Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì [Biệt dược mới]
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Những cơn ngứa ngáy vùng kín khiến nhiều chị em phụ nữ gặp không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Dùng thuốc là một trong những phương pháp chữa ngứa vùng kín hiệu quả. Vậy bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì nhanh khỏi? Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng trên, theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì
Thuốc bôi ngứa vùng kín có thể làm giảm, dịu cơn ngứa ngáy tại cơ quan sinh dục nữ chứ không thể điều trị khỏi, triệt để nguyên nhân gây ra.
Dưới đây là những loại thuốc bôi ngứa vùng kín phổ biến hiện nay. Những loại thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, tốt nhất, trước khi sử dụng, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chỉ định loại thuốc thích hợp và hướng dẫn cách dùng cụ thể.
Thuốc bôi Nizola
Thuốc bôi Nizzola có thành phần chính là Ketoconazole – đây là một hoạt chất có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt tế bào nấm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Vì thế, thuốc Nizoral thường được chỉ định với những trường hợp ngứa ngáy vùng kín do nấm Candida, lang ben, hắc lào, …
Lưu ý: Thuốc bôi ngứa vùng kín Nizola chống chỉ định đối với bệnh nhân bị gan hoặc dị ứng với thành phần Ketoconazole.
Một số tác dụng phụ của thuốc bôi Nizola chị em cần chú ý gồm sốt, đau ngực, khó thở, nổi mề đay, sưng mặt hoặc cổ họng, biếng ăn, nước tiểu có màu sẫm… Khi cơ thể có những phản ứng trên sau khi dùng thuốc, chị em cần ngừng ngay.
Thuốc bôi ngứa vùng kín nữ Neomycin
Thuốc Neomycin dạng kem chứa thành phần Neomycin có khả năng tiêu diệt nấm khuẩn, từ đó giúp thuyên giảm hiệu quả tình trạng ngứa ngáy vùng kín.
Thuốc bôi Neomycin chống chỉ định trong trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ hay người đang có tình trạng dị ứng, bị suy giảm thính giác, nhiễm trùng do có vết thương hở, nhiễm trùng sau bỏng, phụ nữ có thai và đang cho con bú…
Thuốc ngứa vùng kín Neomycin có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng da, khô da, nhiễm trùng da, biến đổi màu da, nổi mụn… Chị em cần ngừng ngay và thông báo với bác sĩ khi xảy ra các triệu chứng tác dụng phụ.
Thuốc bôi trị ngứa vùng kín Clindamycin
Hoạt chất Clindamycin trong thuốc bôi Clindamycin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên thường được bác sĩ chỉ định sử dụng với trường hợp mắc bệnh viêm phụ khoa do vi khuẩn hoặc viêm nang lông.
Những bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc bôi ngứa vùng kín Clindamycin, mắc viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột non, viêm ruột kết mãn tính sẽ không được chỉ định dùng Clindamycin để chữa ngứa vùng kín.
Người bệnh cũng cần lưu ý với một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bao gồm phản ứng tại chỗ (nóng, đỏ, kích ứng, ngứa), phát ban, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, …
Bị ngứa vùng kín bôi thuốc gì? – Thuốc Silkron
Thuốc Silkron hay còn được gọi là thuốc 7 màu do vỏ hộp thuốc có 7 màu. Betamethason, Clotrimazol, Gentamicin là ba hoạt chất chính có trong thuốc Silkron. Sự kết hợp giữa các hoạt chất này giúp diệt nấm, kháng viêm, chống ngứa hiệu quả.
Thuốc 7 màu trị ngứa vùng kín Silkron không dùng cho những bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay các vùng da bị lở loét, bội nhiễm.
Khi dùng thuốc Silkron để trị ngứa vùng kín, một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải như ngứa, sưng tấy, rát da, phát ban, đỏ da, nóng bừng, khô da, teo da,…
Thuốc bôi Tetracyclin
Với câu hỏi bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì thì Tetracyclin cũng là loại thuốc có nhiều hiệu quả. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn. Nên thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Trường hợp nhiễm trùng do virus, dùng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả.
Thuốc bôi Tetracyclin chống chỉ định cho trẻ em nhỏ dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú hoặc những người mẫn cảm với thành phần có trong thuốc.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Tetracyclin gồm có buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng da, co hẹp và viêm loét thực quản… Nếu gặp phải bất kỳ phản ứng nào, người bệnh cũng nên ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ để được kê loại thuốc khác.
Thuốc bôi Clotrimazole
Thuốc Clotrimazole có thành phần chính là Clotrimazol có tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm do nấm nhờ khả năng ngăn chặn sự lan rộng của nấm, giúp thu hẹp vùng phát triển, từ đó tiêu diệt tận gốc mầm bệnh, giảm tình trạng ngứa ngáy vùng kín.
Thuốc Clotrimazole chống chỉ định trong trường hợp người bệnh bị quá mẫn với các thành phần của thuốc, hoặc từng có những tiền sử dị ứng với các dẫn xuất của imidazole.
Rỉ nước, phồng rộp da, bong da và sưng da, xuất hiện vết loét,…là những tác dụng phụ khi dùng thuốc bôi Clotrimazole mà người bệnh cần lưu ý.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa vùng kín
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ, đồng thời, đảm bảo hiệu quả chữa ngứa bên ngoài vùng kín, khi dùng thuốc bôi, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín có thể do vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng, virus,..gây nên. Do đó, cần phải thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân để từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, giúp loại bỏ nhanh tình trạng ngứa vùng kín. Thuốc có thể bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống.
Theo ThS.BS Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên: “ Việc mua thuốc chữa ngứa vùng kín ở trên mạng hoặc tham vấn người không có chuyên môn sẽ khiến tình trạng ngứa không những không khỏi triệt để mà còn tiến triển nặng hơn và làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm. Nhất là khi người bệnh là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì những hệ lụy sẽ càng nghiêm trọng hơn.”
Dùng thuốc bôi đúng liều
Có một số loại thuốc giới hạn thời gian sử dụng. Nếu dùng quá thời gian có thể gây bỏng rát, thâm da. Vì vậy, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc bôi đúng cách
Trước khi bôi thuốc, bạn cần rửa sạch tay để ngăn ngừa vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vùng kín. Sau đó, bạn vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch, nước ấm, hoặc dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ, rồi lau khô. Tiếp đến, bạn bôi thuốc lên mép âm hộ. Số lần bôi sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh, dựa theo chỉ định của bác sĩ.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Trong quá trình dùng thuốc bôi để chữa ngứa vùng kín, chị em cũng cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt nhằm góp phần giảm nhanh tình trạng ngứa, tránh phát triển nặng hơn. Cụ thể:
- Vệ sinh sạch sẽ ở bên ngoài, 2 mép âm hộ, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo
- Giặt riêng quần lót với quần áo hàng ngày, phơi dưới trời nắng
- Mặc quần lót có kích cỡ vừa người, khả năng thấm hút mồi hôi tốt
- Không mặc quần lót khi còn ẩm, ướt
- Không dùng tay gãi khi cảm thấy ngứa để tránh trầy xước làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc
- Ăn sữa chua mỗi ngày để tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho vùng kín
Đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường
Nếu sau khi dùng thuốc bôi ngứa vùng kín, người bệnh cảm thấy ngứa nhiều hơn, xuất hiện các triệu chứng khác như đau, rát, sưng, mẩn đỏ, mụn nhọt, mùi hôi,….cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức, đồng thời, đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời và kê đơn thuốc phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được nghi vấn bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì cho nhanh khỏi cũng như những lưu ý khi dùng thuốc bôi vùng kín để đảm bảo hiệu quả. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bôi vùng kín bởi nếu dùng sai cách có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.