Mách bạn 7 cây thuốc nam chữa bệnh phù chân hiệu quả

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Đôi nét về bệnh phù chân
Theo Y học cổ truyền, phù chân thuộc phạm trù chứng “phù thũng”, liên quan mật thiết đến vấn đề mất cân bằng âm dương, khí huyết và sự rối loạn chức năng của các tạng Tỳ, Phế, Thận,… Người bệnh bị phù chân sẽ thấy chân sưng to, da căng bóng do dịch tích tụ bất thường ở khoang kẽ mô mềm vùng chi dưới nên khi ấn vào có vết lõm kèm theo dấu hiệu nặng nề, mệt mỏi, khó vận động.
Dấu hiệu nhận biết chứng phù chân:
- Cổ chân, bàn chân hoặc cẳng chân sưng nề rõ rệt đối xứng hoặc một bên
- Dùng tay ấn vào phần phù chân sẽ thấy lõm xuống, sau đó mất thời gian mới đàn hồi trở lại.
- Nặng chân, khó chịu khi di chuyển, có thể kèm theo cảm giác đau nhức, tê bòi chân.
- Phù chân kèm theo biểu hiện da căng bóng, chuyển màu, thậm chí xuất hiện vết loét nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Phù chân có 2 dạng bệnh chính là phù chân sinh lý và bệnh lý:
- Phù chân sinh lý: Thường gặp ở phụ nữ mang thai (đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3) do tử cung lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, gây cản trở tuần hoàn máu từ chi dưới về tim. Ngoài ra, những người ít vận động hoặc có thói quen ngồi, đứng lâu dễ gây mỏi và phù chân tạm thời.
- Phù chân bệnh lý: Người mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính, suy tim, gan, thận,… bị ứ trệ tuần hoàn máu và giữ nước trong cơ thể.
Bệnh phu chân nếu không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử da, hình hành huyết khối tĩnh mạch sâu tăng nguy cơ tắc mạch phổi, suy kiệt chức năng gan, thận và tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật,… ở phụ nữ mang thai.
Cây thuốc nam chữa bệnh phù chân có hiệu quả không?
Ngày càng nhiều người bệnh ưu tiên sử dụng thuốc nam chữa bệnh phù chân. Thuốc nam có công dụng thanh nhiệt, hoá thấp, làm mát cơ thể, tăng đào thải nước và độc tố qua đường tiểu, đồng thời tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức năng vận hoá và điều tiết dịch trong cơ thể. Cây thuốc nam mang lại hiệu quả vượt trội trong các trường hợp:
- Phù chân nhẹ, mới khởi phát do ít vận động, ăn uống không điều độ hoặc lưu thông khí huyết kém,…
- Phù chân do tỳ hư, thận hư, thấp nhiệt. Đây là các thể bệnh khá phổ biến trong Đông y
- Phù chân sinh lý ở phụ nữ mang thai cuối thai kỳ, người lớn tuổi, người lao động chân tay hoặc ngồi lâu.
Tuy nhiên, nếu phù chân do mắc bệnh suy tim, suy thận, xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch sâu, tiền sản giật, phù não… thì việc dùng thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế phác đồ chuyên khoa .
Top 7 cây thuốc nam chữa bệnh phù chân hiệu quả
Dưới đây là một số cây thuốc nam chữa bệnh phù chân hiệu quả;
Râu ngô
Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, quy vào Thận – Can – Bàng quang nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ làm sạch đường tiết niệu và giảm tình trạng giữ nước. Nhờ đó, râu ngô giúp khắc phục hiệu quả tình trạng phù chân.
Cách sử dụng: Chuẩn bị 30 – 50g râu ngô tươi hoặc 15 – 20g khô. Đun với 1 – 1,5 lít nước trong 15 phút, để nguội uống thay nước lọc trong ngày. Có thể thêm mã đề, rễ cỏ tranh để tăng hiệu quả.
Lưu ý: Dùng liên tục từ 7 – 10 ngày, nếu triệu chứng không thuyên giảm cần thăm khám chuyên khoa sớm để xác định nguyên nhân.
Mã đề
Mã đề là cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh phù chân khá hiệu quả nhờ đặc tính lợi tiểu, tiêu phù, giải độc, mát gan,… Với khả năng tăng cường bài tiết nước tiểu, giảm phù nề, mã đề đặc biệt phù hợp với những trường hợp phù chân do suy thận hoặc bệnh gan.
Cách sử dụng: Dùng 20 – 30g lá mã đề rửa sạch, đun sôi với 500ml nước lây nước uống chia làm 2 lần/ngày. Ngoài ra có thể lấy 10 – 15g mã để khô/lần để sắc nước uống thay trà mỗi ngày. Có thể kết hợp râu ngô, đinh, lăng, ý dĩ nhân,… để tăng hiệu quả,…
Rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn, quy kinh Phế – Thận – Tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêm viêm, rất phù hợp với những người bệnh phù chân do thấp nhiệt, huyết nhiệt gây tiểu ít, nước tiểu vàng sẫm, nóng trong, gan yếu,….
Cách sử dụng: Dùng 20 – 30g rễ cỏ tranh đem rửa sạch, sắc cùng 600ml nước đến khi cạn còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Để gia tăng thêm hương vị, có thể thêm một chút đường mía, râu ngô hoặc mã đề.
Ngũ gia bì
Nhắc đến câu thuốc nam chữa bệnh phù chân, không thể bỏ qua ngũ gia bì. Thảo dược này có vị cay, tính ấm, giúp tăng cường chức năng Can – Thận, bổ gân cốt, kích thích lưu thông khí huyết, khu trừ phong thấp, lợi tiểu, tiêu phù nên được nhiều người bệnh phù chân mạn tính, đau mỏi, tê bì chân tay do tì thận hư áp dụng.
Cách sử dụng: Sao vàng 12g rễ ngũ gia bì khô, sau đó đem sắc với 500ml nước, chia làm 1–2 lần uống sau ăn. Bài thuốc này có thể kết hợp một số vị thuốc như đỗ trọng, bạch truật, lá tre,…
Lá sen
Lá sen theo Đông y có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu mỡ, tiêu phù, giảm đàm trọc nên rất phù hợp với người phù chân do tỳ thấp sinh đàm gây rối loạn chuyển hoá.
Cách sử dụng: Dùng 10g lá sen khô, thái vụn, hãm với 500ml nước sôi như pha trà để uống 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý không uống trà lúc đói, có thể thêm vỏ quýt để tăng hiệu quả trừ thấp, hành khí.
Trần bì (vỏ quýt)
Vỏ quýt có vị cay, tính ấm, được dùng như một vị thuốc nam chữa phù chân do tỳ hư yếu, khí trệ sinh thấp thường gặp ở người trung niên ăn uống kém, thường xuyên đầy bụng, tiêu hoá kém.
Cách sử dụng: Dùng 5 – 7g trần bì khô hãm với nước sôi, uống khi còn ấm. Ngoài ra có thể kết hợp đổ trọng, cẩu tích, hoài sơn phá cố chỉ,… để tăng hiệu quả điều trị.
Rau ngò ôm
Rau ngô òm có tính mát, vị cay nhẹ, theo y học cổ truyền có tác dụng hành thuỷ, lợi tiểu, tiêu thũng, tăng tuần hoàn náu và khắc phục tình trạng phù chân cho thấp nhiệt, khí trệ, ứ nước.
Cách sử dụng: Dùng 50g rau ngò ôm tươi, đem rửa sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần/ngày (tốt nhất nên dùng vào buổi sáng). Ngoài ra, bạn có thể ăn sống hoặc nấu canh như một loại rau bình thường.
Lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh phù chân
- Không dùng thuốc nam thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị y khoa, đặc biệt nếu nguyên nhân phù chân do bệnh lý
- Thăm khám chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc nam chữa phù chân. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân phù chân do bênh lý nguy hiểm (suy tim, suy thận, gan,…).
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách dùng. Tránh lạm dụng thuốc vì dễ gây mất nước, rối loạn điện giải,
- Theo dõi tiến triển bệnh khi dùng dùng thuốc. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, cần thăm khám chuyên khoa sớm.
Sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh phù chân là phương pháp đơn giản, ít tác dụng phụ, thường được áp dụng với các trường hợp phù chân do tỳ hư, thận hư, thấp nhiệt,… Thế nhưng, việc dùng bất cứ loại dược liệu nào cũng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y để đảm bảo an toàn, hiệu quả và phòng ngừa biến chứng không mong muốn.