Tổng hợp những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Không chỉ người cao tuổi, ngày càng nhiều người trẻ hiện nay đang đối mặt với chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt. Trước tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc khi sử dụng thuốc Tây y, ngày càng nhiều người bệnh lựa chọn các dược liệu thiên nhiên để cải thiện bệnh lý. Trong đó, những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất được giới thiệu trong bài viết dưới đây được đánh giá cao bởi khả năng an thần, dưỡng tâm, điều khí, mang lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên và sâu hơn.

Những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất

1. Tâm sen 

Tâm sen (tim hạt sen) là phần lõi màu xanh bên trong hạt sen. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy vào tâm, tỳ. Theo Đông y, tâm sen có tác dụng thanh tâm hỏa, an thần, ích thận, thường được dùng để chữa chứng mất ngủ do tâm hoả vượng, nóng trong người khiến tim đập nhanh, hay cáu gắt,…Tâm sen là một trong những cây thuốc trị mấy ngủ tốt nhất cho người cao tuổi gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ kèm theo cao huyết áp,…

  • Cách dùng: Dùng 3 – 5g tâm sen hãm với nước sôi như trà để uống vào buổi tối. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp hoa nhài, hoa cúc,…
  • Lưu ý: Tâm sen có tính hàn nên không nên dùng liên tục, kéo dài vì dễ gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hoá. Người tỷ vị hư hàn, tiêu cháy nên thận trọng khi sử dụng tâm sen.

2. Lạc tiên

Lạc tiên được các thầy thuốc Đông y đánh giá là cây thuốc nam tốt cho thần kinh bởi công dụng an thần, điều hoà giấc ngủ, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp căng thẳng, stress, tim đập nhanh, hay mộng mị. Theo Đông y, lạc tiên có tính mát, quy kinh tâm, can nên giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ khắc phục chứng mất ngủ do nóng trong.

  • Cách dùng: Dùng 20 – 30g thân và lá lạc tiên khô, có thể kết hợp với lá vông, lá dâu, tâm sen sắc lấy nước uống hằng ngày để gia tăng hiệu quả an thần.
  • Lưu ý: Không nên dùng quá 100g/ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

3. Lá đinh lăng

Trong kho tàng dược liệu, đinh lăng được biết đến với công dụng dưỡng huyết, tăng cường tuần hoàn, giải độc, điều dường tinh thần rất tốt. Vì thế, những người thường xuyên mất ngủ, khí huyết kém, suy nhược cơ thể sau sinh hoặc sau bệnh lâu ngày có thể dùng đinh lăng để cải thiện giấc ngủ và hồi phục sức khoẻ.


  • Cách dùng: Dùng một nắm lá đinh lăng khô (khoảng 10 – 20g) sắc lấy nước hoặc hãm với nước sôi như trà uống mỗi tối. Ngoài ra, bạn có thể hầm với canh gà để tăng cường dinh dưỡng.
  • Lưu ý: Không dùng quá nhiều lá đinh lăng vì có thể gây tác dụng phụ mệt mỏi, nôn mửa,… Người huyết áp thấp, phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi sử dụng thường xuyên và kéo dài.

4. Nụ hoa tam thất 

Hoa tam thất là cây thuốc nam tốt cho thần kinh được các chuyên gia Đông y khuyến khích áp dụng trong điều trị chứng mất ngủ kéo dài. Với công dụng thanh nhiệt, bình can, hoạt huyết, làm dịu thần kinh, nụ hoa tam thất thường được sử dụng chữa chứng mấy ngủ do căng thẳng thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, đau đầu, stress,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông khí huyết, rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.

  • Cách dùng: Dùng 3 – 5 nụ hoa tam thất hãm cũng với nước sôi như trà uống vào chiều tối. Để tăng hiệu quả an thần, điều hoa giấc ngủ, bạn có thể kết hợp với tâm sen, hoa cúc hoặc hoa nhài.
  • Lưu ý: Dùng hoa tam thất với liều nhỏ, kết hộ theo dõi cơ thể. Không dùng quá liều hay dùng liên tục trong thời gian dài. Người huyết áp thấp không nên dùng nụ hoa tam thất để chữa chứng mất ngủ.

5. Cây xấu hổ

Cây xấu hổ (tên gọi khác là cây trinh nữ) có tính hàn, vị ngot, tác dụng chính là an thần, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh do rối loạn lo âu, thường xuyên bồn chồn, lo nghĩ. Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, cây xấu hổ còn giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp hiệu quả.

  • Cách dùng: Sắc 15 – 30g rễ hoặc thân cây xấu hổ khô với nước để uống trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý: Cây xấu hổ có tính hàn mạnh nên dễ gây tiêu chảy nếu dùng liên tục trong nhiều ngày, đặc biệt là người tỳ vị yếu. Không dùng cây xấu hổ cho phụ nữ mang thai.

6. Lá dâu tằm 

Lá dâu tằm quy kinh can và phế, là một trong những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất nhờ khả năng tiêu nhiệt, dưỡng can âm, an thần, trị mất ngủ do nóng trong. Ngoài công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, lá dâu tằm còn giúp bổ phế, giảm ho kháng viêm hiệu quả,…

  • Cách dùng: Lấy 10 – 15g lá dâu khô đem sắc với nước, uống vào buổi tối để tăng hiệu quả. Có thể dùng thêm hoa cục, lá vông hoặc cành dâu,…
  • Lưu ý: Không dùng nước lá dâu tằm cho người tiêu hoá kém, lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng. Tuyệt đối không dùng khi đang cảm lạnh hoặc ho do lạnh.

7. Cây nữ lang 

Với công dụng an thần, thư giãn thần kinh, giảm lo lâu, cây nữ lang thường được dùng để điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ kinh niên do rối loạn hê thần kinh thực vật

  • Cách dùng: Dùng 3 – 5g rễ nữ lang khô sắc uống hoặc tán bột uống trước khi ngủ khoảng 30 phút.
  • Lưu ý: Không dùng cây nữ lang cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Không nên kết hợp dược liệu này với thuộc an thần (Tây y) nếu chưa tham vấn ý kiến chuyên gia.

8. Lá vông nem 

Lá vông nem là một trong những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất với khả năng ổn định thần kinh, chữa mất ngủ do lo âu, hồi hôp quá mức, tim đập nhanh. Vị thuốc này phù hợp với những người thường xuyên mất ngủ do can khí uất hoặc do căng thẳng thần kinh.

  • Cách dùng: Lấy 5 – 10g lá vông khô (có thể kết hợp tâm sen, lạc tiên,…) hãm trà hoặc nấu nước uống buổi tối.
  • Lưu ý: Dùng liều lượng vùa đủ, không nên dùng liều cao vì dễ gây chóng mặt và buồn ngủ quá mức. Không dùng vông nêm nếu cần làm những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ như lái xe hoặc vận hành máy móc,…

Lưu ý khi sử dụng những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất

Khi sử dụng những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý kết hợp các vị thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ bởi phối hợp sai cách có thể gây tương tác dược tính, dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,…
  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc, bảo quản cẩn thận để tránh mối mọt, ẩm mốc
  • Dùng đúng liều lượng quy định, tuyệt đối không lạm dụng vì sẽ gây hại cho sức khoẻ
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ,người sức khoẻ yếu, mắc bệnh nền cần tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng
  • Người đang dùng thuốc an thần, thuốc kê đơn chữa mất ngủ,… cần báo với bác sĩ trước khi dùng kết hợp cây thuốc nam
  • Không sử dụng với các chất kích thích, đặc biệt là đồ uống có cồn
  • Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao như tài xế lái xe, vận hành máy móc,… cần thận trong khi sử dụng bởi 1 số dược liệu dễ gây buồn ngủ

Sử dụng những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất không chỉ nâng cao chất lượng giấc ngủ mà còn giúp nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tạng phủ một cách an toàn và bền vững. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tham vấn ý kiến thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng, tránh dùng tuỳ tiện hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến gây tác dụng không mong muốn

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ