Khám phá các huyệt trên mặt y học cổ truyền

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Mặt là khu vực tập trung nhiều huyệt vị quan trọng trong hệ thống kinh lạc. Việc tác động chính xác lên các huyệt vị trên mặt bằng phương pháp bấm huyệt không chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt trong hỗ trợ điều trị đau đầu, liệt mặt, viêm xoang, mỏi mắt mà còn giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn tinh thần. Vậy cụ thể các huyệt trên mặt y học cổ truyền là gì? Cách xác định và bấm huyệt sao cho an toàn và chính xác nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.

Các huyệt trên mặt y học cổ truyền

Dưới đây là một số huyệt trên mặt y học cổ truyền:

Huyệt Bách Hội

  • Huyệt Bách Hội là một trong những huyệt quan trọng nhất trên cơ thể người. Huyệt này nằm ngay trên đỉnh đầu, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.
  • Bấm huyệt Bách Hội giúp kích thích khí huyết lưu thông, cân bằng huyết áp, khắc phục hiệu quả  tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ,…

Huyệt Đầu Duy

  • Huyệt Đầu Duy nằm tại góc trán, trên đường khớp đỉnh trán và cách chân tóc khoảng 0,5 thốn.
  • Bấm huyệt này giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, đau thần kinh trước trán, giật mí mắt thường xuyên.
  • Cách bấm huyệt: Ấn một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút cho đến khi thấy căng tức thì dừng lại, sau đó tiếp tục thực hiện theo chiều ngược lại.

Huyệt Dương Bạch

  • Huyệt Dương Bạch nằm trên trán, ngay trên đồng tử mắt và cách lông mày khoảng 1 thốn (khoảng ngón tay cái). 
  • Bấm huyệt Dương Bạch không chỉ đem đến hiệu quả rõ rệt trong điều trị các vấn đề về mắt như loạn thị, quáng gà mà còn giúp hỗ trợ điều trị đau đầu và liệt mặt.

Huyệt Thái Dương

  • Huyệt Thái Dương nằm ở vị trí lõm ngay sau đuôi lông mày và đuôi mắt, khi ấn vào có cảm giác hơi trũng và ê tức nhẹ .
  • Dùng lực vừa phải bấm huyệt Thái Dương theo vòng tròn từ 1 – 3 phút kết hợp xoa nhẹ vùng trán giúp giảm đau đầu do căng thẳng, rối loạn tuần hoàn máu, đau nửa đầu, đau mỏi mắt và hỗ trợ điều trị liệt mặt ngoại biên,…

Huyệt Toàn Trúc

Những huyệt đạo vùng đầu bạn có thể tự bấm chữa đau đầu hiệu quả

  • Huyệt Toàn Trúc (tên gọi khác là quang minh, dạ quang, viên trụ…) nằm trên đường kinh thái dương bàng quang, ở phần lõm lông mày và vuông góc với lòng trong mắt. 
  • Tác dụng của việc bấm huyệt này là khử phong khó, đặc biệt hiệu quả khi chữa chứng đau nửa đầu, hoa mắt, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mờ mắt, thậm chí là liệt dây thần kinh mặt,…

Huyệt Ấn Đường

Day bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

  • Huyệt Ấn Đường nằm ở chính giữa hai đầu lông mày, ngay trên sống mũi. 
  • Bấm huyệt Ấn Đường giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu, cảm cúm. 
  • Ngoài ra còn hỗ trợ kiểm soát cảm xúc và tăng cường khả năng ghi nhớ. 

Huyệt Quyền Liêu

  • Huyệt Quyền Liêu nằm cạnh gò má, là điểm giao nhau giữa đường chân mũi kéo ngang và đường bờ ngoài mắt kéo thẳng xuống
  • Theo đông y và y học cổ truyền, bấm huyệt này giúp điều trị liệt mặt, co giật mặt, đau răng và cải thiện đáng kể tình trạng dây thần kinh sinh ba đau,…

Huyệt Nhân trung

  • Huyệt Nhân Trung nằm chính giữa rãnh môi trên và đầu mũi
  • Tác dụng khi bấm huyệt trên là trị chứng liệt dây thần kinh số 7, méo miệng, co giật môi trên, đồng thời khắc phục tình trạng đau lưng, hôn mê, động kinh,… Nên phối hợp với các huyệt trên mặt khác y học cổ truyền để tăng hiệu quả điều trị.

Huyệt Nghinh Hương 

13+ huyệt đạo trên mặt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn

  • Huyệt Nghinh Hương là giao điểm giữa đường ngang qua chân mũi và rãnh miệng – mũi, cách đều 2 cánh mũi nửa thốn (khoảng 1cm).
  • Người mắc vấn đề về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sổ mũi, ngạt mũi, liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7,… nên áp dụng cách bấm huyệt này để cải tình trạng khó chịu.

Huyệt Địa thương

Huyệt Địa Thương: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

  • Huyệt Địa thương nằm ở hai bên mép, cách khoé miệng khoảng 0.5 thốn (khoảng 1 cm). 
  • Để điều trị hiệu quả tình trạng liệt dây thần kinh mặt, chảy dãi khi ngủ, bạn chỉ cần ấn một lực vừa đủ vào huyệt này khoảng 50 lần mỗi ngày.

Huyệt Thừa Tương

  • Huyệt Thừa Tương nằm ở vị trí lõm, chính giữa và ngay dưới môi dưới. 
  • Ấn một lực vừa đủ vào huyệt bày 50 lần mỗi ngày có tác dụng chữa chứng cứng cổ, méo miệng, đau răng, chảy dãi khi ngủ, đột nhiên mất tiếng,…

Cách bấm các huyệt vùng mặt y học cổ truyền

Bấm các huyệt vùng mặt y học cổ truyền đúng cách sẽ mang lại hiệu quả trị liệu cao và đảm bảo an toàn trong và sau khi thực hiện. Các chuyên gia khuyến cáo cách bấm các huyệt trong y học cổ truyền như sau:

  • Dùng đầu ngón tay cai hoăc ngón trỏ đã vệ sinh sạch sẽ ấn thẳng vào góc huyệt với lực vừa đủ (lưu ý bấm quá nhẹ sẽ không phát huy tốt tác dụng). Nếu cảm thấy căng tức chứng tỏ bạn đã bấm đúng huyệt vị cần bấm.
  • Bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ, ấn giữ từ 1 – 2 phút mỗi huyệt hoặc day tròn nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ 30  – 60 giây. Lưu ý có thể kết hợp thao tác vỗ, gõ hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày và duy trì đều đặn hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Cách bấm huyệt làm đẹp da mặt hiệu quả - Nhà thuốc FPT Long Châu

Lưu ý khi bấm các huyệt trên mặt y học cổ truyền

Bấm các huyệt trên cơ thể người y học cổ truyền nói chung và bấm các huyệt trên mặt nói riêng là phương pháp trị liệu hiệu quả được áp dụng từ hàng nghìn năm. Tuy nhiên, trị liệu bấm huyệt chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi bạn thực hiện đúng cách và tuân thủ đúng các lưu ý khi thực hiện:

  • Không tự bấm các huyệt trong y học cổ truyền nếu không có kiến thức về huyệt đạo và kỹ thuật bấm huyệt. Bởi việc bấm huyệt sai vị trí, sai cách không những không có tác dụng mà còn gây đau đầu, tê mặt, thậm chí là co giật cơ mặt nhẹ,…
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng phương pháp này.
  • Tuân thủ đúng liệu trình điều trị, bấm huyệt theo chỉ định của bác sĩ, không nên bấm quá lâu hoặc liên tục trên một điểm 
  • Thận trọng khi bấm huyệt nếu có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, đặc biệt là khi váng đầu, hoa mắt, mạch nhanh 
  • Không dùng đầu móng tay hoặc các vật ngọn đến bấm vì dễ gây trầy xước, tổn thương và nhiễm trùng.
  • Không bấm huyệt khi đói hoặc ngay sau khi ăn no
  • Bấm huyệt theo chỉ định của bác sĩ, không nên bấm quá lâu hoặc liên tục trên một điểm vì dễ gây 
  • Chống chỉ định bấm huyệt với các vùng da có tổn thương viêm nhiễm, mụn viêm, sưng tấy, trầy xước, lở loét,… 
  • Nghỉ ngơi sau khi bấm huyệt, hạn chế nói chuyện, ăn uống hay rửa mặt bằng nước lạnh ngay sau khi bấm huyệt.

Bài viết đã giới thiệu các huyệt trên mặt y học cổ truyền cũng như hướng dẫn cách bấm huyệt sao cho đúng và hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về các huyệt trên mặt cũng như các huyệt trên cơ thể y học cổ truyền nói riêng, hãy liên hệ tới hotline 0969.668.152 – 02437.152.152 để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp miễn phí. 

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ