Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị

Tham vấn y khoa:

5/5 - (5 bình chọn)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý phổ biến. Nó được bắt gặp ở 10 – 15% nam giới ở độ tuổi sau dậy thì, chiếm 40% trong tổng số trường hợp nam giới vô sinh. Vậy cụ thể giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh ra sao? Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không hay cần chữa trị? Cách chữa trị như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

    Giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn

Thừng tinh là một cái ống nối từ mỗi bên tinh hoàn đến phần dưới ổ bụng. Trong thừng tinh gồm các bộ phận: ống dẫn tinh, mạch bạch huyết, mạch máu và dây thần kinh. Nếu các tĩnh mạch chứa trong thừng tinh bị giãn ra, trở nên lớn và rộng hơn tới mức nhìn thấy bằng mắt thường thì bạn nên cẩn thận. Đó chính là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều ở nam giới tuổi dậy thì.

Ở nam giới, cấu trúc bìu hai bên trái phải không giống nhau hoàn toàn. Vì thế rất hiếm khi bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện ở hai bên cùng lúc. Trong đa số các trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở tinh hoàn bên trái. Theo thăm khám lâm sàng, các chuyên gia chia chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thành 5 mức độ như sau:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Thăm khám lâm sàng chưa phát hiện được. Lúc này bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán thông qua phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp mạch máu, siêu âm…
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: có thể sờ được búi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn khi tiến hành nghiệm pháp Valsava. Đây là một nghiệm pháp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Có thể sờ thấy búi tĩnh mạch bị giãn khi bệnh nhân đang trong tư thế đứng thẳng.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Có thể nhìn thấy búi tĩnh mạch bị giãn khi bệnh nhân đang trong tư thế đứng thẳng.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dễ dàng nhìn thấy búi tĩnh mạch bị giãn dù bệnh nhân đứng hay nằm.

Tình trạng giãn tĩnh mạch phần lớn sẽ phát triển dần qua thời gian. Tuy nhiên cũng có những người đàn ông mắc bệnh cả đời mà vẫn không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nguyên nhân bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra một số giả thuyết như:

  • Do trong bìu, các van của tĩnh mạch hoạt động kém hoặc suy van. Điều này sẽ  dẫn đến lượng máu lưu thông tại tĩnh mạch không ổn định. Nếu máu chảy về quá lớn có thể làm tĩnh mạch thừng tinh giãn rộng do dồn ứ máu hoặc hoạt động quá sức.
  • Nhiệt độ ở tinh hoàn và bìu tăng đột biến. Điều này dẫn đến sự trào ngược các chất chuyển hóa đến tĩnh mạch tinh từ tuyến thượng thận. Các chất này cũng ứ đọng tại tĩnh mạch gây hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Tắc nghẽn tĩnh mạch lớn tại vùng bụng. Ví dụ như u thận phát triển làm xuất hiện áp lực lên tĩnh mạch ở bìu. Tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp, chỉ thường gặp ở đàn ông độ tuổi trên 40.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến căn bệnh này. Yếu tố nguy cơ gồm:

  • Thói quen lười vận động.
  • Tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh.
  • Bị suy tĩnh mạch mạn tính trước đó.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý rất khó phát hiện vì ở giai đoạn đầu nó không có biểu hiện rõ ràng. Khi bệnh đã trở nặng hơn, các triệu chứng mới bắt đầu trở nên rõ rệt. Lúc này bạn sẽ phát hiện ra bệnh khi:

  • Cảm thấy căng tức, nặng nề ở vùng bìu. Về cuối ngày hoặc khi đứng và ngồi lâu, cảm giác này càng rõ.
  • Búi tĩnh mạch ở bìu bị giãn ra, trông như một túi giun.
  • Tinh hoàn bị sưng đau và phù nề. Cơn đau thường xuất hiệu ở bìu trái. Khi đứng và khi gắng sức vận động, cơn đau càng rõ rệt. Chỉ khi nằm xuống mới cảm thấy đỡ đau.
  • Nhiệt độ ở bìu tăng. Điều này là do máu ứ đọng lại ở tĩnh mạch thừng tinh gây nên. Nó có thể dẫn đến chứng teo tinh hoàn hoặc co rút tinh hoàn, khiến kích thước, hình dạng tinh hoàn thay đổi.

Để có kết quả rõ ràng bệnh nhân cần đi thăm khám và siêu âm. Khi đường kính tĩnh mạch thừng tinh lớn hơn 2.5 mm, đó là cơ sở để kết luận bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Một số trường hợp cần thêm sự phối hợp của nghiệm pháp Valsalva để đưa ra kết luận. Trường hợp thường gặp nhất trên lâm sàng là giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3. Lúc này tĩnh mạch đã nổi rõ, dễ nhìn thấy ở dưới vùng da bìu, bệnh nhân cảm thấy triệu chứng đau tinh hoàn rõ ràng hơn.

Tác hại của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Một số vấn đề mà bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh mang lại xoay quanh nguy cơ suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới. Chúng bao gồm:

  • Nhiệt độ tinh hoàn tăng do máu dồn xuống gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm suy thoái sợi cơ ở da bìu. Điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cơ quan sinh dục và nhu cầu tình dục ở phái mạnh.
  • Bệnh có khả năng làm tổn thương, làm mềm ống sinh tinh, gây ra hiện tượng tinh hoàn co rút, teo tinh hoàn.
  • Một số trường hợp dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nam giới.

Vì những nguyên nhân trên, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế ngay để kiểm tra tình trạng của mình.

Tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể đàn hồi trở lại. Do đó, giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được. Tuy nhiên ở nhà, bạn có thể áp dụng những cách sau để hỗ trợ điều trị bệnh.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc nam

Trong đông y, có một số bài thuốc dùng thảo dược để chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh như:

Bài thuốc 1

Bạn cần chuẩn bị: Chỉ xác, xuyên khung, sài hồ mỗi thứ 10g. Đan sâm, bạch thược, xuyên luyện, quất hạch mỗi thứ 15g. Cam thảo 5g, thủy điệt 3g.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên vào nồi đun cùng 600ml nước, khi nào còn khoảng 200ml thì bắc ra. Đem thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn 30 phút. Uống liên tục trong 10 ngày. Sau đó nếu bệnh tình tiến triểu tốt thì nên áp dụng thêm 10 ngày nữa, bạn sẽ thấy có hiệu quả.

Bài thuốc 2

Bạn cần chuẩn bị: Thương truật, hải tảo, phục linh và hương phụ mỗi loại 15g. Chỉ thực, đởm nam tinh, trần bị, địa miết trùng mỗi loại 10g. Bán hạ 12g, thủy điệt 3g, cam thảo 5g và 1 con ngô công.

Cách thực hiện: Tương tự như bài thuốc thứ nhất, bạn cũng đem nguyên liệu sắc cùng 600ml nước, còn 1/3 thì bắc ra. Uống 2 lần trong ngày, sau ăn 30 phút.

Bài thuốc 3

Bạn cần chuẩn bị: Thủy điệt, sài hồ, đương quy, xa tiền tử, đào nhân mỗi vị 10g. Thương truật, hoàng bá, nhân trần, tạo giác thích, ngưu sất, mộc hương mỗi loại 15g.

Cách thực hiện: cho vào ấm sắc với nước để uống hàng ngày.

Bài thuốc 4

Chuẩn bị: Mộc hương, địa miết trùng và ô dược mỗi vị 10g. Đương quy, xuyên luyện tử, đam sâm mỗi vị 15g. Ngô thù du 3g, quế chi 6g.

Cách thực hiện: Cho hết các loại thảo dược vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Các bài thuốc trên đều cần uống kiên trì nhiều ngày. Sau một thời gian dùng thuốc, các triệu chứng đau và sưng tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ được cải thiện đáng kể.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thói quen sinh hoạt

chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì là câu hỏi của rất nhiều nam giới. Theo các chuyên gia, người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng những thói quen sau:

  • Kiêng sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, bia rượu, đồ ngọt, đồ uống có gas, những món ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Kiêng tập luyện những môn thể thao cường độ mạnh, dễ gây chấn thương ở bìu như bóng đá, điền kinh, bóng rổ, leo núi… Kiêng vận động mạnh ngay cả trong cuộc sống hàng ngày.
  • Kiêng mặc quần bó sát, kiêng sử dụng quần có chất liệu vải giữ nhiệt, gây bí như vải nilon, vải tối màu…
  • Kiêng tắm nước nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ khiến tình trạng giãn nở của tĩnh mạch thừng tinh thêm trầm trọng.
  • Kiêng đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ. Khi ngồi lâu, nên thi thoảng đứng lên đi lại. Khi đứng lâu, nên thi thoảng ngồi xuống nghỉ ngơi.
  • Kiêng hoạt động tình dục quá sức: Nhiều nam giới thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có quan hệ được không? Theo nghiên cứu, quan hệ tình dục với tần suất lớn có thể khiến tĩnh mạch bị giãn ra nhiều hơn, khiến bệnh thêm trầm trọng. Do đó với người bị bệnh nhẹ, nên quan hệ tình dục vừa phải. Với trường hợp bệnh nặng nên kiêng hẳn quan hệ tình dục cho tới khi bệnh được chữa khỏi.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin E, C… để bệnh mau hồi phục.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại cơ sở y tế

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Các phương pháp hướng dẫn ở trên không thể tự thực hiện mà cần có sự hướng dẫn song hành của bác sĩ. Ngoài ra tại cơ sở y tế, việc chữa trị bệnh có thể thực hiện qua các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc: các thuốc tây như paracetamol, ibuprofen thường được bác sĩ sử dụng để giúp bệnh nhân giảm đau. Ngoài ra, một số phòng khám phối hợp dùng thêm thuốc đông y, cho hiệu quả điều trị bệnh vượt trội hơn hẳn.
  • Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật cho những trường hợp bệnh nặng.

Nếu muốn chữa trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc đông tây y kết hợp, bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Đây là một trong những phòng khám hiếm hoi sở hữu những bác sĩ tay nghề cao, am hiểu cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.

Như vậy, bạn đã được giới thiệu tổng quan kiến thức về các vấn đề xung quanh bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đừng quên liên hệ ngay với cơ sở y tế khi gặp triệu chứng bệnh để việc điều trị diễn ra nhanh chóng, cho hiệu quả cao.

5/5 - (5 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM