Đau bụng, đi ngoài, đầy hơi? 10 cây thuốc Nam trị đường ruột cực dễ tìm quanh nhà bạn

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Trong kho tàng Y học cổ tuyền có rất nhiều cây thuốc nam trị đường ruột lành tính, dễ tìm, phù hợp với cơ địa người Việt. Nếu sử dụng đúng cách, các vị thuốc này không chỉ cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá mà còn giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hoá khỏe mạnh từ bên trong, góp phần ngăn ngừa nguy cơ tái phát lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những cây thuốc nam trị đường ruột có thể áp dụng tại nhà, đơn giản mà vẫn đem lại hiệu quả bền vững.
10 cây thuốc nam trị đường ruột hiệu quả
1. Lá mơ lông
Không chỉ là loại rau ăn kèm nhiều món ăn ngon, lá mơ lông còn được biết đến là vị thuốc dân gian chữa các vấn đề bất thường tại đường ruột. Theo nghiên cứu, các hoạt chất sulfur dimethyl disulfide, paederin trong lá có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ký sinh trùng, bảo vệ niêm mạc ruột. Bổ sung lá mơ lông trong thực đơn hàng ngày giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng.
Cách dùng:
- Chữa tiêu chảy: Lấy 1 nắm lá mơ lông non, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với trứng gà ta. Đem hấp cách thuỷ 15 phút rồi ăn khi còn ấm. Mỗi ngày ăn 1 lần, duy trì đều đặn 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả cải thiện
- Chữa viêm đại tràng: Rửa sạch, giã lá mơ lấy nước cốt. Sau đó hoà với nước ấm để uống 1 – 2 lần/ngày.
Lưu ý: Tránh dùng lá mơ liên tục trong nhiều ngày vì dễ gây lạnh bụng. Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa trên.
2. Gừng
Gừng là vị thuốc nam dân dã được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về tiêu hoá. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm bụng, giảm có thắt cơ trơn ruôt, kích thích tiêu hoá, kháng viêm, giảm đau bụng đi ngoài do lạnh bụng. Vì thế, gừng được dùng để chữa chứng viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá gây táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
Cách dùng:
- Trị tiêu chảy do lạnh bụng: Dùng 1 lát gừng tươi thái mỏng, pha với nước sôi như trà để uống 2 – 3 lần/ngày. Có thể thêm một chút mật ong để gia tăng hương vị.
- Trị chướng bụng, buồn nôn: Rủa sạch 1 nhánh gừng tươi, đem giã nát, sau đó đắp lên vùng rốn khoảng 15 – 30 phút.
Lưu ý: Dùng với liều lượng phù hợp, không quá 4g/ngày. Người mắc chứng trào ngược dạ dày, sỏi mật cần thận trọng khi sử dụng.
3. Nghệ
Theo Y học cổ truyền, nghệ vàng là dược liệu rất tốt cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đường ruột như viêm ruột, táo bón, đau đại tràng. Các hoạt chất trong nghệ vàng giúp chống viêm, tái tạo niêm mạc ruột, giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá, giảm đau bụng, đầy hơi, táo bón và cải thiện hệ tiêu hoá.
Cách dùng:
- Nghệ tươi giã lấy nước, trộn với một chút mật ong uống sáng sớm giúp làm lành tổn thương niêm mạc ruột.
- Với bột nghệ, pha 2 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong, dùng trước bữa ăn 30 phút.
Lưu ý: Người mắc bệnh lý về gan, mật, đang dùng thuốc chống đông máu hoặc phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng nghệ / bột nghệ liều cao.
4. Khổ sâm
Khổ sâm là một trong những cây thuốc nam trị đường ruột được sử dụng phổ biến trong đông y. Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có khả năng kháng khuẩn mạnh nê thường được dùng để trị chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đi ngoài phân sống hoặc đau bụng do nóng trong ruột.
Cách dùng: Lấy 10 – 15g lá hoặc rễ khổ sâm sắc với 500ml nước, chia uống 2 lần/ngày. Người bệnh có triệu chưgs đau đại tràng , rối loạn tiêu hoá, đi ngoài dùng liên tục 7–10 ngày.
Lưu ý: Không dùng bài thuốc trên với trẻ nhỏ. Trường hợp dùng quá liều có thể gây hạ huyết áp, cẩn trọng nếu có tiền sử huyết áp thấp.
5. Lá trầu không
Nhắc đến cây thuốc nam trị đường ruột, không thể bỏ qua lá trầu không. Với tính ấm, mùi thơm đặc trưng, cùng vị cay nhẹ, lá trầu không dược dùng để sát khuẩn, chống viêm và hỗ trợ tiêu hoá rất tốt. Nhờ công dụng làm ấm tỳ vị, dân gian thường dùng lá trầu không để trị chứng đầy hơi, táo bón, chướng bụng hoặc tiêu chảy nhẹ do lạnh bụng.
Cách dùng:
- Cách 1: Rửa 2 -3 lá trầu tươi sạch, đem vò nát rồi đun sôi với 200 ml nước. Chờ nước nguội bớt rồi chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
- Cách 2: Nhai sống 1 – 2 lá trầu không sạch giúp hạn chế đầy bụng, kích thích tiêu hoá.
Lưu ý: Lựa chọn lá trầu không bánh tẻ, không quá già, không sâu mọt. Người bị táo bón mãn tính cần thận trọng khi sử dụng, không nên lạm dụng thường xuyên.
Không dùng lá quá già. Người bị táo bón mạn tính không nên dùng thường xuyên.
6. Lô hội
Nếu bạn đang tìm hiếm một cây thuốc nam trị táo bón, đừng bỏ qua lô hội (nha đam). Lô hội có tính mát, vị đắng nhẹ, có tác dụng mát gan, lợi mật nên hỗ trợ đường ruột rất tốt. Sử dụng nha đam đúng cách giúp nhuận tràng, khắc phục tốt tình trạng táo bón, ăn không tiêu, nóng ruột.
Cách dùng: Gọt vỏ lá lô hội, lấy phần gel bên trong đem rửa sạch. Cắt nhỏ, trộn với mật ong hoặc ép lấy nước uống trước khi đi ngủ. Uống 10 – 20ml nước ép lô hội mỗi ngày giúp điều trị chứng táo bón hiệu quả.
Lưu ý: Dùng lô hội đúng liều lượng cho phép, không nên lạm dụng vì dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Không dùng lô hội với phụ nữ mang thai và người huyết áp thấp.
7. Lá ổi
Theo Đông y, lá ổi non có vị chát, tính ấm, rất hữu hiệu trong các trường hợp tiêu chảy, phân sống, đau bụng do thức ăn nhiễm khuẩn. Còn theo y học hiện đại, hoạt chất flavonoid và tanin trong lá ổi giúp kháng khuẩn, chống viêm và se niêm mạc ruột nên dùng lá ổi rất hữu hiệu trong điều trị chứng tiêu chảy do vi khuẩn, kiết lỵ.
Cách dùng:
- Cách 1: Chuẩn bị 10 – 15 lá ổi non, rửa sạch, sắc cùng 400ml nước cho đến khi cô cạn còn 150ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày khi bị tiêu chảy.
- Cách 2: Nhai sống 2 – 3 lá ổi non mỗi sáng để ngừa tiêu chảy.
Lưu ý: Dùng lá ổi liên tục nhiều ngày có thể gây táo bón, người bệnh không nên lạm dụng.
8. Cỏ sữa
Cỏ sữa có công dụng nổi bật trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ. Các hợp chất trong dược liệu này giúp thanh nhiệt, diệt khuẩn nhẹ, làm sạch đường ruột, cầm tiêu chảy và ổn định hê tiêu hoá.
Cách dùng: Dùng cả cây cỏ sữa tươi (khoảng 20 – 30g) đem sắc lấy nước uống ngày 2 lần. Ngoài ra, bạn có thể phơi khô cỏ sữa để hãm như trà uống mỗi ngày.
Lưu ý: Không nên uống nước cỏ sữa khi đói vì dễ gây buồn nôn, khó chịu. Không dùng cỏ sữa cho phụ nư mang thai.
9. Bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu là vị thuốc nam chữa bệnh đường ruột được nhiều thầy thuốc Đông y đánh giá cao. Dược liệu này có vị cay, tính ấm, giúp kiện tỳ, làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá và trị chứng đầy hơi hiệu quả. Nhiều người bệnh tiêu hoá kém, thường xuyên tiêu chảy lạnh bụng, buồn nôn,… đã sử dụng và phản hồi rất tốt về hiệu quả điều trị.
Cách dùng: Dùng bột bạch đầu khấu ( khoảng 1 – 2g) pha với nước ấm uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng đậu khấu kết hợp với gừng và cam thảo sắc uống chữa các bệnh về đại tràng.
Lưu ý: Dùng dược liệu theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng liên tục dài ngày. Không dùng bạch đậu khấu với người âm hư, miệng khô, táo bón.
10. Diếp cá
Diếp cá có vị hơi tanh, tính mát, thường được dân gian dùng làm dùng làm cây thuốc nam trị táo bón do nóng trong. Ngoài ra, diếp cá còn giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trọ điều trị viêm ruột, đại tiện khó và nổi mụn.
Cách dùng: Ăn sống lá diếp cá trong bữa cơm hàng ngày hoặc xay nước diếp cá tươi, pha loãng, thêm vào chút đường mía để gia tăng hương vị.
Lưu ý: Không ăn rau diếp cá quá nhiều vì dễ gây lạnh bụng. Người bị tiêu chảy hư hàn không nên dùng loại rau này.
Lưu ý khi dùng cây thuốc nam trị bệnh đường ruột
- Hiểu rõ thể bệnh để lựa chọn cây thuốc nam trị bệnh đường ruột phù hợp. Không dùng 1 bài thuốc/ dược liệu cho tất cả bệnh lý về tiêu hoá.
- Dùng đúng liều lượng khuyến cáo, việc dùng quá liều có thể gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá,…
- Uống sau bữa ăn 30 phút, tránh uống khi bụng đói (trừ một số bài thuốc yêu cầu cụ thể).
- Không tự phối hợp nhiều cây thuốc khác nhau vì chúng có thể tương tác lẫn nhau, gây phản ứng tiêu cực nếu dùng đồng thời.
- Những người có thể hàn (lạnh bụng, sợ lạnh, đại tiện phân lỏng,…), phụ nữ có thai, trẻ nhỏ,… cần thận trọng khi sử dụng các dược liệu chữa bệnh lý về tiêu hoá, đường ruột
- Không dùng thuốc nam kéo dài thay cho điều trị y khoa. Trường hợp bệnh không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn cần ngưng thuốc ngay và thăm khám chuyên khoa để xử lý kịp thời bệnh lý.
- Lựa chọn dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không dùng cây thuốc mọc ven đường, bờ bụi, cạnh bãi rác,…
Để dùng cây thuốc Nam trị bệnh đường ruột hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ thể bệnh, cơ địa, tình trạng sức khoẻ bản thân để dùng đúng thuốc , chữa đúng bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y có kinh nghiệm lâm sàng để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn lâu dài.