Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? [Bác sĩ tư vấn]

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để nhanh khỏi và dứt điểm là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh đang gặp phiền toái với căn bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi việc lựa chọn đúng loại thuốc không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu mà còn bảo vệ cơ thể khỏi những biến chứng nghiêm trọng. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được các loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và hiệu quả, giúp bạn sớm lấy lại sức khỏe  và sự thoải mái trong cuộc sống.

thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu (UTI) là tình trạng vi khuẩn từ trực tràng xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm trùng toàn bộ hệ thống tiết niệu, bao gồm bàng quang, niệu quản, niệu đạo, và thận. Thông thường, nhiễm trùng thường xảy ra ở đường tiết niệu dưới (gồm bàng quang, niệu đạo) với dấu hiệu điển hình là đi tiểu thường xuyên, tiểu đau buốt, nóng rát, tiểu ra máu,… Những triệu chứng này gây đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn sẽ di chuyển ngược từ bàng quang lên thận và niệu quản, gây viêm thận bể thận, nhiễm trùng thận. Đây là tình trạng sức khoẻ nguy hiểm vì có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn, dẫn đến nhiễm trùng huyết và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, việc điều trị viêm đường tiết niệu sớm và đúng cách vô cùng quan trọng và cần thiết.

Hiện nay phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc kháng sinh và kháng khuẩn. Những loại thuốc này có hiệu quả cao trong việc loại bỏ nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiểu tiện gây ra. Vấn đề viêm đường tiết niệu uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và xem xét tình trạng nhiễm trùng cũng như sức khoẻ và cơ địa người bệnh.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc là phương pháp chủ đạo nhằm loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của nhiễm trùng. Dưới đây là các nhóm thuốc chữa trị viêm đường tiết niệu thường được bác sĩ kê đơn:

Nhóm thuốc kháng sinh dẫn xuất Sulfamid

kháng sinh nhóm Sulfamid

Phổ kháng khuẩn của nhóm kháng sinh này rất rộng, bao gồm trực khuẩn gram dương (+), âm (-) và cầu khuẩn.Cơ chế tác dụng của nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid là ngăn cản quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn bằng cách ức chế enzym và dihydrofolat synthetase tham gia vào quá trình này.

Tuy nhiên, nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid có tỷ lệ kháng thuốc và kháng chéo giữa các Sulfamid cao, khiến tác dụng điều trị giảm đáng kể. Vì thế, các bác sĩ thường dùng Sulfamid kèm theo một số loại kháng sinh khác khi kê đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của thuốc viêm đường tiết niệu

Khi dùng nhóm kháng sinh Sulfamid, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
  • Ảnh hưởng đến thận, gây tiểu ra máu, vô niệu, viêm ống kẽ thận,…
  • Ảnh hưởng đến da liễu, gây bong tróc da, nổi mẩn, mụn nước, bọng nước,…
  • Ảnh hưởng đến máu, gây giảm tiểu cầu, bạch cầu, suy tuỷ,….
  • Ảnh hưởng đến gan, làm tăng nguy cơ ngộ độc, vàng da,…

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid chủ yếu dùng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin, người mắc bệnh suy gan, suy thận nặng hoặc quá mẫn với các nhóm thuốc sulfamid. Ngoài ra, trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú,… không được phép dùng thuốc nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? – Nhóm kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm kháng sinh phổ rộng có khả năng ức chế tổng hợp tế bào vi khuẩn, giúp tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả. Nhóm kháng sinh này được hình thành bằng phương pháp án tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn tương tự như penicillin nên nếu người bệnh mẫn cảm với penicillin, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Mặc dù mang lại hiệu quả khả quan trong việc kiểm soát và đẩy lùi viêm nhiễm nhưng nhóm kháng sinh này có thể gây ra một số tác dụng phụ, điển hình nhất là:

  • Vấn đề về da do phản ứng quá mẫn như: phát ban, nổi mề đay…
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm ruột kết giả mạo,…
  • Vấn đề về máu: suy giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, tan máu…
  • Một số tác dụng phụ khác: đau tại vị trí tiêm, viêm tĩnh mạch huyết khối, nhiễm nấm bội ở miệng và/hoặc âm đạo…

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu – kháng sinh nhóm Cephalosporin có tác dụng hiệu quả trên cả vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Thuốc có thể dùng ở cả đường uống, đường tiêm với liều lượng phù hợp do bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với penicilin
  • Không tiêm vào hoặc gần vị trí động mạch và các dây thần kinh
  • Không dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ IV và dung dịch chứa Ca để truyền tĩnh mạch
  • Trẻ sơ sinh non và trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu

Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon

Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon

Nếu đang băn khoăn chưa biết viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì, hãy cân nhắc đến nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon. Đây là nhóm kháng sinh tổng hợp hoàn toàn, tiêu biểu bởi acid nalidixic và được bổ sung thêm fluor. Nhờ khả năng ức chế sự tổng hợp ADN và ARN của vi khuẩn mà nhóm thuốc Quinolon có vai trò như một loại thuốc diệt khuẩn, trong đó nhóm thuốc thế hệ 1 có công dụng chính là điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu do trực khuẩn gram (-), trừ pseudomonas aeruginosa. Các nhóm kháng sinh thế hệ còn lại thường được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn cần điều trị kéo dài như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương,…

Tác dụng phụ

Khi được chỉ định trong đơn thuốc điều trị viêm đường tiết niệu, nhóm thuốc diệt khuẩn có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu biểu như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau thượng vị, cảm giác nặng bụng…
  • Gây ra các phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Gây dị ứng da như phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy, bong tróc, phồng rộp da,…
  • Gây đau đầu, chóng mặt, co giật hoặc xuất hiện ảo giác

Ảnh hưởng đến xương khớp (đặc biệt là trẻ nhỏ): đau nhức, sưng khớp, mỏi cơ, huỷ hoại mô sụn,…

Hướng dẫn sử dụng

Trong quá trình dùng nhóm thuốc kháng sinh Quinolon điều trị viêm đường tiết niệu, cần thận trọng với những trường hợp sau:

  • Người bệnh mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh lý tại hệ thần kinh trung ương
  • Bệnh nhân đã hoặc đang điều trị bằng glucocorticoid
  • Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 16 tuổi, đối tượng nghiện rượu,….

Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Sau khi xác định được viêm đường tiết niệu uống thuốc gì thì việc nắm được một số lưu ý khi dùng thuốc sẽ đảm bảo kết quả điều trị tối ưu và phòng ngừa các rủi ro không đáng có. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc trị viêm đường tiết niệu:

  • Để biết viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc nam trị viêm đường tiết niệu tại nhà khi chưa có sự cho phép của chuyên gia.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu. Tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thời gian sử dụng, không được tự ý tăng/ giảm liều dùng hay bỏ dở điều trị khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng (nếu có). Điều này giúp bác sĩ kê đơn thuốc viêm đường tiết niệu phù hợp, tránh tình trạng tương tác thuốc gây biến chứng nguy hiểm.
  • Nếu quên uống thuốc, người bệnh nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Người bệnh không được cộng liều hoặc uống bù trong lần uống tiếp theo vì có thể gây ngộ độc do sử dụng quá liều thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngứa ngáy, phát ban,… cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
  • Một số kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Do đó, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ làn da của bạn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường khả năng thải độc. Bên cạnh đó, cần kiêng một số thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, muối, cà phê, rượu bia,… để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Qua nội dung bài viết chia sẻ, bạn đọc đã nắm được viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị viêm đường tiết niệu nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn, dứt điểm bệnh. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại 0969 688 152 – 02437 152 152 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ