Viêm da dị ứng thời tiết: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Thời tiết thay đổi đột ngột trong thời điểm giao mùa gây ra nhiều tác động tiêu cực với sức khỏe trong đó tình trạng viêm da dị ứng. Bệnh không chỉ nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, phát ban mà còn đến sinh hoạt hàng ngày và khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Với các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay, mụn nước chảy dịch, viêm da dị ứng thời tiết khiến người bệnh mất tập trung trong công việc và học tập, thậm chí làm gián đoạn giấc ngủ. Vì thế mà việc hiểu rõ các căn nguyên, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng tránh vô cùng quan trọng, góp phần bảo vệ làn da và ngăn ngừa bệnh diễn biến phức tạp.
Viêm da dị ứng thời tiết là gì?
Viêm da dị ứng thời tiết là tình trạng da phản ứng với các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm bằng cách gây ra những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn nước,… Đây là bệnh da liễu phổ biến,có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và không có sự khác biệt về giới tính.
Chia sẻ thêm về bệnh lý này, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Quy, Trưởng khoa Da liễu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: ” Cơ thể chúng ta thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 – 30 độ C. Khi có sự thay đổi về nhiệt độ, trung tâm điều nhiệt trên não sẽ giúp cơ thể thích nghi tốt với môi trường sống. Nhưng khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, não bộ sẽ không kịp điều chỉnh để thích nghi, từ đó gây ra các rối loạn trong cơ thể với biểu hiện dễ thấy nhất là da nổi mẩn, mề đay, ngứa, xung huyết,…”
Bệnh viêm da dị ứng thời tiết được chia thành 2 loại chính là:
Viêm da dị ứng do thời tiết nóng
Viêm da dị ứng do thời tiết nóng liên quan đến chức năng hàng rào bảo vệ da và phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thời tiết nóng lên, cơ thể sẽ cố gắng giảm nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Tuy nhiên, lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều kết hợp với vi khuẩn, bụi bẩn sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Hệ quả là da dễ bị kích ứng và nổi mụn. Chưa kể, dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao, hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, khiến da nhạy cảm hơn với các dị nguyên từ môi trường. Điều này gây nên phản ứng viêm, ngứa, và bong tróc da.
Viêm da dị ứng do thời tiết lạnh
Da bình thường có một lớp lipid (chất béo) và protein giúp giữ nước và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Vào mùa lạnh, nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm mạnh, lớp màng bảo vệ da suy yếu khiến quá trình bốc hơi nước trên bề mặt da tăng lên, dẫn đến tình trạng lớp sừng trên bề mặt da khô, nứt nẻ và mất độ đàn hồi. Đây là điều kiện cho các chất gây dị ứng và vi khuẩn xâm nhập vào các lớp sâu hơn của da, từ đó gây ra tình trạng viêm da dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng thời tiết
Dấu hiệu viêm da dị ứng do thời tiết biểu hiện rõ ràng qua các thay đổi trên da, đặc biệt khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại:
- Da khô, ngứa ngáy: Trong tiết trời mùa đông khô lạnh, độ ẩm không khí thấp, những vùng da hở như mặt, tay, chân,.. có biểu hiện khô ráp, bong tróc vảy và ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa nghiêm trọng hơn về ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Khi người bệnh gãi nhiều, vùng da bị tổn thương có thể sưng tấy và đỏ lên.
- Mẩn đỏ: Vùng da bị viêm da dị ứng sẽ xuất hiện các mảng đỏ rải rác. Ở một số người, mẩn đỏ có thể lan rộng, đặc biệt là trên các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, và cánh tay. Da có thể trở nên sưng, nóng khi sờ vào.
- Nổi mề đay khắp cơ thể: Trên cơ thể nổi lên những nốt hoặc mảng da hình tròn nhô cao hơn bề mặt da, có bờ rõ ràng và đi kèm với cảm giác ngứa dữ dội. Các nốt mề đay có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng trong vài giờ, thậm chí chỉ trong vài phút. Mề đay nếu đi kèm với các triệu chứng khó thở, tụt huyết áp nhanh, lơ mơ,.. cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời bởi đây là biểu hiện của sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Nổi mụn nước: Tại vùng da dị ứng xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, dễ chảy dịch kho ma sát hoặc gãi ngứa. Khi nốt mụn vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng da.
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa dị ứng thời tiết có thể xuất hiện tại bất kỳ ví trí nào trên cơ thể song thường gặp nhất tại cánh tay, khuỷu tay, cổ tay,đầu gối và mắt cá chân. Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện khác như:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi (chất dịch trong hoặc nhạt màu)
- Ho, hắt xì hơi
- Mắt đỏ, chảy nước mắt
- Ngứa mắt, miệng, mũi.
Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết
Bệnh viêm da dị ứng thời tiết có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc kết hợp với chăm sóc da đúng cách và điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu cơ địa người bệnh nhạy cảm yếu tố thời tiết. Tình trạng bệnh có thể tái phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Đối với người bệnh viêm da dị ứng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điều trị viêm da dị ứng thời tiết bao gồm:
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm được dùng để giảm viêm, ngứa và ngăn chặn tình trạng bệnh kéo dài. Tuy nhiên đối với các vùng da nhạy cảm như mặt, tay, chân nên sử dụng các loại kem bôi có thành phần chống viêm nhẹ với liều lượng phù hợp để không bị kích ứng và gặp tác dụng phụ.
Thuốc kháng histamin
Mục đích chính khi dùng thuốc điều trị là giảm ngứa, giảm sưng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, từ đó hạn chế tình trạng mất ngủ do ngứa gây ra.
Thuốc kháng sinh
Trường hợp viêm da có biểu hiện nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của tác nhân gây hại, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Trong quá trình điều trị viêm da dị ứng thời tiết, người bệnh cần lưu ý:
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Không được dùng các loại thuốc không kê đơn hoặc ngừng sử dụng thuốc trước thời gian quy định.
- Trong quá trình điều trị, nếu có phản ứng bất thường, cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Với trẻ nhỏ bị viêm da dị ứng, nên cắt móng tay và cho trẻ đeo găng tay mỏng khi ngủ để hạn chế cào gãi vùng da tổn thương. Bên cạnh đó, cần thận trọng lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bởi làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm.
- Giữ vùng da sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng như xà phòng, bột giặt, phấn hoa, mỹ phẩm, mạt bụi, lông động vật,…
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng thời tiết
Để phòng tránh bệnh viêm da dị ứng thời tiết, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định bằng cách giữ ấm khi trời lạnh và làm mát cơ thể khi trời nóng, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa.
- Khi sử dụng điều hoà, không chỉnh nhiệt độ quá thấp so với thời tiết ngoài trời. Nên áp dụng các biện pháp cấp ẩm để hạn chế tình trạng khô da.
- Hạn chế làm việc lâu gay vui chơi dưới thời tiết nắng nóng oi bức hay trong thời tiết giá lạnh, nhiều gió.
- Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài trong thời tiết nắng gắt, hãy bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp, đeo khẩu trang và kính râm.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da từ bên trong. Kết hợp dưỡng ẩm da bên ngoài bằng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính, an toàn cho lan da nhạy cảm nhất.
- Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt giàu vitamin A, B, C, E, omega-3 và các chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh dị ứng.
- Không hút thuốc, không uống đồ uống có cồn như bia, rượu,…Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, thú cưng, mạt mụi nếu có cơ địa dễ dị ứng
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
- Stress có thể là nguyên nhân gây bùng phát viêm da dị ứng. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền định, nghe nhạc, hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng,…
- Sử dụng các sản phẩm tắm gội, bột giặt,… có thành phần thân thiện với làn da. Nếu có làn da nhạy cảm, hạn chế tiếp xúc tối đa để giảm nguy cơ viêm da tiếp xúc dị ứng.
Bằng cách chăm sóc da đúng cách, điều chỉnh lối sống và tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng viêm da dị ứng thời tiết và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách chăm sóc, bảo vệ làn da của mình hiệu quả hơn.