Bệnh gout theo Y học cổ truyền – Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Hiện nay, số người mắc bệnh gout ở Việt Nam đang ngày một tăng lên. Không ít người lo lắng khi điều trị bằng Tây y thường gặp tình trạng tái phát hoặc phải dùng thuốc kéo dài. Nhưng may mắn là Y học cổ truyền mang đến hướng đi khác biệt: an toàn, lành tính, điều trị từ gốc và hạn chế tái phát.

Nếu bạn đang tìm hiểu bệnh gout theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa và phương pháp điều trị phù hợp – bài viết này chính là dành cho bạn!

Gout là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh Gout sớm

Gout (hay còn gọi là Gút) là một dạng viêm khớp thường gặp, có tính chất phức tạp và dễ tái phát. Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau nhức đột ngột, kèm theo sưng tấy và nóng đỏ ở các khớp. Ngón chân cái là vị trí thường bị ảnh hưởng nhất, nhưng Gout cũng có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác trên cơ thể.

Triệu chứng thường gặp của bệnh Gout

Các dấu hiệu của bệnh Gout thường khởi phát đột ngột, dữ dội và hay xảy ra vào ban đêm. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến giúp bạn sớm nhận diện bệnh:

Đau khớp dữ dội

  • Gout thường bắt đầu ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.
  • Cơn đau thường dữ dội nhất trong 4–12 giờ đầu tiên, gây khó chịu và cản trở sinh hoạt.

Đau âm ỉ kéo dài

  • Sau cơn đau cấp, người bệnh có thể tiếp tục cảm thấy đau âm ỉ trong vài ngày đến vài tuần.
  • Ở những lần tái phát sau, các cơn đau thường kéo dài hơn và có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc.

Khớp sưng viêm và đỏ

  • Vùng khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng to, nóng, đỏ và nhạy cảm khi chạm vào, gây khó khăn trong việc đi lại hoặc vận động.

Hạn chế vận động

Khi bệnh tiến triển, các khớp bị viêm sưng khiến người bệnh khó cử động linh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh Gout

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn dữ dội, bắt nguồn từ tình trạng tích tụ tinh thể urat trong khớp. Những tinh thể sắc nhọn này hình thành khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến viêm và sưng khớp – đặc biệt trong các đợt Gout cấp.

Vì sao axit uric tích tụ trong cơ thể?

Bình thường, axit uric là một chất thải được cơ thể tạo ra trong quá trình chuyển hóa purin – một hợp chất có trong nhiều loại thực phẩm và cả trong tế bào cơ thể. Axit uric sẽ được hòa tan trong máu, sau đó đào thải qua thận và ra ngoài theo nước tiểu.

Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric, hoặc thận không thể đào thải hết axit uric ra ngoài thì lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ lại, tạo thành tinh thể urat ở các khớp hoặc mô xung quanh, gây viêm đau đặc trưng của bệnh Gout.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ Gout

Dưới đây là các nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Gout:

  • Thực phẩm chứa purin:

Nếu bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm chứa purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản; đồ uống có cồn đặc biệt là bia hoặc đồ uống có đường fructose (nước ngọt, nước trái cây đóng chai)… sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.

  • Thừa cân, béo phì:

Người thừa cân thường sản xuất nhiều axit uric hơn và đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric của thận.

  • Mắc bệnh mạn tính:

Những người mắc các bệnh lý mạn tính như Tăng huyết áp chưa kiểm soát; Đái tháo đường; Hội chứng chuyển hóa; Bệnh tim mạch hoặc suy giảm chức năng thận… thường có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn so với người bình thường.

  • Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc làm tăng axit uric, bao gồm:Aspirin liều thấp; Thuốc lợi tiểu thiazide; Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn beta; Thuốc chống thải ghép (dành cho người ghép tạng)… Vậy nên các bạn không được tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về điều trị mà cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Yếu tố di truyền:

Nếu gia đình có người từng bị Gout, bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh.

  • Tuổi tác và giới tính:

Nam giới từ 30–50 tuổi có nguy cơ mắc Gout cao hơn. Nữ giới có thể bị Gout, nhưng thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh.

  • Chấn thương, phẫu thuật hoặc tiêm chủng:

Những yếu tố này có thể là tác nhân kích hoạt cơn Gout cấp ở người có axit uric cao.

Hậu quả nếu không điều trị Gout kịp thời

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh Gout có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

Tổn thương và biến dạng khớp

  • Gout tái phát nhiều lần gây viêm khớp mạn tính, làm xói mòn sụn khớp và gây biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Hình thành cục tophi dưới da

  • Tinh thể urat có thể tích tụ thành các nốt tophi dưới da ở: Ngón tay, bàn tay; Khuỷu tay, bàn chân; Gân gót chân
  • Tophi thường không gây đau, nhưng nếu viêm cấp có thể sưng đỏ, đau nhức và vỡ mủ.

Sỏi thận và biến chứng thận

  • Tinh thể urat tích tụ trong đường tiết niệu sẽ gây sỏi thận, ứ nước thận, viêm thận, lâu dài dẫn đến suy thận mạn tính – ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Gout là bệnh mạn tính nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu trên, nên đi khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Bệnh Gout theo Y học cổ truyền là gì? Điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền như thế nào?

Trong Y học cổ truyền (Đông y), bệnh Gout được xếp vào nhóm các bệnh thuộc chứng tý, cụ thể là các thể hàn tý, thấp tý, hàn thấp tý và nặng hơn là chứng lịch tiết phong.

Nguyên nhân gây bệnh Gout theo Đông y

Theo quan điểm của Đông y, bệnh Gout hình thành do sự xâm nhập và tích tụ lâu ngày của tà khí phong, hàn và thấp trong cơ thể. Khi các yếu tố tà khí này kết hợp với nội nhân hư yếu, đặc biệt là Can và Thận suy yếu, sẽ dẫn đến bệnh lý ở xương khớp:

  • Can hư: không đủ sức nuôi dưỡng gân cơ, khiến khớp dễ bị tổn thương.
  • Thận hư: không làm chủ được cốt tủy, gây suy yếu chức năng xương khớp.
  • Hư nhiệt và khí huyết ứ trệ: khiến tà khí dễ lưu lại trong kinh lạc, dẫn đến tắc nghẽn, sưng đau các khớp.

Biểu hiện đặc trưng của Gout trong Đông y

  • Đau khớp dữ dội, đặc biệt về ban đêm hoặc khi thời tiết lạnh ẩm.
  • Cảm giác sưng nóng, khó co duỗi, vận động khớp bị hạn chế rõ rệt.
  • Chườm nóng thì giảm đau, ngược lại gặp lạnh thì triệu chứng trở nặng.
  • Trường hợp bệnh diễn tiến nhanh và mạnh, Đông y gọi là “bạch hổ lịch tiết”, ám chỉ thể bệnh nặng với đau nhức toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Cách điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền an toàn, hiệu quả hiện nay

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị Gout nhằm mục tiêu: giảm viêm, giảm đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn ngừa tái phát. Điều trị không chỉ tập trung vào triệu chứng mà còn hướng đến phục hồi tạng phủ bên trong (Can, Thận, Tỳ), hỗ trợ khí huyết lưu thông, đào thải độc tố và axit uric ra khỏi cơ thể.

Dưới đây là những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị Gout bằng Y học cổ truyền:

Châm cứu – Thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm đau hiệu quả

Châm cứu là kỹ thuật dùng kim châm tác động vào các huyệt đạo, nhằm kích hoạt cơ chế tự điều chỉnh và phục hồi của cơ thể. Với bệnh nhân Gout, châm cứu giúp:

  • Giảm viêm, giảm sưng khớp
  • Lưu thông khí huyết, khai thông kinh lạc
  • Hỗ trợ đào thải độc tố, điều hòa chức năng gan thận

Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. Liệu trình thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Khí công dưỡng sinh – Hỗ trợ đào thải độc tố, giảm axit uric

Tập khí công là liệu pháp vận động kết hợp với điều hòa hơi thở, giúp cơ thể tự loại bỏ độc tố, tăng cường lưu thông khí huyết và cải thiện chuyển hóa. Một số bài tập hữu ích cho bệnh nhân Gout bao gồm:

  • Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng: 200 lần/ngày sau ăn 30 phút – hỗ trợ chức năng thận, thanh lọc máu.
  • Vỗ tay 4 nhịp: 200 lần/lần, ngày 3 lần – tăng lưu thông khí huyết ở khớp tay.
  • Dậm chân trước – sau: 10 phút/ngày – cải thiện tuần hoàn vùng chi dưới.
  • Cúi – ngửa 4 nhịp: 20 lần – hỗ trợ kiểm soát đường huyết, bảo vệ khớp xương.

Lưu ý: Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân có thể lực ổn định và cần kiên trì luyện tập đều đặn theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Xoa bóp, bấm huyệt tại nhà – Hỗ trợ giảm đau, cải thiện vận động

Xoa bóp và ấn huyệt là biện pháp tác động cơ học giúp khai thông khí huyết, làm giãn cơ, giảm đau nhức khớp. Người bệnh có thể tự thực hiện hằng ngày với thao tác đơn giản:

  • Xoa nóng lòng bàn tay, sau đó ôm gối xoa từ trên xuống khoảng 3–5 phút.
  • Dùng 2 ngón trỏ xoa nửa vòng dưới đầu gối, 2 ngón cái xoa nửa vòng trên đầu gối, kết hợp nhịp nhàng thành vòng tròn quanh khớp gối.

Thời gian thực hiện:

  • Tuần đầu: xoa bóp mỗi bên 5–7 phút
  • Từ tuần thứ 2 trở đi: thực hiện 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối

Các huyệt đạo quan trọng thường tác động bao gồm: Dương lăng tuyền, Độc tỵ, Ủy trung, Côn lôn.

Để đạt hiệu quả cao, nên tham khảo hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ Đông y chuyên về bấm huyệt.

Sử dụng thảo dược và bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị Gout

Một số vị thuốc Nam quen thuộc có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hỗ trợ điều hòa axit uric:

  • Lá lốt: Tính ấm, vị cay, giúp tán hàn, trừ phong thấp – hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả.
  • Lá tía tô: Có khả năng ức chế enzym xanthine oxidase, từ đó làm giảm hình thành axit uric trong máu.

Điều trị bệnh gout bằng các bài thuốc Đông y

Với mỗi thể bệnh, sẽ có bài thuốc Đông y điều trị khác nhau.

Gout nguyên phát:

  • Thể hàn tý: Dùng bài Độc hoạt tang ký sinh thang, gia thêm phụ tử 8g, quế chi 8g.
  • Thể lịch tiết phong (giai đoạn cấp): Dùng bài Bạch hổ quế chi thang gia vị. Khi hết đợt cấp, chuyển về bài Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm.

Gout thứ phát:

  • Bài thuốc Bổ Can Thận kết hợp lá sa kê 20–30g
  • Hoặc sắc độc vị lá sa kê 50g uống như trà mỗi ngày
  • Nếu có Thận âm hư, kết hợp thêm bài Lục vị hoàn
  • Nếu Tỳ – Thận dương hư, dùng bài Bát vị hoàn để phục hồi chức năng tạng phủ.

Lưu ý quan trọng: Việc dùng thuốc Đông y cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền, tránh tự ý kết hợp nhiều vị có thể gây tương tác hoặc phản tác dụng.

Điều trị Gout theo Y học cổ truyền cần kết hợp tổng thể giữa điều trị triệu chứng và phục hồi tạng phủ. Mỗi phương pháp đều có vai trò bổ trợ lẫn nhau và cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc kiên trì điều trị đúng cách không chỉ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả mà còn giảm nguy cơ tái phát và biến chứng nguy hiểm.

Hi vọng rằng với nội dung thông tin bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh gout theo y học cổ truyền, cùng với đó là cách điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe sinh sản, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ