Parkinson theo y học cổ truyền

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Parkinson theo y học cổ truyền không chỉ là căn bệnh của tuổi già, mà là hệ quả của sự suy yếu tạng phủ, tổn thương khí huyết, … Hiện nay y học hiện đại chưa thể điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng y học cổi truyền với hướng điều trị từ gốc, từ căn nguyên bệnh, kết hợp thuốc và liệu pháp trị liệu đông y đã mang đến những giải pháp điều trị hiệu quả, ít tác dụng phụ, cải thiện đáng kể chất lượng sống của người bệnh.
Parkinson theo y học cổ truyền
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, bệnh Parkinson là hệ quả của sự suy yếu các tạng phủ Can, Thận, Tỳ kết hợp với khí huyết hư, nội phong, đàm trọc, gây tác động đến não bộ, hệ thần kinh và hệ vận động của người bệnh.
Dù Y học cổ truyền không có tên gọi cụ thể cho Parkinson như y học hiện đại nhưng các lương y đã dựa vào biểu hiện lâm sàng để xếp bệnh vào các nhóm chứng sau:
- Chứng Chấn chiến: biểu hiện đặc trưng là run rẩy, co giật, co quắp các chi.
- Chứng Nuy: Dấu hiệu điển hình là yếu cơ, sức kém, thậm chí liệt
- Chứng Thiểu động: vận động giảm sút, phản ứng chậm chạp.
- Chứng Nội phong: Tình trạng phong tà tồn tại bên trong cơ thể lâu ngày, đặc biệt là “nội phong do Can Thận hư”.
Cơ chế bệnh sinh Parkinson theo y học cổ truyền
Theo quan niệm của Đông y, căn nguyên sinh bệnh chủ yếu do các tạng phủ hoạt động không cân bằng. Y học cổ truyền cho rằng Parkinson thuộc phạm trù “Bản hư tiêu thực” do sự hư tổn 4 tạng Can (Gan), Thận, Tỳ (Lá lách) và Tâm (Tim) với triệu chứng là sự rối loạn khí huyết, đàm, phong.
Can huyết hư
Can (Gan) chủ về gân cơ, điều tiết vận động, ngoài ra còn có nhiệm vụ vận chuyển và điều khiển dòng mái lưu thông (Can tàng huyết).
Khi Can huyết hư (Gan suy yếu do tuổi tác, ăn uống kém, lao lực, stress kéo dài,… ) sẽ không đủ máu nuôi dưỡng gân cơ.
Can dương quá thịnh dễ dinh nội phong. Nội phong phát động khiến tay chân run rẩy, dáng đi không vững, dễ té ngã và mất dần khả năng kiểm soát vận động.
Thận tinh hư
Theo quan niệm Đông y, thận chủ tàng tinh, sinh tuỷ, tuỷ lại thông với não, tức là thận là nơi chứa tinh chất và sinh ra tuỷ, tuỷ là nguồn nuôi dưỡng và hình thành não bộ.
Khi Thận tinh hư (thận yếu do tuổi cao, mắc bệnh mạn tính,…) sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh tuỷ, não không được nuôi dưỡng sẽ dẫn đến hệ quả:
- Tư duy trì trệ, sa sút trí nhớ
- Phản ứng chậm, nhớ kém, hay quên
- Mất ngủ, đầu óc trống rỗng
- Dáng đi loạng choạng, thất thường
Tỳ hư sinh đàm
Tỳ chủ vận hóa, Tỳ (hay lá lách) có nhiệm vụ tiêu hoá, hấp thụ và vận chuyển dưỡng chất nuôi dưỡng toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Tỳ yếu (do dinh dưỡng nghèo nàn, ăn kém, căng thẳng kéo dài) sinh đàm, thấp tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến não bộ, gây tình trạng:
- Thần trí mơ hồ, đầu óc nặng nề
- Nét mặt đơ cứng, không biểu cảm
- Lưỡi cứng, khó nói
- Vận động chậm chạp, chân tay tê cứng
Khí huyết hư
Khí là nguồn năng lượng cho sự vận động, huyết là dưỡng chất nuôi cân cơ. Khi khí huyết hư tổn, thiếu máu sẽ khiến cơ yếu và gây ra tình trạng:
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
- Chân tay yếu, dễ co rút, cứng cơ
- Không giữ vững tư thế, dễ té ngã, đi lại khó khăn.
Điều trị Parkinson bệnh theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền chữa Parkinson tác động toàn diện đến căn nguyện bệnh, giúp điều hoà tạng phủ, bồi bổ khí huyết, trừ phong hoá đàm, phù hợp với bệnh trong giai đoạn đầu và giữa. Trong Đông Y không có phương thuốc hay liệu pháp điều trị chung cho tất cả mọi người, vì thế, để giải quyết hiệu quả tình trạng bệnh, bạn hãy đến trực tiếp cơ sở y tế để các thầy thuốc Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp chữa Parkinson theo y học cổ truyền
Chữa Parkinson bằng bài thuốc Đông y
Bài thuốc Thiên ma câu đằng thang
- Công dụng: Dưỡng gan, bổ huyết, an thần, giúp giảm chứng mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, tay chân run rẩy, dễ cáu gắt,… nên phù hợp với người bệnh Can huyết hư, Can phong nội động.
- Thành phần bài thuốc (tham khảo): Thiên ma, Câu đằng, Hoàng cầm, Phục thần, Phục thần, Ngưu tất, Dạ giao đằng, Thạch quyết minh, Ích mẫu, Chi tử, Cam thảo
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần/ngày, dùng đều đặn 2 – 3 tháng. Chú ý theo dõi kết quả và tái khám theo lịch hẹn.
Bài thuốc Lục vị địa hoàng thang gia giảm
- Công dụng: Bổ âm, dưỡng tủy, nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, giúp cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị chứng chậm nghĩ, mặt đơ cứng, đi lại chậm chạm, thể lực yếu kém,…
- Thành phần bài thuốc (tham khảo): Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Trạch tả,Câu kỷ tử,Viễn chí, Đan bì, Ngưu tất, Phục linh, Thỏ ty tử, …
- Cách dùng: Sắc lấy nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống/ngày. Dùng kiền trì 1 – 2 tháng, có thể kéo dài hơn tuỳ chỉ định của thầy thuốc.
Bài thuốc Bình can tức phong thang
- Công dụng: Bình can tiềm dương, hỗ trợ điều trị chứng run rẩy, điều hoà cảm xúc, giảm cáu gắt, hỗ trợ ổn định thần kinh, an thần, trị chứng mất ngủ,…
- Thành phần bài thuốc (tham khảo): Long cốt, Tri mẫu, Hoàng bá, Mẫu lệ, Tang ký sinh, Bạch thược, Cúc hoa, …
- Cách dùng: Sắc với nước, chia làm 2 lần/ngày, uống khi ấm. Dùng 10 – 20 thang thuốc sau đó đánh giá hiệu quả và điều chỉnh bài thuốc cho phù hợp.
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang
- Công dụng: Kiện tỳ, Hóa đàm, trấn tĩnh hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng, ăn uống kém, tê bi chân tay, thần sắc mệt mỏi, mặt đờ đẫn,…
- Thành phần chính: Bán hạ, Phục linh, Thiên ma, Bạch truật, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương
- Cách dùng: Sắc uống chia 2 lần/ngày sau bữa ăn, không uống khi đói bụng. Dùng 10 – 15 ngày sau đó căn chỉnh, phối hợp bài thuốc khác.
Chữa Parkinson bằng y học cổ truyền châm cứu
- Tác dụng: Điều hoà khí huyết, thông kinh lạc, kích thích trung khu vận động tại não bộ và điều tiết hệ thần kinh tự chủ.
- Huyệt tác động: Đầu (Bách hội, Thái dương, Ấn đường, cổ gáy (Phong trì, Đại chùy), tay (Hợp cốc, Khúc trì, Nội quan), chân (Túc tam lý, Tam âm giao, Dương lăng tuyền), toàn thân (Thận du, Can du, Tâm du, Tỳ du).
- Liệu trình áp dụng: Thực hiện châm cứu 20 – 30 phút/lần, duy trì tuần 3 – 5 buổi với liệu trình 20 buổi liên tục. Người cao tuổi có bệnh tim mạch, hạ huyết áp cần theo dõi sát sao khi áp dụng.
Chữa Parkinson bằng y học cổ truyền xoa bóp – bấm huyệt
- Tác dụng: Giúp khí huyết lưu thông, kích thích dây vận động giúo giảm co cứng, làm mềm cơ, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và dáng đi.
- Cách thực hiện: Dùng tay day – ấn – lăn – xoa các huyệt Bách hội, Nội quan, Thái dương, Hợp cốc, Dũng tuyền, Tam âm giao, Phong long, Can du, Thận du tại vùng cổ gáy, lưng, bả vai, cánh tay, đùi, cẳng chân.
- Liệu trình: Thực hiện 30 – 45 phút/lần, thực hiện ngày 1 lần hoặc cách ngày, kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
Khí công – dưỡng sinh chữa bệnh Parkinson
Bên cạnh thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, các bài tập khí công dưỡng sinh như Thái cực quyền, Ngũ cầm hý,… được thầy thuốc Đông y khuyến cáo rất tốt cho người bệnh Parkinson:
- Rèn luyện, tăng cường sự phối hợp giữa cơ và hệ thần kinh.
- Cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giảm nguy cơ té ngã.
- Tăng cường tinh thần, cải thiện tâm trạng và kiểm soát trầm cảm.
Lưu ý: Người bệnh tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc lương y. Nên tập với mức độ nhẹ nhàng, vừa phải, duy trì tập 30 phút mỗi ngày.
Với nguyên tắc điều trị từ căn nguyên bệnh, chữa Parkinson bằng y học cổ truyền hướng đến điều hoà toàn diện, khi kết hợp với lối sống tích cực và kiên trì sẽ giúp kiểm soát bệnh hiêu quả và cải thiện chất lượng sống tốt. Nếu muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh theo y học cổ truyền hãy để lại câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0969 668 152 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí.