Giải đáp: Bị băng huyết sau phá thai có nguy hiểm không

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Băng huyết là một biến chứng xảy ra ở khá nhiều nữ giới sau khi phá thai. Đặc biệt là trong những trường hợp phá thai không an toàn, tự ý phá thai tại nhà. Vậy cách xử lý băng huyết sau phá thai như thế nào? Băng huyết sau khi phá thai có nguy hiểm không? Làm cách nào để ngăn chặn bị băng huyết sau phá thai. Những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể ngay sau đây.

băng huyết phá thai
băng huyết phá thai

Nguyên nhân băng huyết sau phá thai

Việc mang thai ngoài ý muốn, không có điều kiện để sinh nở, thậm chí là thai bị dị tật, sức khỏe người mẹ không đảm bảo,.. đều là một trong nhiều lý do khiến chị em lựa chọn phải bỏ thai.

Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp đình chỉ thai nghén an toàn như phá thai bằng thuốc, hút thai, nong gắp thai. Mặc dù các phương pháp này khá an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có thể kể đến băng huyết. Vậy bị băng huyết sau phá thai là do đâu?

Băng huyết được hiểu là tình trạng người phụ nữ bị chảy một lượng máu lớn từ cơ quan sinh sản. Hiện tượng này thường gặp ở những nữ giới sau sinh hoặc phá thai không an toàn. Nó có thể gây mất máu nghiêm trọng và dẫn tới tử vong cho sản phụ.

Theo thống kê, băng huyết là biến chứng phụ khoa rất nguy hiểm ở nữ giới. Nó chiếm tới 25% tổng số ca tử vong ở sản phụ. Vì sao nữ giới bị băng huyết sau khi phá thai? Các chị em phụ nữ dù phá thai bằng thuốc hay bằng cách nạo hút thai thì đều có nguy cơ bị băng huyết sau phá thai. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bắt nguồn từ những lý do sau:

Do tử cung yếu

Những nữ giới đã từng có tiền sử phá thai, phá thai nhiều lần hay những người tử cung bị dị dạng, tử cung mỏng, yếu hoặc có u xơ… thì đều rất dễ gặp phải tình trạng băng huyết sau khi phá thai.

nguyên nhân băng huyết sau phá thai

Do phương pháp phá thai không phù hợp

Mỗi độ tuổi thai nếu muốn đình chỉ thì đều phải áp dụng các phương pháp phù hợp mới đảm bảo kết quả. Với các trường hợp thai dưới 7 tuần tuổi thì có thể phá thai bằng thuốc. Còn thai trên 7 tuần tuổi thì phải phá thai bằng phương pháp ngoại khoa. Như vậy, nếu người mẹ có thai đã lớn nhưng lại sử dụng thuốc phá thai thì rất có thể gặp phải tình trạng băng huyết sau phá thai.

Do tự ý phá thai tại nhà, phá thai bằng các phương pháp không khoa học

Nhiều nữ giới thường e ngại việc phá thai tại các cơ sở y tế nên tự mua thuốc phá thai về nhà sử dụng hoặc áp dụng các cách phá thai tìm kiếm được trên mạng (dùng rau ngót, dùng nước dừa…). Chính điều này là nguyên do gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng sau khi phá thai như bằng huyết, sót thai, sót nhau…

Phá thai tại cơ sở y tế không đảm bảo, trình độ bác sĩ yếu kém

Bất cứ phương pháp phá thai nào cũng cần phải được thực hiện tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện việc phá thai tại các địa chỉ hoạt động chui, không đảm bảo về chất lượng, trình độ của bác sĩ yếu kém, không có kinh nghiệm hay thiếu thốn về thiết bị y tế… đều có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, trong đó có băng huyết.

nguyên nhân băng huyết sau phá thai

Dấu hiệu băng huyết sau phá thai

Ra máu sau khi phá thai là dấu hiệu thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ bình thường khi nó kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày rồi giảm dần và hết. Đây là dấu hiệu của việc tử cung đẩy thai cùng các chất dịch bên trong ra ngoài qua các cơn co bóp. Nó cũng sẽ gây ra tình trạng đau bụng, nhưng chỉ ở mức vừa phải.

Còn với một nữ giới bị băng huyết, sản phụ sẽ bị ra máu âm đạo liên tục, với số lượng nhiều và kéo dài trong nhiều ngày.

Cụ thể, để nhận biết băng huyết, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Lượng máu chảy ra từ cơ quan sinh dục lớn, ồ ạt. Máu có thể loãng hoặc vón thành cục.
  • Máu bị ứ trong buồng tử cung khiến kích thước tử cung tăng lên. Tử cung bị to ngang, mềm nhão, không thấy khối cầu an toàn trên xương bệ.
  • Đau bụng dưới dữ dội, kéo dài
  • Có các triệu chứng toàn thân như choáng vàng, chóng mặt, xanh xao, sốt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, nôn, buồn nôn…

* Khuyến cáo: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng băng huyết sau khi phá thai, không nên chần chừ, hãy tới ngay các cơ sở y tế để cấp cứu, xử lý kịp thời. Càng chậm trễ, vấn đề này sẽ gây ra nhiều sự nguy hại cho sức khỏe của bạn.

băng huyết sau phá thai

Băng huyết sau phá thai có nguy hiểm không?

Có thể nhận định rằng, băng huyết là biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với nữ giới sau khi phá thai. Bởi nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng băng huyết có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

Thiếu máu dẫn đến tử vong

Khi cơ thể bị mất đi một lượng máu lớn, ồ ạt, trong thời gian ngắn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu. Không chỉ gây ra tình trạng choáng váng, ngất xỉu, nếu không được cứu chữa kịp thời, sản phụ có thể bị mất máu và dẫn đến tử vong. Đặc biệt, những thai phụ bị mắc chứng rối loạn đông máu khi bị băng huyết sau khi phá thai có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao.

Gây viêm nhiễm cho cơ quan sinh sản

Tình trạng băng huyết sau khi phá thai còn làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh sản cho nữ giới. Bởi khi vùng kín ra quá nhiều máu sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Việc dùng băng vệ sinh liên tục cũng sẽ khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm. Do đó, các chị em rất dễ mắc phải các chứng bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng hay viêm tử cung…

viêm nhiễm cơ quan sinh sản

Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Nữ giới bị băng huyết sau khi phá thai nếu không được xử lý thì có thể gây tổn thương buồng trứng hoặc tử cung. Và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh nở của họ, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Chính vì vậy, các chị em phụ nữ không được chủ quan khi bị băng huyết sau phá thai.

Cách xử lý tình trạng băng huyết sau khi phá thai

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản phụ khoa, các chị em phụ nữ nếu sau khi phá thai (bằng bất cứ phương pháp nào) gặp phải các dấu hiệu băng huyết thì hãy thực hiện ngay theo những hướng dẫn sau:

  • Nằm xuống mặt phẳng, không gồi đầu
  • Khép 2 chân chéo lên nhau. Nên kê chân cao hơn đầu
  • Nằm cố định tại một chỗ, hạn chế cử động cơ thể
  • Giữ môi trường xung quanh thông thoáng và yên tĩnh
  • Nhờ người thân gọi xe cấp cứu để đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất

Tại các cơ sở y tế, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ băng huyết ở từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Xoa bóp tử cung và sử dụng thuốc để kích thích tử cung co thắt
  • Loại bỏ các mảnh rau thai còn sót lại bên trong tử cung bằng cách nạo buồng tử cung
  • Kiểm tra tử cung, vùng chậu để tìm kiếm nguyên nhân và hướng khắc phục
  • Sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để tạo áp lực từ trong lòng tử cung, giúp ngăn chặn máu chảy
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng để tìm và khắc phục tình trạng chảy máu bên trong
  • Nếu các biện pháp cầm máu trên không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ tử cung.

Dù áp dụng phương pháp điều trị nào thì các chị em cũng cần thực hiện theo đúng các chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị đạt được hiệu quả cao và không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

cách xử lý băng huyết sau phá thai

Phòng tránh nguy cơ băng huyết sau phá thai

Hiện nay, có không ít nữ giới gặp phải tình trạng băng huyết sau khi phá thai. Và đặc biệt, nhiều người do chủ quan với vấn đề này nên đã gặp phải nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là mất đi khả năng làm mẹ hay đánh đổi cả tính mạng của bản thân.

Chính vì vậy, để phòng tránh nguy cơ băng huyết sau khi phá thai, các chị em cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Tìm hiểu các kiến thức về phòng tránh thai an toàn để ngăn chặn khả năng mang thai ngoài ý muốn.
  • Nếu trong trường hợp bắt buộc phải bỏ thai thì chỉ nên thực hiện tại các địa chỉ y tế uy tín, đáng tin cậy
  • Tuyệt đối không tự ý phá thai tại nhà bằng thuốc hay bằng các phương pháp khác
  • Trước khi phá thai cần thăm khám, kiểm tra để xác định tuổi thai, tình trạng sức khỏe để áp dụng phương pháp phá thai phù hợp.
  • Tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi phá thai.
  • Chú ý chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi sau khi phá thai, nhất là nạo hút thai
  • Nếu xảy ra bất cứ triệu chứng bất thường nào thì phải thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Đâu là địa chỉ phá thai an toàn hiện nay?

Đặc biệt, các chị em cần lưu ý, phần lớn các ca phá thai bị băng huyết nếu xảy ra ở những trường hợp phá thai tại các địa chỉ không đảm bảo về chất lượng. Do đó, các bạn nên lưu ý khi muốn phá thai hãy đến những địa chỉ phá thai uy tín và an toàn. Những địa chỉ này phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Được cấp phép hoạt động, đảm bảo tính pháp lý
  • Có các bác sĩ giỏi, trình độ tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm
  • Được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế
  • Áp dụng các phương pháp phá thai tiên tiến, khoa học
  • Có chi phí hợp lý, đúng quy định

Có như vậy, bạn mới có thể tránh được những biến chứng nguy hại sau khi phá thai như băng huyết, sót thai, sót nhau, nhiễm trùng hay thủng tử cung…

bác sĩ tư vấn

Băng huyết sau khi phá thai là một biến chứng rất nguy hại. Nếu không phát hiện và nhận biết tình trạng này kịp thời, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Hi vọng rằng với những thông tin trên đây, các chị em đã nắm rõ được các vấn đề liên quan đến tình trạng này để từ đó có cách xử lý và phòng tránh kịp thời, hiệu quả.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ