Cách nhận biết mụn trứng cá cực kỳ đơn giản

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ cho đến khi tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng. Điều này xuất phát từ việc người mắc chưa biết cách phân biệt và xử lý mụn trứng cá hiệu quả trong giai đoạn đầu khi mụn mới hình thành, dẫn đến tình trạng mụn lan rộng và có nguy cơ viêm nhiễm. Trong bài viết dưới đây, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Quy, Trưởng khoa Da liễu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ hướng dẫn cách nhận biết mụn trứng cá và tư vấn phương pháp điều trị mụn an toàn, dứt điểm.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là các nốt mụn, nốt sần có kích thước nhỏ xuất hiện trên bề mặt da mặt, cổ, vai, lưng, ngực hoặc các vùng da trên cánh tay. Mụn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào song thường gặp nhất trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là những người có cơ địa da dầu. Theo thống kê, khoảng 75% người bị mụn trứng cá có độ tuổi từ 11 – 30 tuổi. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này, tuyến nhờn hoạt động mạnh khiến lượng dầu nhờn trên da dư thừa, cùng với sự tích tụ của vi khuẩn, bụi bẩn dễ gây bí bách và hình thành mụn trứng cá.Nếu không khắc phục sớm, mụn trứng cá viêm nhiễm sẽ gây ngứa, đau rát, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh.

Mụn trứng cá

Cách nhận biết mụn trứng cá

Dựa vào tổ thương trên da, các bác sĩ phân loại mụn trứng cá thành 2 nhóm chính là mụn không viêm và mụn viêm. Nắm được đặc điểm các loại mụn trứng cá sẽ giúp bạn biết cách nhận biết mụn trứng cá dễ dàng, chính xác.

Cách nhận biết mụn trứng cá không viêm

Mụn trứng cá không viêm là loại mụn mức độ nhẹ, không sưng mủ và không gây đau đớn. Nhóm mụn không viêm có mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn ẩn,…

  • Mụn trứng cá đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành khi dầu thừa và tế bào chết tích tụ dưới da làm bít tắc lỗ chân lông. Mụn có màu da hoặc trắng, kích thước nhỏ (từ 1 – 3 mm), được bao bọc bởi lớp da và các tế bào da ngăn chặn hoàn toàn lỗ chân lông nên được gọi là nhân mụn đóng.

Mụn trứng cá đầu trắng
  • Mụn trứng cá đầu đen

Mụn trứng cá đầu đen có bề mặt da hở, các tế bào da chỉ chặn một phần lỗ chân lông nên được gọi là nhân mụn hở. Khi phần nhân mụn chứa dầu thừa và tế bào chết tiếp xúc trực tiếp với oxy trong không khí, quá trình oxy hóa diễn ra khiến các nốt mụn chuyển sang màu đen hoặc nâu đen.

Mụn trứng cá đầu đen
  • Mụn ẩn

Mụn ẩn là mụn trứng cá thể nhẹ, nằm sâu dưới da và không gây viêm sưng. Mụn xuất hiện nhiều tại trán, hai bên má, quai hàm và xung quanh miệng, đây vốn là những là nơi tuyến bã hoạt động mạnh mẽ và dễ tích tụ bụi bẩn.

Mụn ẩn

Dấu hiệu đặc trưng của mụn ẩn là kích thước nhỏ li ti, mọc thành cụm và có xu hướng lan rộng nếu không điều trị kịp thời. Khi chạm vào vùng da mụn, người bệnh dễ dàng cảm nhận được sự thô ráp, sần sùi – dấu hiệu khó nhận thấy rõ bằng mắt thường.

Cách nhận biết mụn trứng cá viêm

Mụn trứng cá viêm là mức độ nặng hơn với dấu hiệu đặc trưng là các nốt mẩn đỏ nổi gờ trên bề mặt da, có mủ và gây đau nhức. Dựa trên sự phát triển của nhân mụn và mức độ viêm nhiễm mà mụn viêm được chia thành 3 loại chính:

  • Mụn trứng cá đỏ

Cách nhận biết mụn trứng cá đỏ là khi quan sát khu vực chữ T (trán, mũi, cằm) và hai bên má, ta dễ dàng nhận thấy các đốm mụn đỏ, có mủ, sưng và nổi gờ trên bề mặt da. Da mặt thô ráp, tấy đỏ, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy và hơi châm chích.

Mụn trứng cá đỏ
  • Mụn trứng cá bọc

Mụn bọc là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu, xác vi khuẩn, bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chất bên trong lỗ chân lông. Có thể nhận biết mụn trứng cá bọc qua biểu hiện mụn chứa nhiều mủ màu trắng, vàng hoặc máu, viền đỏ viêm và gây đau. Mụn nằm sâu dưới da,  mọc riêng lẻ hoặc từng cụm trên vùng trán, mũi hoặc hai bên má. Giai đoạn đầu, mụn bọc thường cứng, khó vỡ, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau nhức. Ở giai đoạn sau, mụn mềm và dễ vỡ hơn. Nếu không khắc phục đúng cách sẽ để lại sẹo lõm, sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ.

Mụn trứng cá bọc
  • Mụn nang

Mụn nang (còn gọi là mụn u nang) phát triển từ sâu bên trong da với những nốt sưng đỏ chứa đầy dịch mủ, chất bã. Mụn có kích thước lớn, nổi hẳn lên bề mặt da như những khối u gây đau nhức, khó chịu.

Mụn nang

Mụn trứng cá nang là biến thể của mụn trứng cá với mức độ viêm nặng, có thể gây sẹo lõm rất cao nếu người bị tự ý nặn mụn hoặc không chăm sóc da đúng cách.

Cơ chế hình thành và nguyên nhân gây mụn trứng cá

Cơ chế hình thành mụn trứng cá được xác định do 4 yếu tố chính sau:

  • Tăng tiết bã nhờn

Tuyến dầu dưới da hoạt động quá mức khiến da tiết ra nhiều bã nhờn. Chất nhờn này có nhiệm vụ đưa tế bào chết lên bề mặt da thông qua các nang. Nếu ống bài xuất tuyến bã trong nang lông bị hẹp, dầu nhờn và tế bào chết sẽ tích tụ và liên kết lại dưới da, hình thành nhân mụn trứng cá.

  • Rối loạn sừng hóa ống bã

Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường làm các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, khiến quá trình tiết bã nhờn bị gián đoạn.

  • Vi khuẩn

Tác nhân chính gây mụn trứng cá là vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes). Chúng sống kí sinh trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và thâm nhập các nang bị tắc, gây mụn trứng cá mủ, mụn bọc, mụn sưng viêm,…

  • Hiện tượng viêm nhiễm

Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ tạo ra chất sinh học gây viêm nang lông, từ đó hình thành nên các nốt mụn trứng cá.

Nguyên nhân mụn trứng cá

Mặc dù căn nguyên gây mụn trứng cá là do tắc nghẽn lỗ chân lông và sự tích tụ vi khuẩn, dầu nhờn, bụi bẩn,… dưới da song có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra mụn hoặc thúc đẩy sự phát triển của mụn trứng cá. Một số yếu tố được các chuyên gia đề cập đến là:

  • Thay đổi nội tiết tố, thường gặp trong giai đoạn dậy thì, khi mang thai hoặc có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị: thuốc chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc thực phẩm chứa nhiều carbohydrate bánh mì, bánh mì sandwich và khoai tây chiên
  • Tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng, lo lắng, stress,…
  • Vệ sinh da không sạch sẽ
  • Thường xuyên trang điểm hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
  • Tiếp xúc với môi trường có chứa hoá chất độc hại như khói thuốc lá, sơn,…
  • Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Tỷ lệ mắc mụn trứng cá cao nếu cả cha và mẹ đều mắc mụn trứng cá.

Cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Khi điều trị mụn trứng cá, cần xem xét nguyên nhân gây mụn và cơ địa da của người mắc thì mới có thể tìm ra được phương pháp chữa mụn trứng cá phù hợp và hiệu quả. Tại cơ sở y tế chuyên khoa, sau khi đánh giá tổn thương mụn và rà soát các thói quen hàng ngày, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chuyên biệt, cá nhân hoá dựa trên các yếu tố trên.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc bôi và thuốc uống toàn thân. Thuốc bôi trị mụn trứng thường có dạng kem, gel hoặc nước. Với thành phần chính là Benzoyl Peroxide, Axit Salicylic, Retinoids, Niacinamide, kẽm,… thuốc bôi trị mụn có công dụng chính là triệt tiêu nhân mụn, tiêu diệt vi khuẩn C. Acnes gây mụn và ức chế quá trình gây viêm. Ngoài ra, thuốc bôi còn giúp kiểm soát bã nhờn, loại bỏ tế bào chết, hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông, từ đó giảm nguy cơ hình thành mụn trứng cá.

Nếu tổn thương da do mụn nặng kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm lan rộng gây ngứa, đau rát,… thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc chứa  hoạt chất retinol đường uống để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả. Lưu ý điều trị bằng kháng sinh đường uống chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn với liều lượng phù hợp để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh và giảm tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài điều trị chuyên khoa, người bị mụn trứng cá cần chăm sóc da đúng cách để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Hy vọng qua nội dung bài viết trên bạn đọc sẽ nắm được cách nhận biết mụn trứng cá cũng như cách điều trị mụn hiệu quả. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với các chuyên gia phòng khám qua số điện thoại 0969 668 152 – 02437 152 152 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ