CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Tham vấn y khoa:

5/5 - (2 bình chọn)

Đối với mỗi người phụ nữ, mang thai là quãng thời gian hạnh phúc, đan xen sự lo lắng, trăn trở. Khi mang thai, chị em luôn muốn biết bé con của mình phát triển trong bụng mẹ như thế nào hay mong ngóng từng ngày đến lịch khám thai để được nhìn thấy con yêu. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ CKI Sản Phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên sẽ chia sẻ các mốc khám thai quan trọng cũng như một số lưu ý về vấn đề khám thai.

Khám thai định kỳ là khám gì?

Khám thai định kỳ giúp kiểm tra, theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Qua đó, phát hiện sớm các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh và xử lý kịp thời các biến chứng của thể xảy ra trong quá trình mang thai. Nhờ thăm khám thường xuyên mà thai phụ biết cách chăm sóc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Từ đó, giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

khám thai định kỳ

Khi khám thai định kỳ, thai phụ sẽ được khám:

  • Khám sức khỏe tổng quát, đo chỉ số cân nặng, huyết áp…
  • Siêu âm thai
  • Tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm sàng lọc dị tật… tùy từng mốc thai kỳ
  • Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học để thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Các mốc khám thai quan trọng nhất

Theo bác sĩ CKI Sản Phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Khám thai định kỳ có vai trò quan trọng. Trong quá trình mang thai, thai phụ và thai nhi đối mặt với nhiều sự biến chuyển, thậm chí là sự cố nguy hiểm. Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dưới đây là các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được bỏ qua trong thai kỳ của mình:

Khám thai lần đầu khi trễ kinh 1 tuần

Mốc khám thai đầu tiên là khi chị em bị trễ kinh nguyệt từ 7-10 ngày, trước đó có quan hệ tình dục không an toàn kèm theo kết quả que thử thai lên 2 vạch.

Khám thai lần đầu khám những gì là thắc mắc của nhiều chị em. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ siêu âm và làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác chị em đã mang thai hay chưa. Nếu kết quả cho thấy nữ giới mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những đánh giá sau:

  • Khám tổng quát về chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI cơ thể. Nếu thai phụ thừa cân, béo phì hoặc thiếu dinh dưỡng, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng khi mang thai.
  • Trường hợp vẫn còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu về hormone beta HCG
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai đã di chuyển vào tử cung của mẹ hay chưa.

những cột mốc khám nên lưu ý

Mốc khám thai quan trọng thứ hai: Thai được 7-8 tuần

Mốc khám thai quan trọng thứ hai là khi thai được 7-8 tuần. Thông qua phương pháp siêu âm, thai phụ có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước túi ối và chiều dài phôi thai có phát triển bình thường, tương xứng với tuổi thai không.

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Để đánh giá mẹ có gặp tình trạng thiếu máu hay mắc một số bệnh lý như bệnh sởi, thủy đậu, viêm gan B, bệnh lây truyền qua đường máu, nhóm máu… hay không. Ngoài ra, thai phụ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu. Để đánh giá tình trạng sức khỏe và kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Khám thai 3 tháng đầu: Mốc khám thai quan trọng ở tuần 12

Một trong những mốc khám thai quan trọng nhất là khám thai ở tuần thứ 12 của thai kỳ. Khám thai ở tuần 12 của thai kỳ giúp nhận biết được thai nhi mắc hội chứng Down hay bị dị tật bẩm sinh hay không. Tuy nhiên, các bác sĩ Sản khoa cho biết mẹ bầu nên đi khám từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 11 của thai kỳ. Tuyệt đối không thăm khám khi đã quá 13 tuần bởi kết quả thăm khám sẽ không chính xác.

Một số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thực hiện trong lần khám thai ở tuần thứ 12 là:

  • Xét nghiệm Double test kết hợp siêu âm: Kiểm tra thai có bị mắc hội chứng Down, Edward hoặc Patau hay không.
  • Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra thai phụ có bị thiếu máu, thiếu sắt không. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và thuốc bổ cần thiết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: giúp mẹ bầu biết bản thân có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Khám thai khi thai nhi 16-18 tuần tuổi

Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, khám thai ở tuần thứ 16-18 của thai kỳ có thể phát hiện được những bất thường của thai nhi.

Nếu trước đó thai phụ chưa thực hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test. Triple test là một loại xét nghiệm máy thực hiện trong khoảng tuần 15-18 của thai kỳ, có khả năng sàng lọc dị tật bẩm sinh, hội chứng Down hay các bệnh về nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này có độ nhạy thấp hơn Double test.

Nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm chọc ối để có kết quả chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn, giúp thai phụ có lựa chọn sáng suốt, hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý về sau.

cột mốc 16 tuần

Khám thai định kỳ khi thai được 22 -24 tuần

Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý là khi thai nhi được 22 tuần tuổi. Lúc này, thai đã phát triển hoàn thiện, các cơ quan trong cơ thể đã hình thành đầy đủ.

Khám thai ở tuần thứ 22 giúp bác sĩ và mẹ bầu quan sát được chuyển động của thai nhi từ mọi góc cạnh. Đồng thời, giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng tứ chi…

Khám thai 3 tháng giữa: Thai nhi 26 – 28 tuần tuổi

Ngoài các bước khám cơ bản để đánh giá sự phát triển thai nhi và tình trạng sức khỏe mẹ. Bác sĩ tiến hành kiểm tra huyết áp để chẩn đoán thai phụ có bị cao huyết áp hay không. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.

Ngoài ra, mẹ bầu được chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở mẹ bầu khi bước vào giai đoạn nửa cuối thai kỳ. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thai to. Ngoài ra, bệnh còn tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, thai lưu, sảy thai, băng huyết…

Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được tiêm vacxin uốn ván VAT mũi thứ nhất để bảo vệ sức khỏe.

Mốc khám thai quan trọng: Thai nhi 32 tuần tuổi

Khám thai ở tuần thứ 32 là mốc khám thai quan trọng chị em không nên bỏ lỡ. Bởi thai ở giai đoạn này dễ xuất hiện những dị tật muộn như chậm phát triển, tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng, các vấn đề về tim mạch… Vì thế, bác sĩ tiến hành siêu âm 4D và theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não của thai nhi, động mạch tử cung để kiểm tra thai nhi có phát triển bình thường không.

Bên cạnh đó, bác sĩ khám tổng quát sức khỏe mẹ bầu, kiểm tra vị trí ngôi thai để tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới. Với những mẹ bầu cần tiêm mũi 2 uốn ván sẽ được tiêm phòng ở lần khám này.

Khám thai khi thai nhi được 36 tuần tuổi

Theo bác sĩ Duyên, thai phụ không nên bỏ qua mốc khám thai quan trọng khi thai nhi được 36 tuần tuổi. Giai đoạn này, mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe và tình trạng thai để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Vậy khám thai tuần 36 gồm những gì? Bên cạnh các bước khám cơ bản, thai phụ được chỉ định thực hiện:

  • Siêu âm màu để kiểm tra động mạch rốn, động mạch tử cung, động mạch não, kiểm tra dây rốn, nước ối, ngôi thai,… của cả thai nhi lẫn thai phụ.
  • Xét nghiệm nước tiểu của thai phụ để kiểm tra mẹ bầu có bị tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ hay nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Việc phát hiện sớm bệnh lý giúp ngăn chặn biến chứng trong quá trình sinh nở.
  • Theo dõi diễn biến tim thai, xác định chính xác ngôi thai. Nếu thai chưa thuận, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ cách xoay ngôi thai.

Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh và tư vấn cho mẹ bầu những lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho ngày lâm bồn.

Khám thai từ 37-39 tuần

Các chuyên gia khuyến cáo: Từ tuần thai thứ 36 của thai kỳ, mỗi tuần các mẹ nên khám và theo dõi thai 1 lần để nắm bắt được sự phát triển của con yêu. Những buổi khám này sẽ gồm các bước:

– Kiểm tra tổng quát sức khỏe của mẹ bầu.

– Siêu âm thai, từ đó đánh giá vị trí, ngôi thai, ước lượng cân nặng, khung chậu của mẹ, tiên lượng phương án sinh nở phù hợp.

-Theo dõi diễn biến của tim thai, đánh giá sự ổn định của thai

– Đo Monitor, kiểm tra tình trạng tim thai và độ ổn định của thai.

Ngoài ra, bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ, giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt tâm lý để vượt cạn.

Khám thai gồm các bước nào?

Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Duyên cho biết theo quy định của Bộ Y quá trình thăm khám thai sẽ bao gồm 9 bước khám thai sản cơ bản dưới đây:

các bước khám thai

Bước 1: Khai thác thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình, tiền sử bệnh của thai phụ(nếu có), dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng…

Bước 2: Bác sĩ tiến hành khám sức khỏe toàn diện như chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp…

Bước 3: Khám sản khoa

Bước 4: Tiến hành làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

Bước 5: Tiến hành tư vấn và thực hiện tiên vòng uốn ván cho thai phụ

Bước 6: Bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ cách chăm sóc cơ thể và chỉ định các loại thuốc bổ như canxi, sắt, axit folic…

Bước 8: Cập nhật tình hình của thai nhi vào bảng quản lý thai kỳ. Điều này giúp bác sĩ nắm bắt được sự phát triển thai nhi và tình trạng sức khỏe thai phụ. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Bước 9: Bác sĩ thông báo tình trạng phát triển của thai nhi. Cuối cùng, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám cho lần khám thai sau.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khám thai định kỳ?

Để quá trình khám thai thuận lợi và chính xác, mẹ cầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trang phục

Mẹ bầu nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái. Mẹ bầu có thể mặc váy bầu hoặc quần bầu tùy thuộc vào từng tuần thăm khám. Nếu khám thai bằng siêu âm đầu dò, chị em nên mặc váy bầu để quá trình thăm khám thuận lợi và thoải mái. Trường hợp cần siêu âm ổ bụng, thai phụ nên mặc quần bầu để dễ dàng kéo lên xuống.

Đi vệ sinh hoặc uống nhiều nước trước khi khám

Thai phụ mang thai những tuần đầu thường được bác sĩ yêu cầu uống nhiều nước trước khi khám. Uống nhiều nước giúp làm đầy bàng quang, tử cung đẩy lên cao sẽ giúp bác sĩ quan sát bào thai dễ dàng hơn.

Nhưng với những thai phụ mang thai những tháng cuối, thai đã lớn nên bàng quang cần được làm trống để việc siêu âm dễ dàng và chính xác hơn. Do đó, mẹ bầu cần đi vệ sinh trước khi thăm khám.

những lưu ý khi đi khám

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để đảm bảo kết quả khám thai chuẩn xác nhất, thai phụ không được ăn, uống. Ngoài ra, thai phụ cần tránh những thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga…

Nếu cần thai phụ có thể làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Thai phụ cần nhịn ăn từ 8h tối hôm trước để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, mẹ bầu cần mang theo đồ ăn vặt để bổ sung dinh dưỡng ngay. Để tránh tình trạng mệt mỏi, mất sức khi làm xét nghiệm.

Mang đầy đủ giấy tờ của các lần khám thai trước

Đi khám thai cần mang theo những gì là thắc mắc của nhiều chị em. Trong những lần khám, thai phụ cần mang theo tất cả giấy tờ, hình ảnh của những lần khám thai trước đó đi. Để bác sĩ có cơ sở đánh giá sự phát triển thai nhi và tình hình sức khỏe thai phụ.

Xin giấy khám thai

Khi mẹ bầu tham gia bảo hiểm xã hội, quan trọng là cần xin giấy xác nhận khám thai từ cơ sở y tế. Giấy xác nhận này là cơ sở để mẹ bầu được hưởng các quyền lợi theo chế độ bảo hiểm xã hội.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Mẹ bầu nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín, bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Điều này giúp quá trình thăm khám trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Khám thai nhiều có tốt không?

Trả lời cho thắc mắc đi khám thai nhiều có tốt không? Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên cho biết: Khám thai định kỳ có vai trò quan trọng đối với thai nhi và thai phụ. Nhiều mẹ bầu, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ vì lo lắng, tò mò về sự phát triển của con yêu. Dẫn đến nhiều người đã lạm dụng siêu âm thai, thăm khám thai thường xuyên và không khoa học.

Trên thực tế, chưa có cơ sở nào chứng minh rằng khám thai nhiều có hại cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, việc lạm dụng siêu âm, khám thai nhiều lần là không nên. Bởi trạng thái căng thẳng, hồi hộp, lo lắng mỗi khi khám thai có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Ngoài ra, việc khám thai nhiều lần sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc của chị em.

khám thai nhiều có tốt không

Vì thế, bác sĩ Duyên khuyến cáo thai phụ nên thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác. Nếu có biểu hiện bất thường, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, thăm khám cẩn thận.

Khám thai hết bao nhiêu tiền?

Câu hỏi khám thai bao nhiêu tiền cũng là một trong số những thắc mắc của mọi người. Chuẩn bị một tinh thần thoải mái, vui vẻ và ổn định là điều cần thiết đối với bà bầu. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính cho giai đoạn mang thai và sinh nở. Một trong những khoảng mà mẹ bầu cần chi là chi phí khám thai.

Hiện nay, khó có thể đưa ra con số cụ thể nào về tổng chi phí khám thai. Do mỗi đơn vị y tế có chính sách giá riêng, nên khó xác định con số cụ thể. Thông thường, chi phí khám thai ban đầu sẽ rơi vào khoảng 150.000 – 200.000 đồng/lần. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chi trả thêm những khoản khác nữa tuỳ vào nhu cầu.

Khám thai có cần nhịn ăn không?

Theo bác sĩ chuyên khoa, thai phụ nên điều chỉnh chế độ ăn uống theo giai đoạn thăm khám. Khi siêu âm, hạn chế thức ăn nặng và tránh đồ uống có ga, café, bia, rượu, lá. Đối với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần nhịn ăn từ 8 giờ tối trước.

Bài viết giúp chị em hiểu rõ các mốc thời gian và lưu ý khi thăm khám thai. Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại: 024.37.152.152 – 0969.668.152 để được tư vấn chi tiết từ bác sĩ.

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM