Thuốc y học cổ truyền: Chữa bệnh không cần kháng sinh!

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Thuốc y học cổ truyền là một trong những thành tựu đặc sắc của y học phương Đông. Với sự kết tinh triết lý dưỡng sinh và hệ thống tư tưởng Âm dương – Ngũ hành, Tạng tượng – Kinh lạc, thuốc y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý mạn tính, rối loạn chức năng và nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong. Đây là giải pháp điều trị mang tính toàn diện, không chỉ cải thiện triệu chứng hiệu quả mà còn giúp điều hoà cơ thể và phòng ngừa tái phát. 

Thuốc y học cổ truyền là gì?

Thuốc y học cổ truyền là những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, động vật, khoáng vật, được chế biến, bào chế và phối ngũ theo lý luận của y học cổ truyền và học thuyết Âm dương – Ngũ hành, Kinh lạc, Tạng tượng,… từ đó được sử dụng nhằm mục đích chữa bệnh, phục hồi, nâng cao sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Đặc điểm của thuốc y học cổ truyền:

  • Nguồn gốc tự nhiên: Hầu hết các vị thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên như rễ, thân, hoa, quả, xương hươu, tổ yến, thạch cao, long não,… nên có tính an toàn cao và hạn chế tích độc tố.  
  • Tác dụng toàn diện: Các bài thuốc không chỉ loại bỏ triệu chứng mà còn giúp bồi bổ cơ thể, điều hòa chức năng tạng phủ,…
  • Điều trị cá thể hoá: Đơn thuốc không được sản xuất hàng loạt mà gia giảm linh hoạt theo thể trạng và mức độ bệnh lý của từng người.
  • Dạng dùng phong phú: Thuốc được bào chế đa dạng: thuốc sắc, hoàn, tán, cao, đan, siro, trà thảo dược,… hoặc các chế phẩm hiện đại như viên nang, túi lọc,…
  • Tác dụng chậm, hiệu quả bền vững: Thuốc y học cổ truyền có tác dụng chậm nhưng lâu bền, phù hợp với các bệnh lý mãn tính, rối loạn nội tiết, miễn dịch, suy nhược, tiêu hoá, nam – phụ khoa,…. 

Thuốc cổ truyền: Nguồn gốc, một số khái niệm và các dạng thuốc

Các loại thuốc y học cổ truyền phổ biến hiện nay

Thuốc đông y và y học cổ truyền được bào chế thành nhiều dạng khác nhau để thuận tiện cho việc sử dụng cũng như phù hợp với nhiều loại bệnh khác nhau:

  • Thuốc sắc: Thuốc có dạng lỏng, được bào chế từ một hoặc nhiều vị thuốc khác nhau thông qua phương thức sắc với nước ở nhiệt độ 90 – 100°C. Thuốc sắc có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh, thường dùng để uống hoặc xông, rửa vết thương.

Những lưu ý khi sắc thuốc đông y

  • Thuốc tán: Loại thuốc này được phơi khô, tơi và tán mịn, sau đó rây và trộn đều để dễ bảo quản và sử dụng. Thuốc tán có thể pha phơi nước ấm để uống hoặc rắc ngoài da, phù hợp để điều trị các bệnh lý mãn tính. 
  • Thuốc hoàn: Thuốc có dạng rắn, hình cầu, thường được bào chế từ bột thuốc hoặc dịch chiết trộn với tá dược như mật ong, hồ nếp để tạo thành viên dễ bảo quản. Thuốc hoàn tác dụng chậm nhưng hiệu quả bền vững và ít kích ứng.
  • Chè thuốc: Là chế phẩm được bào chế từ một hoặc nhiều vị thuốc khác nhau, chia thành từng gói nhỏ và dùng theo cách hãm như trà để uống hàng ngày. Chè thuốc phù hợp dùng lâu dài, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, dưỡng sinh,…
  • Cốm thuốc: Đây là dạng thuốc y học cổ truyền dạng hạt cốm, được tạo thành từ bột, cao thuốc hết hợp với tá dược tạo hạt. Thuốc hòa nhanh trong nước, dễ uống, thường dùng để điều dưỡng cơ thể.
  • Rượu thuốc: Thuốc có dạng lỏng, được chiết xuất dược liệu với rượu trắng (khoảng 30 – 50 độ) để uống hoặc xoa bóp. Lưu ý không dùng cho người mắc bệnh gan, dạ dày, người không dung nạp rượu,…

  • Cao thuốc: Là chế phẩm dạng đặc hoặc lỏng được vào chế bằng cách cô đặc hoặc sấy dịch chiết dược liệu. Cao lỏng có thể pha uống hoặc dùng làm nguyên liệu bào chế thuốc khác, còn với loại cao đặc có thể dùng trực tiếp hoặc trộn với tá dược để tạo thành viên.
  • Siro thuốc: Thuốc y học cổ truyền dạng siro thuốc có thể lỏng, sánh ngot, được pha chế từ dịch chiết dược liệu kết hợp dung môi và lượng đường thích hợp. Siro thuốc dễ uống nên phù hợp với trẻ em và người cao tuổi.
  • Thuốc viên: Thuốc dạng rắn được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, viêm bao con nhộng. Với liều lượng chính xác, thuốc y học cổ truyền dạng viên rất tiện dụng, dễ bảo quản và phân phối.

Ưu nhược điểm của thuốc y học cổ truyền

Ưu điểm

  • Hầu hết các bài thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn, lành tính, ít gây độc tính nếu sử dụng đúng cách.
  • Thuốc có ít tác dụng phụ hơn thuốc tây y.
  • Thuốc y học cổ truyền không chỉ điều trị triệu chứng hiệu quả mà còn điều hoà cơ thể, phục hồi chính khí, cân bằng khí huyết, tạng phục, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể.
  • Hiệu quả của thuốc toàn diện nên phù hợp với với các bệnh lý mạn tính, nội tiết, xương khớp, da liễu, dị ứng,…
  • Có thể dùng thuốc đông y và y học cổ truyền kéo dài mà không lo ảnh hưởng đến chức năng gan thận (nếu dùng đúng cách).
  • Phương thức dùng thuốc đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Nhược điểm:

  • Tác dụng thuốc thường chậm hơn thuốc Tây y, cần thời gian dài mới thấy rõ kết quả nèn cần kiên trì sử dụng. Do đó không phù hợp với trường hợp cấp cứu hoặc bệnh lý cấp tính nặng.
  • Thuốc khó bảo quản, dễ ẩm mốc, biến chất nếu không bảo quản đúng cách, đặc biệt là các loại thuốc sắc, thuốc cao lỏng, siro,…
  • Thuốc sắc khá bất tiện vì công đoạn sắc phức tạp và tốn nhiều thời gian.
  • Chất lượng thuốc phù hợp vào nguồn gốc và cách sơ chế. Nếu dược liệu không rõ nguồn gốc, cách chế biến sai hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả dùng thuốc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc y học cổ truyền

  • Thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc. Không tự ý mua và dùng thuốc theo cảm tính hoặc dùng đơn thuốc của người khác. 
  • Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách dùng. Không ngưng thuốc giữa chừng khi chưa hết liệu trình.
  • Không uống thuốc lúc quá đói hoặc quá no. Tốt nhất nên uống thuốc sau bữa ăn, từ khoảng 1h30 – 2h.
  • Không dùng thực phẩm kỵ với bài thuốc đang sử dụng. Ví dụ không ăn các loại hải sản như cá biến, cua, sò, ngao,… khi dùng bài thuốc thanh nhiệt, giải độc điều trị dị ứng,… Không dùng cải bẹ giá độ, đậu xanh nếu dùng các loại thuốc bổ dưỡng,…
  • Trong thời gian uống thuốc, không được uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó không nên uống trà và sữa vì dễ phản ứng với thành phần trong thuốc.
  • Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc y học cổ truyền phối hợp thuốc Tây y, điều này giúp tránh rủi ro tương tác thuốc.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể trong và sau khi dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu tiêu chảy, dị ứng, nôn mửa, ngứa ngáy,… cần ngưng thuốc và báo ngay cho thầy thuốc.
  • Phụ nữ mang thai, mẹ đang cho con bú, người cao tuổi, người có bệnh nền cần thận trọng lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Thuốc y học cổ truyền không chỉ là sản phẩm y học mà còn là kết tinh học thuật và văn hoá truyền thống dân tộc qua hàng nghìn năm. Việc kế thừa, phát huy giá trị của thuốc Đông y không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe bền vững mà còn có ý nghĩa gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ