
Canxi và vitamin D là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong hệ thần kinh và giúp đông máu bình thường cho thai phụ. Đồng thời còn giúp hình thành hệ xương khớp, và răng vững chắc cho thai nhi.
Cho nên trong suốt thai kỳ của mình, thai phụ cần bổ sung thêm canxi cũng nhưu vitamin D cho bản thân. Nếu như hàm lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, thai phụ sẽ bị đau nhức xương, bào thai trong bụng bị còi. Khi sinh ra, trẻ sẽ bị còi xương.
Do vậy, để phòng ngừa tình trạng bị thiếu hụt canxi, mẹ bầu nên ăn: trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ… đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng tích cực tắm nắng sớm để tăng cường hấp thụ vitamin D cho mình.
- Sắt- thực phẩm không thể thiếu trong Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Để phòng ngừa nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai, mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp cho bản thân từ 36 – 40 mg sắt.
Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao mà mẹ bầu cần bổ sung trong bữa ăn của mình chính là; thịt đỏ, tim cật, các loại hạt và rau xanh,…
Tuy nhiên, các thực phẩm này vẫn chưa thể cung cấp đầy đủ lượng sắt cho cơ thể. Vì thế, mẹ bầu cần phải uống thêm sắt. Nhưng uống sắt ở dạng nào, nước hay viên thì mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Các thực phẩn thiết yếu khác cần cho 3 tháng đầu thai kỳ
Ngoài các thực phẩm nêu trên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cũng cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết khác như: Vitamin A, C, B, DHA/EPA, Magie, selen, i-ốt, kẽm…
Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ…
Một số vấn đề mẹ bầu cần biết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tam cá thể đầu tiên của thai kỳ, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi. Vì thế, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Chia nhỏ bữa ăn
- Nên ăn những thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa,
- Nên ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt
- Nên uống sữa ít béo, ít đường vào buổi sáng và tối,
- Uống đủ 2 lít nước trong ngày, không nên uống nước trong bữa ăn. Có thể uống nước ép trái cây hay rau của quả
- Tuyệt đối không dùng các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm nhiều chất béo.
- Ăn nhiều rau xanh có màu đậm, các loại hoa quả có nguồn gốc rõ ràng
- Không ăn thực phẩm sống hay nấu chưa chín như; nem chua, trứng sống…
- Hạn chế ăn thức ăn vặt có chứa nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ăn nhanh, xúc xích, nước uống có ga
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu có vai trò rất quan trọng đối với sự phát riển của thai nhi. Vì thế để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có sức khỏe tốt. Chị em cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.