Top 16 + cây thuốc trị ngứa ngoài da dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Ngứa ngoài da là tình trạng phổ biến mà hầu hết ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng… Bên cạnh thuốc Tây y, nhiều người hiện nay đang tìm đến các cây thuốc trị ngứa ngoài da từ dân gian vì tính an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ.

Bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn 16 loại cây thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả, dễ sử dụng, các bạn nên tham khảo.

Top 16 + cây thuốc trị ngứa ngoài da dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí

Ngứa ngoài da không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn đang tìm giải pháp tự nhiên, lành tính, dễ thực hiện tại nhà thì các loại cây thuốc dân gian chính là lựa chọn đáng thử. Dưới đây là danh sách 16+ cây thuốc trị ngứa ngoài da vừa an toàn, hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Đinh lăng – Cây thuốc trị ngứa goài da được tin dùng

Đinh lăng vốn quen thuộc trong đời sống hằng ngày, không chỉ là nguyên liệu trong món ăn mà còn là cây thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Lá đinh lăng có vị hơi đắng, tính mát, giúp giải độc, giảm viêm, chống dị ứng và hỗ trợ trị ngứa hiệu quả.

Công dụng:

  • Làm dịu vùng da bị kích ứng, nổi mẩn.
  • Hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, mụn nhọt.

Cách dùng:

  • Rửa sạch một nắm lá đinh lăng, để ráo.
  • Sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa 15–20 phút cho đến khi còn 250ml.
  • Uống 2 lần/ngày. Có thể kết hợp với tắm nước lá để tăng hiệu quả giảm ngứa ngoài da.

Cây đơn lá đỏ – Vị thuốc giải độc, giảm ngứa từ thiên nhiên

Cây đơn lá đỏ (còn gọi là đơn tía, đơn mặt trời) là dược liệu quý trong dân gian. Lá cây có tính mát, vị đắng, thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm và đặc biệt là điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng…

Bài thuốc sắc uống:

  • 30g lá đơn lá đỏ, 15g mỗi loại: thài lài, đậu ván tía, bầu đất.
  • Rửa sạch, sắc cùng 1.5 lít nước đến khi còn 750ml.
  • Chia 3 lần uống/ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc đắp ngoài:

  • Giã nhuyễn lá đơn lá đỏ với chút muối hạt to.
  • Chắt lấy nước cốt uống, phần bã đắp lên vùng da ngứa khoảng 30 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch.

Cây nhọ nồi – Giúp làm mát da, hỗ trợ chống viêm

Cây nhọ nồi (cỏ mực) nổi tiếng với khả năng làm mát máu, cầm máu, bổ gan, hỗ trợ trị mẩn ngứa ngoài da và các bệnh viêm nhiễm nhẹ. Ngoài ra, nó còn được dùng trong làm đẹp nhờ khả năng làm dịu da, đen tóc, giảm kích ứng.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị: nhọ nồi, lá nhài, xương sông, diếp cá, lá khế.
  • Giã nhuyễn các nguyên liệu, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
  • Phần bã đắp trực tiếp lên vùng da ngứa, sau 15–20 phút rửa sạch lại.

Lá khế – Cây thuốc dân dã, hiệu quả trong việc giảm ngứa

Lá khế không chỉ dễ tìm mà còn chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa như vitamin C, magie, kẽm… giúp giảm nhanh tình trạng ngứa, dị ứng, mề đay, mụn nhọt.

Cách tắm lá khế trị ngứa:

  • Dùng 20–30 lá khế tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng.
  • Đun với nước đến khi lá ngả vàng.
  • Dùng nước này để tắm, kết hợp xoa nhẹ lá khế lên vùng da bị ngứa.

Mướp đắng – Thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngoài da

Mướp đắng không chỉ là món ăn được ưa chuộng mà còn là vị thuốc tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, đặc biệt hiệu quả trong điều trị rôm sảy, viêm da, ngứa ngoài da.

Cách làm bài thuốc từ lá mướp đắng:

  • Dùng 30–40g lá mướp đắng, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột.
  • Trộn bột với mật cá trắm hoặc dầu cải, tạo hỗn hợp đắp.
  • Thoa lên vùng da ngứa, sau khi hỗn hợp khô thì rửa sạch.

Cách tắm bằng mướp đắng:

  • Xay nhuyễn 2–3 quả mướp đắng tươi với nước ấm.
  • Dùng nước này để tắm giúp làm dịu da, giảm ngứa và mẩn đỏ.

Lá lốt – Cây thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả

Lá lốt không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn, mà còn là cây thuốc có giá trị dược liệu cao trong Đông y.

Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm, vị cay nồng, tính ấm, thường được dùng để chống phong hàn, giảm đau, hạ sốt, thanh nhiệt và giải độc.

Điểm nổi bật của lá lốt là khả năng hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa và ngứa ngoài da. Các hoạt chất như flavonoid và hợp chất gốc benzyl trong lá lốt có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu da, giảm đỏ và mẩn ngứa.

Cách sử dụng lá lốt:

  • Ngâm một nắm lá lốt trong nước muối loãng khoảng 15–20 phút, rửa sạch và để ráo.
  • Thái nhỏ, sao vàng để chiết tinh dầu.
  • Đun với 2 lít nước trong khoảng 30 phút đến khi nước cạn còn khoảng 200ml.
  • Lọc lấy nước uống khi còn ấm, chia 1–2 lần/ngày.
  • Duy trì sử dụng liên tục trong 3–4 tuần, các triệu chứng như ngứa ngáy, khô rát, đỏ da do viêm da cơ địa sẽ dần được cải thiện.

Chữa ngứa hiệu quả bằng cây ngải dại

Ngải dại có hình dáng tương tự ngải cứu và chứa lượng lớn tinh dầu, giúp kháng khuẩn, kháng nấm, giảm viêm, giảm ngứa một cách tự nhiên.

Trong dân gian, cây này thường được dùng để làm mát da, trị mẩn ngứa và cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.

Cách sử dụng cây ngải dại:

  • Ngâm lá ngải dại trong nước muối loãng 20 phút rồi rửa sạch.
  • Đun lá với nước và một chút muối cho sôi kỹ.
  • Khi nước nguội bớt, dùng để rửa vùng da bị tổn thương. Có thể dùng lá để chà nhẹ nhàng lên da.
  • Áp dụng 2–3 lần/ngày, liên tục trong 1–2 tháng sẽ thấy rõ hiệu quả làm dịu và phục hồi da.

Cây sài đất – Giải nhiệt, giảm rôm sảy và ngứa da nhanh chóng

Cây sài đất thuộc nhóm dược liệu có tính mát, rất tốt trong việc thanh nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, nhờ chứa các hợp chất như flavonoid, carotenoid, saponin. Loại cây này thường được dân gian dùng để giảm ngứa, trị rôm sảy, viêm da cơ địa.

sai-dat-la-gi-cong-dung-va-cach-tam-la-sai-dat-cho-tre-so-sinh

Cách dùng sài đất:

  • Rửa sạch lá sài đất (nên ngâm với nước muối pha loãng).
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn để tạo hỗn hợp đắp lên vùng da bị viêm.
  • Giữ nguyên khoảng 15–20 phút, sau đó rửa lại với nước mát.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước lá sài đất để tắm hoặc xông hơi toàn thân – cách này phù hợp với trẻ em bị rôm sảy hoặc người lớn bị viêm da diện rộng.

Bèo cái – Cây thuốc lành tính hỗ trợ làm lành tổn thương da

Bèo cái là loại cây thủy sinh rất phổ biến, ít ai ngờ rằng nó lại có giá trị chữa bệnh da liễu cao. Trong bèo cái có chứa saponin và flavonoid, là các chất có tác dụng kháng viêm, làm lành tổn thương và giảm ngứa ngoài da hiệu quả.

Cách dùng bèo cái:

  • Loại bỏ rễ, rửa sạch bèo cái rồi ngâm với nước muối 15–20 phút.
  • Giã nhuyễn và trộn với một chút muối biển.
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị trong khoảng 30 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách này hằng ngày trong vòng 3–4 tuần, tình trạng viêm da cơ địa và ngứa ngoài da sẽ được cải thiện rõ rệt.

Lá trầu không – Cây thuốc tự nhiên hỗ trợ giảm ngứa, kháng khuẩn hiệu quả

Lá trầu không là vị thuốc dân gian quen thuộc với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng mạnh. Nhờ đó, loại lá này thường được ứng dụng để giảm ngứa, chống viêm, hỗ trợ phục hồi tổn thương do viêm da cơ địa.

Cách sử dụng lá trầu không:

  • Rửa sạch lá trầu không, đun với khoảng 1 lít nước cùng một nhúm muối hạt.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, để nguội bớt.
  • Dùng nước này để rửa vùng da bị tổn thương hoặc tắm toàn thân nếu vùng da bị ngứa rộng.
  • Nên thực hiện 3–4 lần/tuần để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.

Lá ổi – Giảm viêm, hết ngứa, làm khô vết thương, phục hồi da

Lá ổi là nguyên liệu rẻ tiền nhưng mang lại công dụng chữa bệnh da liễu đáng kể. Trong lá có chứa tannin và flavonoid – những hoạt chất có khả năng chống viêm, sát khuẩn, làm khô tổn thương và giảm đau ngứa da.

Cách sử dụng lá ổi:

  • Rửa sạch lá ổi, đun với nước khoảng 15–20 phút để tinh chất tan ra.
  • Dùng nước đã đun để rửa hoặc tắm vùng da bị viêm.
  • Phần bã lá có thể dùng để chà xát nhẹ lên vùng da tổn thương giúp sát trùng và phục hồi da.
  • Áp dụng hằng ngày để cải thiện tình trạng ngứa, đỏ, mẩn da.

Cỏ mần trầu – làm mát, giải độc, giảm viêm da

Cỏ mần trầu là loại cây mọc hoang phổ biến ở vùng quê nhưng lại có khả năng thanh nhiệt, kháng viêm, giải độc và làm mát cơ thể rất tốt. Dân gian sử dụng loại cỏ này để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, nổi mề đay, dị ứng ngoài da.

Cách sử dụng cỏ mần trầu:

  • Dùng cỏ mần trầu khô, rửa sạch rồi sắc như thuốc bắc với lượng nước phù hợp.
  • Có thể thêm vài vị thảo dược như rau má, kinh giới để tăng hiệu quả.
  • Khi nước cạn còn khoảng 3/4 thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc vào bình, bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong ngày.

Lá đu đủ – Làm dịu da, chống oxy hóa, giúp tái tạo da tổn thương

Lá đu đủ không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý chứa lượng lớn vitamin C, các enzyme tự nhiên và chất chống oxy hóa. Những hợp chất này giúp loại bỏ gốc tự do, giảm viêm, phục hồi da bị tổn thương do viêm da cơ địa.

Cách dùng lá đu đủ:

Cách 1:

  • Kết hợp lá đu đủ, khoai tây và lá đinh lăng, rửa sạch và xay nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da viêm ngứa, giữ khoảng 15–20 phút, sau đó rửa sạch.

Cách 2:

  • Ngâm lá đu đủ với nước muối, rửa sạch.
  • Giã nát rồi đắp trực tiếp lên da bị bệnh trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước mát.

Rau má – Làm mát máu, kích thích tái tạo da, ngăn sẹo

Rau má là loại rau thanh mát, không chỉ giúp giải độc gan, làm mát máu, mà còn rất hữu ích trong việc giảm ngứa, dị ứng da và phục hồi vết thương nhanh chóng. Các hoạt chất asiatic acid, madecassic acid trong rau má còn giúp kích thích tái tạo tế bào da và hạn chế sẹo thâm.

Phá thai bằng rau má

Cách sử dụng rau má:

  • Rửa sạch khoảng 100g rau má, ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
  • Xay nhuyễn, lọc lấy nước để uống 1 ly/ngày. Có thể thêm đá hoặc chút đường cho dễ uống.
  • Phần nước rau má cũng có thể dùng pha loãng để tắm hoặc rửa vùng da bị viêm, giúp làm dịu tức thì.

Kinh giới – Thảo dược làm dịu ngứa, giảm viêm da hiệu quả

Kinh giới là một trong những cây thuốc quen thuộc trong Đông y, được sử dụng phổ biến để giảm ngứa, hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn đỏ, dị ứng da. Theo y học cổ truyền, toàn cây kinh giới (thân, ngọn, lá và hoa) có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, tiêu viêm, giải độc.

Trong y học hiện đại, cây kinh giới được chứng minh có chứa các hợp chất menthol racemic, d-menthol, d-limonene…, là những hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng mạnh cho da.

Cách dùng kinh giới để tắm hoặc xông da:

  • Rửa sạch toàn bộ cây kinh giới (thân, lá, hoa) rồi cắt nhỏ.
  • Đun sôi với 1–2 lít nước trong khoảng 10–15 phút.
  • Dùng nước để xông hơi da toàn thân hoặc để nguội rồi tắm/rửa vùng da bị ngứa.
  • Áp dụng 3–4 lần/tuần, nước kinh giới sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa, giảm sưng đỏ và hỗ trợ làm mềm da tự nhiên.

Bài thuốc uống từ kinh giới giúp tăng hiệu quả từ bên trong:

  • 20g kinh giới
  • 12g mỗi loại: liên kiều, cát căn, kim ngân hoa, thuyền thoái
  • 8g bạc hà
  • 3g cam thảo
  • Sắc với 1.5 lít nước, đun đến khi còn khoảng 600–700ml.
  • Chia thành 2–3 lần uống/ngày, liên tục trong 10–12 ngày giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và giảm tình trạng ngứa từ bên trong cơ thể.

Tía tô – Giảm ngứa, làm dịu da và thanh nhiệt cơ thể

Lá tía tô không chỉ là gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt mà còn là vị thuốc quý giúp giải độc, giảm dị ứng, giảm ngứa và làm lành tổn thương ngoài da. Lá tía tô chứa nhiều vitamin A, C, khoáng chất và tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.

Lá tía tô giúp làm dịu các triệu chứng đau nhức

Cách dùng lá tía tô làm thuốc uống:

  • Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho vào máy xay nhuyễn cùng 200ml nước.
  • Đun hỗn hợp trong 3–5 phút, sau đó lọc lấy nước.
  • Uống mỗi sáng và tối để giúp giải độc gan, giảm dị ứng và làm dịu vùng da ngứa.
  • Phần bã có thể đắp lên vùng da bị tổn thương, giữ khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Cách tắm với nước lá tía tô:

  • Đun một nắm lá tía tô với nước và thêm một ít muối hạt.
  • Dùng nước để tắm hoặc rửa vùng da bị viêm. Cách này rất hiệu quả với ngứa da do dị ứng thời tiết hoặc viêm da cơ địa.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc chữa ngứa ngoài da

  • Luôn rửa sạch dược liệu trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn.
  • Ưu tiên thử trên vùng da nhỏ trước để đảm bảo không bị kích ứng.
  • Không sử dụng nếu vùng da bị viêm có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy dịch hoặc lở loét nặng.
  • Nếu tình trạng ngứa không cải thiện sau 1 tuần sử dụng hoặc tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đúng hướng điều trị.

Các cây thuốc trị ngứa ngoài da như lá trầu không, lá ổi, rau má, lá đu đủ, cỏ mần trầu… không chỉ gần gũi, dễ kiếm mà còn an toàn, lành tính cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả bền vững, người bệnh cần kiên trì sử dụng, kết hợp chế độ sinh hoạt và vệ sinh da đúng cách.

Hi vọng rằng với nội dung thông tin bài viết vừa cung cấp, các bạn đã có thêm kiến thức trong việc tìm hiểu các cây thuốc trị ngứa ngoài da, và biết cách sử dụng sao cho an toàn, đạt hiệu quả.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ