Danh sách các loại cây thuốc quý trong rừng giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

“Rừng vàng, biển bạc” không chỉ là thành ngữ quen thuộc thể hiện sự giàu có của thiên nhiên Việt Nam, mà còn là minh chứng cho hệ sinh thái phong phú, đặc biệt là nguồn dược liệu quý hiếm. Trong đó, các loại cây thuốc quý trong rừng chính là báu vật mà thiên nhiên ban tặng, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ngày càng được khoa học hiện đại quan tâm. Nhiều loại cây đã trở thành các loại cây thuốc dân gian nổi tiếng, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách tự nhiên và bền vững.

Trong bài viết này, hãy cùng khám phá những cây thuốc Việt Nam tiêu biểu, được đánh giá cao cả về giá trị y học lẫn dược tính:

Sâm Ngọc Linh – “Quốc bảo” trong các loại cây thuốc quý trong rừng

Sâm Ngọc Linh được xem là một trong các loại cây thuốc quý trong rừng có giá trị bậc nhất tại Việt Nam. Dù mới được phát hiện vào những năm 1970, loại sâm này đã nhanh chóng được xếp vào nhóm dược liệu quý hiếm, được các nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

Đặc điểm thực vật

Sâm Ngọc Linh thuộc họ thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 40–80 cm. Thân rễ mọc ngang như củ gừng, dài 30–40 cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà. Lá kép hình trứng có răng cưa nhẹ, cụm hoa mọc thành tán đơn ở đỉnh thân, hoa màu vàng lục.

Thành phần hóa học

Sâm Ngọc Linh chứa tới 49 loại saponin (trong đó có 24 loại hoàn toàn mới), cùng với các acid amin, acid béo và hợp chất polyacetylen quý hiếm.

Tác dụng dược lý

  • Tăng cường hoạt động não bộ, cải thiện trí nhớ
  • Chống trầm cảm, nâng cao sinh lực
  • Chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ bảo vệ tế bào
  • Phục hồi sức khỏe sau bệnh hoặc khi cơ thể suy nhược

Công dụng

Theo Đông y, sâm Ngọc Linh có vị đắng nhẹ, mùi thơm, có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị suy nhược, mệt mỏi, viêm họng, gan yếu, và xơ vữa động mạch. Người ta thường sử dụng sâm bằng cách ngâm rượu, pha trà hoặc kết hợp với các loại cây thuốc dân gian khác như đương quy, nhân sâm để tăng hiệu quả điều trị.

Trinh nữ hoàng cung – Cây thuốc dân gian nổi tiếng trị bệnh phụ khoa

Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) từ lâu đã được biết đến là cây thuốc Việt Nam có công dụng điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến phụ nữ và u lành tính.

Đặc điểm thực vật

Là cây thân thảo lớn, thân gần như hình cầu, lá dài đến 50 cm, cụm hoa mọc thành tán, màu trắng pha hồng. Cây ưa sáng và thường được trồng tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ.

Thành phần hóa học

Cây chứa nhiều alkaloid có tác dụng sinh học mạnh như lycorin, ambelin, pratorin,… và hai loại glucan có khả năng hỗ trợ miễn dịch hiệu quả.

Tác dụng dược lý

  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
  • Ức chế virus gây bại liệt
  • Điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị u lành tính

Công dụng

Trong Đông y, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, hơi chát, được sử dụng để hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư vú,… Ngoài ra, cây còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, và được dùng để xoa bóp chữa tê nhức, sưng đau ngoài da. Đây là một trong các loại cây thuốc dân gian được người dân nhiều vùng sử dụng từ hàng trăm năm nay.

Cây Ba Kích – Vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu Việt

Khi nhắc đến các loại cây thuốc quý trong rừng, ba kích là cái tên quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Đây là cây thuốc Việt Nam có mặt trong nhiều toa thuốc cổ truyền, đặc biệt là những bài thuốc bổ thận, tráng dương, cải thiện sinh lý.

Đặc điểm thực vật

Ba kích, còn gọi là ba kích tím, ba kích thiên, ruột gà, chổi vàng,… có tên khoa học là Morinda officinalis How. Cây thuộc nhóm thân leo, phần được sử dụng chủ yếu là phần rễ.

Rễ ba kích có hình trụ hoặc hơi dẹt, dài từ 3 cm trở lên, màu nâu xám hoặc nâu nhạt. Trên bề mặt có nhiều đường gân dọc, ngang cùng những vết nứt sâu. Khi cắt ngang rễ sẽ thấy phần cùi màu xám tím hoặc hồng nhạt, lõi ở giữa màu vàng nâu, có vị hơi ngọt và hăng.

Thành phần hóa học

Rễ ba kích chứa nhiều hợp chất quý như:

  • Anthranoid: Tectoquinon, 1-hydroxy-2,3-dimethyl-anthraquinone
  • Iridoid: Asperuloside, morofficialoside
  • Các loại đường: fructose, glucose, sucrose và fructo-oligosaccharide
  • Nhựa, axit hữu cơ, phytosterol và tinh dầu tự nhiên
  • Đặc biệt, rễ tươi chứa lượng lớn vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ

Tác dụng dược lý

Ba kích được xếp vào nhóm các loại cây thuốc dân gian có tác dụng tốt đối với sức khỏe sinh lý nam giới và hệ xương khớp:

  • Hỗ trợ điều trị vô sinh nam: Fructo-oligosaccharide giúp bảo vệ DNA tinh trùng khỏi tổn thương do tác nhân oxy hóa.
  • Chống loãng xương: Các anthraquinone trong ba kích có khả năng ức chế quá trình tái hấp thu xương.
  • Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất: Khi được chế biến với muối, hoạt tính của ba kích được tăng cường.
  • Giảm trầm cảm, bảo vệ đường ruột: Fructo-oligosaccharide còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tâm trạng.

Công dụng và cách dùng

Ba kích có vị cay, tính ấm, quy vào kinh thận. Theo y học cổ truyền, ba kích có công dụng:

  • Bổ thận tráng dương
  • Làm chắc gân cốt
  • Hỗ trợ điều trị: liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều, lạnh tử cung, phong thấp, đau mỏi lưng gối

Liều dùng: mỗi ngày từ 3–9g, sắc nước uống. Ba kích thường được kết hợp cùng các cây thuốc Việt Nam khác để tăng hiệu quả điều trị trong các bài thuốc Đông y cổ truyền.

Hà Thủ Ô Đỏ – Cây thuốc dân gian bồi bổ khí huyết

Trong số các loại cây thuốc quý trong rừng tại Việt Nam, hà thủ ô đỏ là dược liệu nổi tiếng với công dụng làm đen tóc, bổ gan thận và tăng cường sinh lực. Đây là một trong những cây thuốc Việt Nam được ứng dụng phổ biến từ xưa đến nay.

Đặc điểm thực vật

Hà thủ ô đỏ (tên khoa học: Fallopia multiflora) là cây thân leo, thân mềm, tuổi thọ cao. Rễ phình to thành củ màu nâu đỏ, hình dạng giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu trắng nhạt.

Thành phần hóa học

Rễ hà thủ ô đỏ chứa nhiều hoạt chất quý:

  • 7% anthraglycosid (chrysophanol, emodin, rhein…)
  • 2% tinh bột, 3.1% lipid, 4.5% khoáng chất
  • Protide, chất chống oxy hóa, chất chống viêm
  • Stilbene như resveratrol – chất nổi bật giúp bảo vệ gan

Tác dụng dược lý

Hà thủ ô đỏ là một trong các loại cây thuốc dân gian được nghiên cứu khoa học chứng minh nhiều công dụng:

  • Tác động đến nội tiết: Có tác dụng estrogen, tăng trương lực cơ tử cung
  • Kháng viêm, tiêu độc: Giảm phù nề, viêm mãn tính, chống co thắt
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu: Làm tăng hồng cầu, giúp ăn ngon, ngủ sâu
  • Bảo vệ gan: Ngăn tổn thương gan do thực phẩm chứa chất béo oxy hóa
  • Giảm cholesterol máu: Giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Công dụng và liều dùng

Theo Đông y, hà thủ ô đỏ có vị đắng nhẹ, tính ấm, quy vào can – thận. Thường được dùng để:

  • Bổ huyết, dưỡng gan thận
  • Chữa suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ
  • Điều trị thiếu máu, táo bón, viêm da, mụn nhọt, chàm
  • Làm đen tóc, chắc tóc, giảm rụng tóc

Liều dùng: 6–20g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột. Hà thủ ô đỏ có thể dùng tươi hoặc khô, tùy theo mục đích trị liệu.

Lưu ý: Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp không nên dùng. Khi dùng cần kiêng ăn hành, tỏi, củ cải để tránh phản ứng dược lý.

Hoa Atiso – Cây thuốc Việt Nam tốt cho gan, thận và tiêu hóa

Trong kho tàng các loại cây thuốc quý trong rừng Việt Nam, hoa atiso (còn gọi là atiso đỏ hoặc atiso tím) là cái tên nổi bật bởi vừa dễ trồng, dễ chế biến, vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Atiso không chỉ xuất hiện trong các món ăn dân dã mà còn là một trong các loại cây thuốc dân gian có công dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ chức năng gan, thận và hệ tiêu hóa.

Đặc điểm thực vật

Atiso là loài cây thân thảo cao lớn, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 1–2m. Thân cây ngắn, cứng, phủ lông mịn trắng. Lá mọc so le, to, dài, mép xẻ sâu, mặt trên xanh đậm, mặt dưới có lớp lông trắng mịn. Cụm hoa mọc ở đầu thân, có màu đỏ tím hoặc tím nhạt, hình cầu, hoa hình ống và mọc dày đặc.

Thành phần hóa học

Lá atiso chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là:

  • Acid hữu cơ: Cynarin, acid chlorogenic, acid caffeic, acid succinic,…
  • Flavonoid: Dẫn xuất luteolin như cynarozid, scolymoside,…
  • Polyphenol, enzyme, hợp chất vô cơ giúp tăng cường chức năng gan – mật
  • Inulin: Một dạng chất xơ hòa tan, giúp cải thiện tiêu hóa và ổn định đường huyết

Tác dụng dược lý

Atiso là một trong các cây thuốc Việt Nam có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả:

  • Tăng tiết mật: Giúp cải thiện tiêu hóa, giảm mỡ máu
  • Lợi tiểu, lợi mật: Hỗ trợ đào thải độc tố qua thận và gan
  • Giảm cholesterol: Giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch
  • Không gây độc: An toàn khi sử dụng lâu dài

Công dụng và cách dùng

Hoa và lá atiso có vị hơi đắng, được dùng để:

  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, suy thận, viêm thận cấp – mãn tính
  • Làm mát gan, giảm mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa
  • Dùng trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường nhờ chứa ít tinh bột
  • Tác dụng lọc máu nhẹ, nhuận tràng, lợi tiểu

Có thể sử dụng atiso tươi hoặc khô để pha trà, nấu cao lỏng, hoặc ngâm làm siro. Liều dùng: 2–10g lá khô mỗi ngày dưới dạng sắc uống.

Đan Sâm – Cây thuốc quý hỗ trợ tim mạch và tuần hoàn máu

Đan sâm từ lâu đã được xếp vào danh sách các loại cây thuốc quý trong rừng nhờ khả năng hỗ trợ tim mạch, tuần hoàn máu và chống oxy hóa mạnh mẽ. Đây cũng là một trong các loại cây thuốc dân gian được sử dụng rộng rãi trong Đông y.

Đặc điểm thực vật

Đan sâm là cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 30–80 cm. Thân cây có màu nâu đỏ, vuông, có rãnh dọc. Lá mọc đối xứng, có lông mịn. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, mỗi chùm dài 12–15 cm, màu tím đỏ hoặc tím nhạt.

Thành phần hóa học

Đan sâm chứa các hoạt chất sinh học quan trọng, bao gồm:

  • Diterpen: Cryptotanshinone, tanshinone IIA
  • Acid phenolic: Danshensu, salvianolic acid A và B
  • Tác nhân chống viêm và chống oxy hóa mạnh

Tác dụng dược lý

Đan sâm là một cây thuốc Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu hiện đại công nhận các tác dụng như:

  • Tăng lưu thông máu: Giúp cải thiện chức năng tim mạch, nhất là ở người cao huyết áp
  • Chống huyết khối: Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
  • Hạ mỡ máu, bảo vệ gan: Giảm triglycerid, làm chậm quá trình thoái hóa gan
  • Kháng khuẩn, an thần, chống ung thư: Ức chế sự phát triển tế bào ung thư trên mô hình thực nghiệm

Cách dùng và liều lượng

Đan sâm thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bột hoặc cao lỏng. Tùy theo tình trạng bệnh, liều lượng và cách dùng có thể khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:

  • Sắc nước uống mỗi ngày từ 6–12g rễ khô
  • Dùng riêng hoặc phối hợp cùng các loại cây thuốc dân gian khác trong điều trị tim mạch, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim

Cây Mật Gấu – Vị thuốc dân gian quý từ thiên nhiên

Trong danh sách các loại cây thuốc quý trong rừng Việt Nam, cây mật gấu là một trong những dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y. Còn được biết đến với tên gọi cây lá đắng, cây mật gấu không chỉ là cây thuốc Việt Nam có giá trị dược lý cao mà còn được người dân vùng núi sử dụng từ lâu như một phương thuốc chữa nhiều bệnh mạn tính.

Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu có tên khoa học là Gymnanthemum amygdalinum, thuộc họ Cúc. Cây mọc phổ biến ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Một số tỉnh như Lâm Đồng và khu vực phía Nam cũng trồng loài cây này để làm dược liệu.

Cây có thân thảo mềm, cao từ 2–5m. Lá cây hình bầu dục, màu xanh đậm, mép có răng cưa nhỏ, dài khoảng 20cm và có vị đắng đặc trưng. Hoa màu vàng nhạt, thường nở từ tháng 2 đến tháng 4. Sau khi hoa tàn, cây kết quả và chín vào khoảng tháng 5–6.

Phần lá và thân cây mật gấu được sử dụng phổ biến nhất trong các bài thuốc. Cây trưởng thành có thể thu hái quanh năm, nhưng không nên hái cây quá non hoặc quá già để đảm bảo hiệu quả dược tính.

Thành phần hóa học

Cây mật gấu chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất quý, bao gồm:

  • Vitamin: A, B1, B2, C, E
  • Hợp chất: xanthone, flavonoid, saponin, tanin, steroid, terpenoid, axit phenolic
  • Khoáng chất: sắt, kẽm, magie, selen, đồng,…
  • Các axit béo không bão hòa như linoleic, cùng một số enzyme và nước

Tác dụng dược lý và công dụng

Trong kho tàng các loại cây thuốc dân gian, cây mật gấu nổi bật nhờ đa công dụng:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, đường ruột
  • Phòng chống ung thư
  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày
  • Tốt cho tim mạch, huyết áp
  • Giảm căng thẳng, lo âu
  • Tăng cường sức khỏe sinh sản nam giới
  • Ở một số nước Tây Phi, cây mật gấu còn được dùng pha trà uống hằng ngày với nhiều công dụng như lợi tiểu, hỗ trợ điều trị tiểu đường, táo bón, nhiễm trùng da và các bệnh về gan.

Tổng kết lại thì các loại cây thuốc quý trong rừng như mật gấu, atiso, đan sâm, hà thủ ô… chính là kho báu của cây thuốc Việt Nam. Với giá trị dược liệu cao, những cây thuốc dân gian này không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn góp phần gìn giữ y học cổ truyền nước ta.

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, thiết thực về các dược liệu tự nhiên đang hiện diện quanh ta. Đừng quên theo dõi phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội để khám phá thêm nhiều kiến thức giá trị về dược liệu và sức khỏe!

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ