Cây Thuốc Nam – Kho Tàng Dược Liệu Quý Của Người Việt

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Từ xa xưa, cây thuốc nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong y học cổ truyền Việt Nam. Với đặc tính dễ kiếm, lành tính và hiệu quả bền vững, các loại cây thuốc nam không chỉ được sử dụng trong điều trị bệnh mà còn là một phần trong đời sống văn hóa của người dân Việt.

Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích về tên và hình ảnh 1000 cây thuốc Việt Nam phổ biến, cũng như danh sách những cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn.

Cây thuốc nam là gì?

Cây thuốc nam là những loài thực vật có sẵn trong tự nhiên Việt Nam, được sử dụng để chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền. Khác với thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuốc nam được dùng theo cách dân gian, chủ yếu là dùng tươi hoặc phơi khô để sắc lấy nước uống, đắp ngoài da hoặc ngâm rượu.

Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 1000 cây thuốc Việt Nam có công dụng điều trị hiệu quả các chứng bệnh từ cảm mạo, viêm nhiễm cho tới xương khớp, gan, thận, tiểu đường,…

Tổng hợp danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam hiện nay

Trong dân gian, có hàng trăm loại cây thuốc nam được biết đến với công dụng phòng và chữa bệnh. Dưới đây là danh sách tên các loại cây thuốc nam mà ai cũng cần phải biết:

Bạc hà

  • Tên gọi khác là : Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom
  • Là một trong các loại cây thuốc nam phổ biến có mặt trong danh mục 40 cây thuốc nam thường dùng.
  • Cộng dụng: giải cảm, thanh nhiệt, giảm ngạt mũi, nhức đầu, giúp sởi mọc nhanh và giải độc cơ thể.
  • Cách dùng: Dùng 12–20g lá bạc hà, hãm với 200ml nước sôi, uống cách 3 giờ/lần.

Bách bộ

  • Hay còn có tên gọi khác là Củ ba mươi, dây đẹt ác, hơ linh
  • Được mệnh danh là cây thuốc quý trong danh sách 1000 cây thuốc Việt Nam.
  • Công dụng: Nhuận phế, chỉ ho, sát trùng, thường dùng trị ho lâu ngày, viêm phế quản, giun kim, ghẻ ngứa.
  • Cách dùng: Dùng 8–12g sắc uống, 30–40g nấu nước rửa ngoài khi bị ngứa hoặc ghẻ lở.

Bạch đồng nữ

  • Tên gọi khác: Mò trắng, Bấn trắng
  • Là một trong những cây thuốc nam quý hiếm.
  • Công dụng: dùng trị đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, viêm túi mật, trĩ, cao huyết áp và bệnh phụ khoa.
  • Cách dùng: Rễ dùng 12–16g sắc uống. Lá, hoa dùng ngoài hoặc sắc uống theo chỉ định.

Bạch hoa xà thiệt thảo

  • Tên gọi khác là : Cỏ lưỡi rắn hoa trắng
  • Thuộc nhóm các loại cây thuốc nam có tính mát.
  • Công dụng: giúp giải độc, tiêu viêm, tiêu ung, lợi tiểu. Thường dùng trị viêm họng, hen suyễn, nhiễm trùng đường tiểu.
  • Cách dùng: 15–60g khô sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp lên vết thương.

Bán hạ nam

  • Tên gọi khác: Cây chóc, nam tinh, bán hạ ba thùy
  • Là cây thuốc lá quý có mặt trong danh sách tên các loại cây thuốc nam.
  • Công dụng: trị buồn nôn, đầy bụng, ho có đờm.
  • Cách dùng: 3–10g sắc uống sau chế biến kỹ. Dùng ngoài trị rắn cắn hoặc côn trùng đốt.

Bố chính sâm

  • Tên gọi khác: Nhân sâm Phú Yên, Thổ hào sâm
  • Một loại cây thuốc quý trong 1000 cây thuốc Việt Nam.
  • Công dụng: giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện thần kinh, tiêu hóa, giảm ho, lợi tiểu, trị viêm họng.
  • Cách dùng: Dùng 10–12g sắc uống mỗi ngày.

Bồ công anh

  • Tên gọi khác: Diếp dại, rau bồ cóc
  • Là 1 trong 40 cây thuốc nam thường dùng.
  • Công dụng nổi bật: giải độc, giảm viêm, thông tia sữa, tiêu mụn nhọt.
  • Cách dùng: 8–30g khô hoặc 20–40g tươi, sắc uống hoặc ép nước uống. Đắp ngoài trị mụn.

Cà gai leo

  • Tên gọi khác: Cà vạnh, cà quýnh. Là một trong những cây thuốc nam quý hiện nay.
  • Công dụng: Giải độc gan; Hỗ trợ điều trị xơ gan; Viêm gan; ho; đau nhức gân xương.
  • Cách dùng: Dùng 16–20g sắc uống mỗi ngày.

Cam thảo đất

  • Tên gọi khác là cam thảo nam, thổ cam thảo
  • Là một những loại cây thuốc lá thuộc nhóm các cây thuốc nam có vị ngọt
  • Công dụng: giúp thanh nhiệt, bổ tỳ, giải độc, lợi tiểu, trị ho, rong kinh, tiểu đường.
  • Cách dùng: Dùng 16–20g khô hoặc 20–40g tươi, sắc hoặc hãm nước uống.

Cỏ mần trầu

  • Tên gọi khác là cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo
  • Xuất hiện trong danh sách tên các loại cây thuốc nam chữa cảm nắng, hạ sốt, viêm gan, dị ứng, tiểu khó. Đây là cây quen thuộc trong các bài thuốc dân gian miền núi.
  • Cách dùng: 12–16g khô hoặc 80–120g tươi, đun sôi, để nguội uống.

Cỏ mực

  • Tên gọi khác là Hạn liên thảo, phong trường
  • Là cây thuốc nam quý hiếm được dùng trong nhiều bài thuốc bổ gan, cầm máu, chữa ho ra máu, rong huyết, râu tóc bạc sớm.
  • Cách dùng: 12 – 20g khô sắc uống, hoặc 30–50g tươi giã lấy nước uống, bã đắp ngoài.

Cỏ sữa lá nhỏ

  • Tên gọi khác là Vú sữa đất, thiên căn thảo
  • Một trong 70 loại cây thuốc nam đặc biệt tốt cho trẻ em. Cây có tác dụng giảm tiêu chảy, cầm máu, trị tắc sữa, lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Cách dùng: Người lớn dùng 40–100g, trẻ em 10–20g sắc uống, dùng trong 5–7 ngày tùy tình trạng,

Cỏ tranh

  • Còn gọi là: Cỏ tranh răng, Bạch mao căn, Dia (K’Dong), Nhất địa (Gia Rai)
  • Là một trong các loại cây thuốc nam quen thuộc, công dụng lương huyết, cầm máu, thanh nhiệt, lợi tiểu và giảm đau. Dân gian thường sử dụng để trị tiểu buốt, tiểu ra máu, phù thũng, sốt do viêm cầu thận và ho ra máu – một vị thuốc không thể thiếu trong danh sách tên các loại cây thuốc nam chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Cách dùng: Lấy 9 – 30g khô hoặc 30 – 60g tươi, thái nhỏ, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 2–3 lần uống/ngày.

Cỏ xước

  • Tên gọi khác: Hoài ngưu tất
  • Cỏ xước là một cây thuốc lá thuộc họ Rau dền, được ghi chép trong nhiều tài liệu 70 loại cây thuốc nam dùng cho xương khớp.
  • Công dụng: hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, lợi tiểu, điều kinh, trị đau lưng, tê bì chân tay, tiểu buốt, đái dắt.
  • Cách dùng: Dùng 6 – 15g mỗi ngày (có thể tăng lên 12 – 40g), sắc uống.

Lưu ý: Phụ nữ có thai, người bị tiêu chảy, di tinh không nên dùng cỏ xước.

Cối xay

  • Còn gọi là: Giàng xay, Quýnh ma, Kim hoa thảo
  • Thuộc danh mục 40 cây thuốc nam thường gặp
  • Công dụng: dùng để giải nhiệt, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi tiểu, giảm đau, trị cảm sốt, đau đầu, vàng da, lở ngứa và dị ứng ngoài da. Đây là cây thuốc nam quý được trồng ở nhiều vùng quê Việt Nam.
  • Cách dùng: Dùng 8 – 12g cây khô hoặc 20 – 40g cây tươi, sắc lấy nước uống.

Cốt khí củ

  • Nằm trong nhóm những cây thuốc nam quý hiếm.
  • Công dụng khu phong trừ thấp, thông kinh, giảm đau, hóa đờm, trị mụn nhọt, đau nhức gân xương, bế kinh và ho nhiều đờm.
  • Cách dùng: Dùng 9 – 15g rễ khô sắc uống. Có thể giã sắc lấy nước bôi ngoài hoặc nấu cao dùng bôi tại chỗ.

Cúc hoa

  • Còn được gọi là: Kim cúc, Hoàng cúc, Dã cúc
  • Một trong các loại cây thuốc nam có hoa được sử dụng phổ biến, cúc hoa được dùng để thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt, hạ huyết áp và trị đau đầu, chóng mặt, mụn nhọt.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 8 – 16g hoa khô, sắc uống.

Cúc tần

  • Tên khác: Cây lức, Từ bi, Phật phà (Tày)
  • Thuộc họ Cúc – cây thuốc lá quý trong các bài thuốc cảm sốt và đau nhức xương khớp, cúc tần có công dụng giải cảm, hạ sốt, trừ phong thấp, tiêu đàm và lợi tiểu.
  • Cách dùng: Dùng 8 – 16g mỗi ngày, sắc uống.

Dành dành

  • Tên gọi khác là Chi tử
  • Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, điều trị sốt cao, khó ngủ, vàng da, tiểu ra máu, chảy máu cam.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 6 – 12g quả phơi khô, sắc uống.

Dâu tằm

  • Còn gọi là: Dâu ta, Tang
  • Được xếp vào các loại cây thuốc nam đa dụng, dâu tằm dùng được cả rễ, lá, quả và cành.
  • Công dụng: Rễ trị ho ra máu, suyễn, lá giải cảm, sáng mắt, cành trị đau xương khớp, co rút chân tay – đây là một cây thuốc nam quý được dùng trong cả Đông và Tây y.
  • Cách dùng: Vỏ rễ: 6 – 12g (tối đa 40g), sắc uống; Lá: 5 – 12g, sắc uống; Cành: 9 – 15g (có thể tới 60g), sắc uống.

Địa hoàng

  • Còn gọi là: Sinh địa hoàng
  • Một trong những vị thuốc nam có công dụng điều dưỡng cơ thể, bổ âm, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giảm sốt chiều, điều trị thiếu máu, mất ngủ, suy nhược.
  • Cách dùng: Dùng 8 – 16g rễ củ khô, sắc uống.

Địa liền

  • Còn gọi là: Sơn nại, Sa khương
  • Thuộc họ Gừng, cây thuốc lá quen thuộc trong bài thuốc trị lạnh bụng, tiêu hóa kém, địa liền có công năng tán hàn, ôn trung, tiêu thực, giảm đau bụng, đầy hơi, thấp khớp.
  • Cách dùng: Dùng 4 – 8g khô, sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp.

Diệp hạ châu

  • Tên gọi khác: Cây chó đẻ răng cưa
  • Là một trong những vị thuốc giúp điều trị viêm gan, giải độc gan, diệp hạ châu giúp lợi mật, kháng viêm, sát trùng, tiêu độc, trị sỏi tiết niệu, viêm da, mụn nhọt.
  • Cách dùng: Dùng 8 – 20g mỗi ngày, sắc uống.

Đinh lăng

  • Còn gọi là: Cây gỏi cá, Nam dương sâm
  • Là một trong những cây thuốc quý của Việt Nam, nổi tiếng nhờ công dụng bổ khí, bồi bổ cơ thể, trị mất ngủ, tăng tiết sữa, tiêu độc, trị thấp khớp.
  • Cách dùng: Rễ: 3 – 6g, sắc hoặc hãm uống. Lá: 30 – 50g tươi, giã đắp ngoài. Thân, cành: 30 – 50g, sắc uống.

Đơn lá đỏ

  • Còn gọi là: Đơn đỏ, Đơn tía, Đơn mặt trời
  • Một trong các loại cây thuốc nam có sắc đẹp và dược tính mạnh, đơn lá đỏ giúp giải độc, giảm đau, trị mụn nhọt, đau xương khớp, kinh nguyệt không đều, áp xe, dị ứng.
  • Cách dùng: Dùng 6 – 12g mỗi ngày, sắc uống.

Dừa cạn

  • Tên gọi khác: Hải đằng, Dương giác
  • Dừa cạn thuộc các cây thuốc lá có tác dụng hoạt huyết và điều hòa huyết áp, được dùng để giảm huyết áp, điều kinh, an thần, tiêu độc, trị lỵ và bí tiểu.
  • Cách dùng: Dùng 8 – 12g mỗi ngày, sắc uống.
  • Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Gai

  • Còn gọi là: Gai bánh, Trư ma
  • Một loại cây thuốc quý trong điều trị sản khoa và vết thương ngoài da, cây gai có tác dụng an thai, chỉ huyết, trị động thai, đái ra máu, làm lành vết thương.
  • Cách dùng: Rễ: 6 – 20g tươi hoặc 8 – 12g khô, sắc uống. Lá: Dùng ngoài, giã đắp trực tiếp vào vết thương.

Gừng

  • Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

Tác dụng:

  • Gừng tươi: Trị cảm mạo phong hàn, ho có đờm, ngạt mũi, nôn mửa, đầy trướng, kích thích tiêu hóa, sát trùng, hành thủy, giải độc do ăn cua, cá.
  • Gừng khô (Can khương) và tiêu khương: Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch. Trị đau bung do lạnh, đầy trướng khó tiêu, thổ tả, tay chân lạnh, ho suyễn, thấp khớp.

Liều dùng, cách dùng:

  • Gừng tươi: 4 – 8g/ngày, sắc uống.
  • Gừng khô: 4 – 20g/ngày, sắc hoặc dùng dưới dạng bột/hoàn tán.

Hạ khô thảo

  • Thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae)
  • Bộ phận dùng: Cụm quả phồi/sấy khô
  • Tác dụng: Thanh nhiệt giáng hỏa, tán kết, tiêu sưng. Trị lao hạch, bướu cổ, áp xe vú, viêm gan, cao huyết áp, vảy nến, hắc lào, ngứa da.
  • Liều dùng: 9 – 15g/ngày, sắc uống.

Lời kết

Sự đa dạng và phong phú của cây thuốc nam không chỉ giúp người dân có thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe mà còn là một phần di sản cần được bảo tồn. Việc nhận biết, sử dụng đúng cách các loại cây thuốc nam, đặc biệt là những cây thuốc nam quý hiếm, sẽ góp phần giữ gìn y học cổ truyền và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, các bạn cần thăm khám, có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào cần giải đáp liên qian đến sức khỏe sinh sản, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhé.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ