Bệnh sùi mào gà ở môi: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Sùi mào gà là bệnh hoa liễu nguy hiểm và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi bệnh phát triển ở môi còn khiến người bệnh vô cùng tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Vậy sùi mào gà ở môi là gì? Vì sao bị sùi mào gà ở môi? Triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây.

Sùi mào gà ở môi là gì?

Sùi mào gà ở môiSùi mào gà ở môi là bệnh sùi mào gà phát triển ở môi, do virus HPV gây ra. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ giới, chủ yếu trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà nói chung là một bệnh hoa liễu nguy hiểm chỉ xếp sau HIV. Tuy không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái đến người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể gây biến chứng vô sinh.

Sùi mào gà ở môi cũng tương tự như ở bộ phận sinh dục, có thời gian ủ bệnh từ  2 tuần đến 9 tháng. Tức là khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, sau khoảng thời gian này sẽ bắt đầu có triệu chứng.

Điều cần lưu ý là bệnh sùi mào gà ở môi rất dễ lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn.

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở môi?

Tác nhân gây bệnh sùi mào ở gà ở môi là virus HPV. Có nhiều nguyên nhân khiến virus HPV xâm nhập vào môi và gây bệnh, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng đường miệng: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sùi mào gà ở môi. Nhiều người để tránh mang thai ngoài ý muốn đã chọn hình thức quan hệ bằng miệng. Nhưng họ không biết rằng hình thức quan này vẫn lây nhiễm các bệnh tình dục trong đó có bệnh sùi mào gà.
  • Thông qua nụ hôn: Nguyên nhân này ít xảy ra hơn nhưng việc hôn nhau hoàn toàn có thể lây nhiễm sùi mào gà. Vì khi nốt sùi ở môi vỡ ra sẽ chảy dịch có chứa virus. Khi hôn môi, virus sẽ truyền sang miệng người kia. Nếu người kia bị tổn thương, nứt nẻ ở môi thì khả năng lây nhiễm là rất cao.
  • Dùng chung vật dụng cá nhân: Người bị sùi mào gà ở môi có thể lây virus ra bàn chải đánh răng, khăn mặt hoặc khăn tắm… Khi sử dụng chung những vật dụng này, bạn rất có thể bị lây bệnh.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh có thể bị sùi mào gà ở môi do lây nhiễm từ mẹ trong quá trình sinh thường.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì nếu người có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ lây bệnh cao hơn.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc sùi mào gà ở môi:

  • Người có quan hệ tình dục bằng đường miệng
  • Người có nhiều bạn tình, hôn và quan hệ với nhiều người
  • Sống chung và sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh

Triệu chứng sùi mào gà ở môi

Cũng tương tự như bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, sùi mào gà ở môi cũng có thời gian ủ bệnh là 2 tuần – 9 tháng. Thời gian này khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng ở mỗi người.

Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện như sau:

  • Mọc những mụn li ti màu trắng hoặc đỏ ở môi và viền môi. Những nốt mụn này không gây đau, không ngứa rát. Chúng mọc độc lập và có bề mặt trơn nhẵn.
  • Sau một thời gian, mụn mọc dày hơn thành từng mảng hình như hoa lơ và mào gà.
  • Khi bệnh phát triển nặng, sùi mào gà sẽ lây lan vào cả khoang miệng.
  • Khi mụn sùi vỡ ra, chảy mủ gây mùi hôi thối, khó chịu. Vùng da môi bị viêm loét, tổn thương. Từ đây bệnh sùi mào gà cũng có thể lây lan ra nhiều vị trí khác như mắt, lưỡi…

Nếu sùi mào gà mọc ở viên trong của môi sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Việc nhầm lẫn này dẫn đến việc điều trị sai cách sẽ cho hậu quả rất nặng nề. Vì vậy người bệnh cần phân biệt được 2 bệnh lý này.

Cách phân biệt sùi mào gà ở môi và nhiệt miệng

Sùi mào gà là bệnh lây truyền phổ biến qua đường tình dục. Chính điều này khiến người bệnh hiểu nhầm là bệnh chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên hiện nay nhiều người ưa thích hình thức quan hệ bằng miệng nên bệnh cũng phát triển cả ở môi, miệng.

Bệnh sùi mào gà ở môi ở giai đoạn đầu có triệu chứng khá giống với bệnh nhiệt miệng. Điều này khiến người bệnh mua nhầm thuốc về điều trị. Tất nhiên bệnh sẽ không khỏi, trong nhiều trường hợp bệnh còn có thể phát triển nặng hơn hoặc gây biến chứng. Vì vậy việc phân biệt sùi mào gà ở môi và nhiệt miệng là rất quan trọng. Dưới đây là cách phân biệt:

Dựa vào triệu chứng của bệnh

Sùi mào gà ở môi là bệnh xã hội do virus HPV gây ra. Bệnh lây truyền thông qua con đường chính là quan hệ tình dục bằng miệng. Ngoài ra việc hôn môi hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh cũng có lây bệnh.

Triệu chứng sùi mào gà ở môi là mọc những nốt mụn trắng li ti có màu trắng hoặc hồng nhạt. Chúng có kích thước từ 1-2 mm, mọc đơn lẻ và không gây đau.

Còn bệnh nhiệt miệng có thể cơ thể nóng trong, ăn đồ cay nóng hoặc cơ thể thiếu một số dưỡng chất. Nốt nhiệt miệng thường khiến người bệnh đau, xót khi nói chuyện hoặc ăn uống. Khác với mụn sùi mào gà thì nhiệt miệng thường chỉ mọc 1-2 nốt, và rất ít khi tăng thêm. Tuy nhiên nốt nhiệt miệng ngày càng lan rộng và gây ra cảm giác đau đớn.

Theo thời gian thì các nốt nhiệt miệng sẽ loét da gây khiến người bệnh rất đau đớn nhưng ko chảy dịch hay chảy máu. Còn sùi mào gà thì chỉ bị loét da nếu các nốt mụn bị vỡ.

Dựa vào thời gian phát triển của bệnh

Nhiệt miệng chỉ phát triển trong vài ngày và nếu được điều trị thì sau 3-4 ngày là khỏi. Còn sùi mào gà có thời gian phát triển dài, liệu trình điều trị cũng kéo dài hơn.

Ngoài ra, bệnh sùi mào gà lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục còn nhiệt miệng thì không.

Nếu dựa trên cách phân biệt trên mà bạn vẫn không chắc chắn thì nên đi bác sĩ kiểm tra.

Hình ảnh sùi mào gà ở môi

Dưới đây là một số hình ảnh bệnh sùi mào gà ở môi:

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng giống như hình ảnh trên đây, bạn nên đi xét nghiệm và điều trị ngay. Nếu để bệnh càng lâu, sẽ càng gây nhiều biến chứng như:

  • Viêm loét bờ môi gây đau đớn khi ăn uống
  • Gây mất thẩm mỹ vùng miệng khiến người bệnh mặc cảm, tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
  • Sùi mào gà lây lan ra toàn khoang miệng và gây nhiều biến chứng với sức khỏe. Ví dụ sùi mào gà ở họng có thể phát triển thành ung thư.

Chẩn đoán sùi mào gà ở môi

Để xác định chính xác bệnh sùi mào gà ở môi, bác sĩ cần thực hiện các biện pháp xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra bằng acid acetic: Thoa dung dịch acid lên vùng mụn sùi. Chờ trong 2-5 phút, sau đó quan sát. Các tế bào chứa virus sẽ phản ứng với dung dịch và đổi sang màu trắng. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên kết quả có thể bị sai lệch do vết thương ngoài da.
  • Kiểm tra hóa học tế bào: Kiểm tra tế bào ở vùng mụn sùi để xác định sự tồn tại của virus.
  • Kiểm tra mẫu dịch: Nếu mụn sùi vỡ ra và chảy dịch thì lấy dịch này đem đi xét nghiệm.

Cách điều trị sùi mào gà ở môi

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Càng điều trị sớm thì phương pháp điều trị càng đơn giản và đạt kết quả cao. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám và điều trị ngay.

Các phương pháp phổ biến để điều trị sùi mào gà ở môi bao gồm:

Dùng thuốc

Phương pháp này áp dụng cho bệnh sùi mào gà ở môi dạng nhẹ. Điều trị bằng cách bôi trực tiếp thuốc lên nốt sùi. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế virus phát triển đồng thời làm loại bỏ mụn sùi. Một số loại thuốc phổ biến hiện nay để điều trị sùi mào gà bao gồm:

  • Thuốc Trichloactic acid:  Đây là thuốc điều trị sùi mào gà của bệnh viện da liễu tp HCM.
  • Thuốc Podophyllin nồng độ 20 – 25% của Thái Lan: có tác dụng là hoại tử các nốt sùi. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Thuốc có tác dụng rất mạnh vì vậy chỉ bôi thuốc cách ngày. Trước khi bôi thuốc, phải thoa một lớp thuốc mỡ lên da. Chỉ lưu thuốc trên da khoảng 3-4h, sau đó rửa sạch, nếu không có thể gây tổn thương da.
  • Thuốc Imiquimod: Đây là thuốc điều trị sùi mào gà của Ấn Độ. Chỉ bôi thuốc 3 lần/ tuần và dùng trong 16 tuần.

Việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao phải do bác sĩ chỉ định. Người bệnh ko nên tự ý mua thuốc để bôi khi chưa thăm khám.

Phương pháp đốt

Các phương pháp đốt điều trị sùi mào gà bao gồm đốt điện, đốt laser, áp lạnh. Các phương pháp này thường cho hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên dễ để lại sẹo.

Phương pháp ALA – PDT

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng cảm quang để kích hỏa tế bào nhạy sáng trong mô bệnh. Từ đó tiêu diệt mô bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Đồng thời phương pháp này cũng kích hoạt hệ thống miễn dịch giúp, ngăn ngừa virus tái phát.

Phương pháp ALA – PDT đang là phương pháp tối ưu nhất để điều trị sùi mào gà với những ưu điểm như:

  • Điều trị hiệu quả
  • Phục hồi nhanh chóng
  • Hạn chế đau đớn
  • Hạn chế hình thành sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ

Phòng ngừa sùi mào gà ở môi, miệng

Để không bị mắc sùi mào gà ở môi, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không quan hệ tình dục bằng miệng
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Chung thủy với một bạn tình
  • Không sử dụng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng với người khác.

Trên đây là thông tin về bệnh sùi mào gà ở môi. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục bằng miệng. Sùi mào gà ở môi làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh rất tự ti. Không những thế bệnh còn có thể lây lan vào toàn khoang miệng và gây ra nhiều biến chứng khác. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sùi mào gà ở môi và biết cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi căn bệnh này.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM