Cây Thuốc Trị Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất Theo Đông Y

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Những cây thuốc trị viêm xoang như lá trầu không, lá chanh, lá trà xanh,… ngày càng trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người nhờ khả năng thông xoang, giảm viêm, cải thiện triệu chứng viêm xoang một cách an toàn, bền vững và hạn chế tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng những những cây thuốc chữa bệnh viêm xoang như thế nào cho đúng và đạt hiệu quả tối ưu thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những cây thuốc trị viêm xoang thông mũi hiệu quả, dễ thực hiện để người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà.
Ưu điểm khi sử dụng cây thuốc nam trị viêm xoang
- Hiệu quả rõ rệt: Nhiệt và tinh dầu từ các thảo dược thiên nhiên trong quá trình xông sẽ làm loãng dịch nhầy, khai thông đường thở, giảm phù nề niêm mạc xoang, hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.
- An toàn, lành tính: Đa số các cây thuốc trị viêm xoang đều lành tính, không gây kích ứng, an toàn với hầu hết người bệnh, kể cả người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ cho con bú,…
- Tiện lợi, dễ thực hiện: Phương pháp xông hơi đơn giản, có thể thực hiện tại nhà bằng những dụng cụ quen thuộc như nồi, khăn trùm, đặc biệt là những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong vườn nhà, dễ kiếm, dễ mua,…
- Tăng hiệu quả khi kết hợp cùng điều trị Tây y: Có thể phối hợp linh hoạt với thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi.
- Giảm phụ thuộc vào kháng sinh: Sử dụng cây thuốc giúp làm sạch xoang tự nhiên, hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh, từ đó duy trì hệ vi sinh đường hô hấp ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
- Hỗ trợ nâng cao miễn dịch: Xông hơi bằng tinh dầu thảo dược kích thích lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng niêm mạc hô hấp, từ đó tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể.
Những cây thuốc trị viêm xoang được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền
Dưới đây là danh sách những cây thuốc trị viêm xoang được dân gian áp dụng phổ biến hiện nay:
Hoàng bá
Hoàng bá là một trong nhưng cây thuốc trị viêm xoang được sử dụng phổ biến nhất trong Đông y. Với vị đắng, tính hàn, quy kinh thận – bàng quang, hoàng bá nổi bật với công dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, tiêu viêm. Sử dụng hoàng bá đúng cách sẽ làm giảm tiết dịch mủ, làm sạch hốc xoang, rất hữu hiệu trong cải thiện tình trạng nghẹt mũi, đau đầu, hơi thở có mùi hôi do viêm xoang.
Y học hiện đại chỉ ra hoạt chất berberin trong loại cây này có đặc tính kháng khuẩn mạnh, chống viêm, chống oxy hóa, mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp như viêm xoang cấp, mạn tính.
- Cách dùng: Dùng 10g vỏ hoàng bá khô sắc cùng với 500ml nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng nước sắc hoàng bá để xông hơi vùng mũi họng 1 lần/ngày.
- Lưu ý: Dùng đúng liều lượng quy định, không lạm dụng vì dễ gây tiêu chảy, mệt mỏi. Chống chỉ định với người tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy, phụ nữ mang thai.
Lá trầu không
Hàm lượng lớn tinh dầu chavicol, eugenol, carvacrol trong lá trầu không có tính kháng sinh thực vật rất mạnh, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, sát trùng hiệu quả. Cây thuốc nam chữa viêm xoang này thường được dùng để xông mũi, giúo tiêu dịch mủ, làm sạch ổ viêm, rất thích hợp với trường hợp viêm xoang tái phát nhiều lần.
- Cách dùng: Chọn 5 – 7 lá trầu không bánh tẻ, đem rửa sạch, vò nát rồi nấu cùng 1 lít nước và vài hạt muối. Khi nước sôi, tắt bếp, để nước nguội bớt rồi tiến hành xông mũi trong 10 phút. Duy trì 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt.
- Lưu ý: Tìm hiểu kỹ cách xông mũi trước khi thực hiện, không đưa trực tiếp lá trầu không vào mũi để tránh kích ứng.
Cây giao
Cây giao là cây thuốc nam chữa viêm xoang được gian gian áp dụng từ xưa để điều trị chứng viêm xoang mũi dị ứng, viêm đa xoang mãn tính,… Nhựa của cây giao có tác dụng tiêu viêm, dẫn lưu mủ trong xoang rất tốt, nhờ đó giúp giảm chứng nghẹt mũi, giảm đau vùng trán và gò má hiệu quả.
- Cách dùng: Cắt khúc nhỏ thân cây giao (10 – 15 đốt cây), rửa sạch, cho vào ấm đun cùng một ít nước. Lấy một tờ giấy khổ to, cuốn thành ống xông hơi và xông trực tiếp lên mũi xoang từ 7 – 10 phút. Kiên trì áp dụng mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm xoang.
- Lưu ý: Thận trọng khi chuẩn bị nguyên liệu, tránh để nhựa cây giao rơi vào mắt vì dễ gây bỏng và tổn thương niêm mạc. Để xa tầm tay trẻ em hoặc có người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng da.
Lá chanh
Với tác dụng long đờm, thông mũi, lá chanh đặc biệt phù hợp với tình trạng viêm xoang do thời tiết, nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi do cảm lạnh. Nhờ thành phần tinh dầu citronellal, limonene, cây thuốc trị viêm xoang này còn giúp giảm đau đầu và thanh lọc đường hô hấp hiệu quả, đẩy nhanh quá trình hồi phục một cách tự nhiên.
- Cách dùng: Rửa sạch 1 nắm lá chanh tươi, đem nấu cùng 1 lít nước để lấy nước xông mũi 1 – 2 lần/ngày. Để tăng hiệu quả xông, có thể kết hợp gừng, chanh, xả, lá tía tô,…
- Lưu ý: Chỉ nên xông mũi khoảng 10 phút, không nên xông quá lâu vì dễ gây khô niêm mạc mũi.
Lá trà xanh
Nhờ hợp chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hoá mạnh như catechin và polyphenol, lá trà xanh rất hữu hiệu trong việc làm dịu đường thở, giảm viêm niêm mạc xoang và tăng cường hệ miễn dịch.
- Cách dùng: Lấy 10g lá trà xanh tươi nấu cùng 500ml nước. Chờ nước nguội bớt thì lấy hơi nước để xông mũi. Ngoài ra bạn có thể dùng lá trà xanh pha trà uống hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa tái phát.
- Lưu ý: Lựa chọn lá trà bánh tẻ, tươi mới, sạch, không dùng lá héo úa, sâu bệnh. Tránh dùng dùng trà quá đặc hoặc vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.
Lá lốt
Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm cùng tinh dầu kháng khuẩn tự nhiên benzylacetat và alkaloid, giúp giảm viêm, tiêu mủ, giảm phù nề niêm mạc mũi xoang. Sử dụng nước lá lốt xông mũi rất hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang kèm đau nhức vùng mặt, mũi bị tắc nghẽn do phù niêm.
- Cách dùng: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, bánh tẻ, đem rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Nhỏ nước cốt vào mũi 1 -2 giọt/lần, mỗi ngày 1 lần và duy trì đều đặn trong 5 ngày. Có thể nấu nước lá lốt để xông mũi tương tự cách làm với lá trầu không để tăng hiệu quả trị liệu.
- Lưu ý: Không áp dụng cách làm trên với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi. Trước khi nhỏ mũi, nên thử trên vùng da tay để kiểm tra khả năng gây kích ứng, nếu có biểu hiện lạ cần ngưng áp dụng ngay lập tức.
Cây lược vàng
Lược vàng là một trong những cây thuốc chữa bệnh viêm xoang người bệnh không nên bỏ qua. Với tính mát, vị nhạt, không độc, tính ấm cùng hoạt chất chống oxy hoá mạnh như lavonoid, quercetin, kaempferol, cây lược vàng có công dụng giảm viêm, giảm phù nề và tái tạo niêm mạc tổn thương hiệu quả. Sử dụng lược vàng đúng cách giúp làm sạch hốc xoang và tăng cường sức đề kháng niêm mạc mũi hiệu quả. phòng biến chứng mãn tính.
- Cách dùng: Chọn 2 – 3 lá lược vàng bánh tẻ, tươi, không sâu bệnh. Đem rửa sạch, để ráo rồi nhai nuốt nước, bỏ bã, dùng vào buổi sáng khi đói. Có thể lấy nước cốt lá lược vàng nhỏ mũi 1 giọt/lần, duy trì 1 lần/ngày.
- Lưu ý: Ban đầu, bạn nên thử với liều nhỏ để cơ thể có thời gian thích nghi, sau đó nâng dần liều lượng. Không dùng quá nhiều trong 1 ngày vì có thể gây kích ứng.
Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng cây thuốc trị viêm xoang
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng bất kỳ cây thuốc trị viêm xoang nào. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, người có bệnh nền cần thận trọng khi xông mũi bằng thảo dược.
- Lựa chọn nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng, không lần tạp chất hoặc thuốc trừ sâu.
- Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi xông. Không dùng nước quá nóng để xông vì dễ gây bỏng vùng mũi và mặt.
- Tuân thủ đúng thời gian và tần suất xông. Mỗi lần xông không nên kéo dài quá 15 phút; không xông quá nhiều lần trong ngày vì dễ gây kích ứng niêm mạc mũi.
- Kết hợp cây thuốc nam chữa viêm xoang với các loại thuốc đặc trị để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao hiệu quả điều trị.
Sử dụng những cây thuốc trị viêm xoang an toàn, lành tính, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, hiệu quả trị liệu bằng thảo dược khá chậm, phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh cũng như cách dùng của từng người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tham vấn ý kiến tư vấn của bác sĩ để đàm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.